Câu 1: Tại trận Cầu Giấy lần thứ hai, chỉ huy quân Pháp bị tiêu diệt là
- A. Đuy - puy.
-
B. Ri-vi-e.
- C. Gác-ni-ê.
- D. Hác-măng
Câu 2: Vì sao thực dân Pháp dễ dàng chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì?
- A. Lực lượng của ta bố phòng mỏng.
- B. Ta không chuẩn bị vì nghĩ địch không đánh.
- C. Lãnh tụ các cuộc khởi nghĩa bị bắn, bị giết.
-
D. Thái độ do dự và nhu nhược của triều đình Huế.
Câu 3: Thực dân Pháp bắt đầu nổ súng tiến hành xâm lược Việt Nam vào thời gian nào?
- A. 1/8/1858.
- B. 5/8/1858
- C. 25/8/1858
-
D.1/9/1858.
Câu 4: Mục tiêu tấn công đầu tiên của Thực dân Pháp vào nước ta là ở đâu?
- A. Thuận An
- B. Gia Định
-
C. Đà Nẵng
- D.Hà Nội
Câu 5: Triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất vào thời gian nào?
- A. 24/2/1859
- B. 24/2/1861.
-
C. 5/6/1862.
- D.6/5/1862
Câu 6: Đứng đầu phái chủ chiến trong triều đình Huế là ai?
-
A. Vua Hàm Nghi
- B. Tôn Thất Thuyết.
- C. Phan Đình Phùng.
- D. Nguyễn Thiện Thuật.
Câu 7: Câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của tác giả nào?
- A. Trương Định.
- B. Phan Tôn.
- C. Nguyễn Đình Chiểu.
-
D. Nguyễn Trung Trực.
Câu 8: Tại trận Cầu Giấy lần thứ nhất, chỉ huy quân Pháp bị tiêu diệt là ai?
- A. Đuy - puy.
- B. Ri-vi-e.
-
C. Gác-ni-ê.
- D. Hác-măng.
Câu 9:Người chỉ huy cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế là ai?
- A. Vua Hàm Nghi.
-
B. Tôn Thất Thuyết.
- C. Nguyễn Thiện Thuật.
- D. Phan Đình Phùng
Câu 10: Sự kiện đánh dấu mở đầu phong trào Cần vương là sự kiện nào?
- A. Khởi nghĩa Ba Đình bùng nổ.
- B. Khởi nghĩa Bãi Sậy bùng nổ.
- C. Khởi nghĩa Hương Khê bùng nổ.
-
D. “Chiếu Cần vương” được ban bố.
Câu 11: Sau khi chính quyền Na-pô-lê-ông III bị lật đổ, một chính phủ mới của giai cấp tư sản được thành lập, mang tên là
-
A. Chính phủ Vệ quốc.
- B. Chính phủ quốc dân.
- C. Chính phủ lâm thời tư sản.
- D. Chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp.
Câu 12: Ngày 18/3/1871, nhân dân Pa-ri nổi dậy khởi nghĩa chống lại chính phủ Vệ quốc dưới sự lãnh đạo của
- A. Đảng Cộng sản Pháp.
- B. Công xã cách mạng Pa-ri.
- C. chính phủ tư sản lâm thời.
-
D. Ủy ban trung ương Quốc dân quân.
Câu 13: Trước cuộc tấn công xâm lược của quân Phổ, nhân dân Pháp có thái độ như thế nào?
- A. Ủng hộ quân Phổ lật đổ chính phủ tư sản.
-
B. Kiên quyết chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc.
- C. Chấp nhận kí hòa ước đầu hàng quân Phổ.
- D. Phối hợp với chính phủ Vệ quốc để kháng chiến.
Câu 14: Cơ quan cao nhất của Công xã Pa-ri là
-
A. Hội đồng Công xã.
- B. Ủy ban An ninh xã hội.
- C. Ủy ban Quân sự.
- D. Ủy ban Giáo dục.
Câu 15: Các chính sách của Công xã Pari nhằm phục vụ quyền lợi cho đối tượng nào?
-
A. Nhân dân lao động.
- B. Giai cấp tư sản
- C. Quý tộc phong kiến.
- D. Tăng lữ giáo hội.
Câu 16: Trên lĩnh vực kinh tế, Hội đồng Công xã Pa-ri đã ban hành chính sách nào sau đây?
- A. Giáo dục công miễn phí và không dạy giáo lí trong nhà trường.
- B. Giải thể quân đội thường trực, trang bị vũ khí cho dân chúng.
-
C. Tiếp quản các nhà máy và giao cho công nhân kiểm soát.
- D. Giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ.
Câu 17: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bối cảnh ra đời của giai cấp công nhân?
- A. Nông dân bị mất ruộng, phải làm thuê trong các đồn điền, hầm mỏ.
- B. Nhiều nhà máy, công xưởng ở các đô thị mở rộng quy mô sản xuất.
-
C. Xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ.
- D. Cách mạng công nghiệp làm thay đổi căn bản xã hội của các nước tư bản.
Câu 18: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình cảnh của giai cấp công nhân?
- A. Lương lao động thấp.
- B. Thời gian lao động nhiều.
- C. Điều kiện sống và làm việc tồi tàn.
-
D. Phụ nữ và trẻ em được làm các công việc nhẹ.
Câu 19: Tình cảnh giai cấp công nhân Anh là tác phẩm do ai biên soạn?
- A. C. Mác.
-
B. Ph. Ăng-ghen.
- C. V. I. Lê-nin.
- D. G. Rút-xô.
Câu 20: Tổ chức Quốc tế thứ nhất được thành lập vào thời gian nào?
- A. 1844.
- B. 1848.
- C. 1889.
-
D. 1864.