ĐỌC: TIẾNG HẠT NẢY MẦM
Câu 1: Cô giáo đã lên trong tâm trí học trò những hình ảnh nào của cuộc sống?
-
A. Con tàu biển buông neo.
- B. Cánh chim sẻ.
- C. Tiếng hạt nảy mầm.
- D. Tiếng mẹ gọi.
Câu 2: Ở khổ thơ thứ nhất, chi tiết nào giúp em nhận ra đây là lớp học của trẻ em khiếm thính?
- A. Mắt sáng, nhìn lên bảng.
-
B. Tay cô cụp mở.
- C. Lớp mươi nụ môi hồng.
- D. Báo tưng bừng thanh âm.
Câu 3: Cái gì vụt qua song?
- A. Con bướm.
- B. Ngón tay.
-
C. Cánh sẻ.
- D. Con sâu.
Câu 4: Chi tiết nào cho thấy các học sinh rất chăm chú?
-
A. Nhìn theo cô mấp máy.
- B. Ai nụ cười rung rung.
- C. Tiếng sớm mai mẹ gọi.
- D. Bật lên từ môi em.
Câu 5: Bài thơ “Tiếng hạt nảy mầm” thuộc thể thơ gì?
- A. Tự do.
- B. Bốn chữ.
- C. Bảy chữ.
-
D. Năm chữ.
Câu 6: Bài thơ của tác giả nào?
- A. Tô Hoài.
-
B. Tô Hà.
- C. Kim Lân.
- D. Tản Đà.
Câu 7: Cô giáo đã lên trong tâm trí học trò những âm thanh nào của cuộc sống?
- A. Nắng vàng ánh ỏi.
- B. Nụ môi hồng.
- C. Ngôi sao mọc rừng chiều.
-
D. Tiếng hạt nảy mầm
Câu 8: Âm thanh nào sau đây không xuất hiện trong bài thơ?
- A. Tiếng xe cộ qua lại.
- B. Tiếng chim sâu hót.
- C. Tiếng tàu.
-
D. Tiếng hót của chim sẻ.
Câu 9: “Bao nghĩ suy vất vả/ Trong mắt người lo toan” thể hiện điều gì?
- A. Thể hiện sự băn khoăn của người lớn.
- B. Thể hiện sự nghĩ suy của các em.
- C. Thể hiện sự vất vả trong việc dạy học.
-
D. Thể hiện sự tâm huyết, lo lắng,, hết lòng vì học sinh của cô giáo.
Câu 10: Theo em, những khó khăn, thiệt thòi của các bạn học sinh trong bài thơ là gì?
-
A. Khó khăn trong việc phát âm, giao tiếp.
- B. Khó khăn trong việc học.
- C. Khó khăn trong việc nhìn lên bảng.
- D. Khó khăn trong việc làm việc nhà.
Câu 11: Những ngón tay của cô đã đem đến cho các em điều gì?
- A. Đem đến cho các em từ những âm thanh quen thuộc hàng ngày.
- B. Đem đến cho các em âm thanh của tiếng hạt nảy mầm.
-
C. Đem đến cho các em từ những âm thanh quen thuộc hàng ngày đến những hình ảnh xa vời mà các em chưa được thấy bao giờ.
- D. Đem đến những hình ảnh xa vời mà các em chưa được thấy bao giờ..
Câu 12: Sự nỗ lực, cố gắng của cô trong bài giảng nhằm mục đích gì?
- A. Giúp các em hiểu bài.
-
B. Để từng âm có nghĩa có thể bật lên từ môi em.
- C. Giúp các em yêu đời, vui tươi hơn.
- D. Giúp các em lạc quan hơn.
Câu 13: Vì sao giờ học của cô cuốn hút được các bạn?
- A. Vì giờ học im ắng.
- B. Vì giờ học rất vui.
-
C. Vì giờ học đã tái hiện lại những âm thanh tươi đẹp của cuộc sống.
- D. Vì giờ học có tiếng chim hót.
Câu 14: Tại sao đôi tay cô cụp mở lại phát ra âm thanh?
- A. Do tay cô phát ra âm thanh.
-
B. Do các bạn tưởng tượng, hình dung ra.
- C. Do tác động của bàn tay.
- D. Do các bạn nghe được âm thanh.
Câu 15: Các bạn nhỏ trong bài đọc có phẩm chất nào đáng để chúng ta học tập theo?
- A. Có sự tự tin, thể hiện cá tính của bản thân.
- B. Sự nhút nhát, không tự tin khi giao tiếp.
- C. Sự năng động, sôi nổi khi tham gia tiết học.
-
D. Có sự nỗ lực, chiến thắng vươn lên hoàn cảnh để đi học.
Câu 16: Các từ dưới đây thuộc loại từ gì?
“cụp mở, vụt, hót, mấp máy”
- A. Danh từ.
- B. Phó từ.
- C. Tính từ.
-
D. Động từ.
Câu 17: Từ in đậm dưới đây được xếp vào loại từ gì?
“Giữa hồn nhiên lớp học
Ai nụ cười rưng rưng.”
-
A. Từ láy.
- B. Từ đơn.
- C. Từ ghép.
- D. Trợ từ.
Câu 18: Việc tạo điều kiện học tập cho các bạn nhỏ khiếm thính sẽ tạo cơ hội gì?
- A. Các bạn sẽ có một nơi để vui chơi.
- B. Các bạn có thể thỏa trí tò mò với thế giới xung quanh.
-
C. Hòa nhập với xã hội, mở ra một tương lai tươi sáng.
- D. Các bạn có thể gặp cô giáo mỗi ngày.