Câu 1: Năm 1888, Phan Đình Phùng trở về Hà Tĩnh, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa?
- Yên Thế
- Lam Sơn
-
Hương Khê
- Nam Kì
Câu 2: Nguyên nhân bùng nổ của phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX là?
- Nhân dân Việt Nam và phái chủ chiến trong triều đình nêu cao ý chí giành lại độc lập dân tộc
- Sau thất bại trong cuộc phản công tại Kinh thành Huế của phái chủ chiến (5/7/1885), Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị)
- Tôn Thất Thuyết thay mặt vua ban dụ Cần vương, kêu gọi toàn dân khởi nghĩa giúp vua cứu nước
-
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 3: Tôn Thất Thuyết thay mặt vua ban dụ Cần vương, kêu gọi toàn dân khởi nghĩa giúp vua cứu nước vào ngày?
- 23/7/1885
-
13/7/1885
- 15/7/1885
- 19/7/1885
Câu 4: Phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX có gì đặc biệt?
- Diễn ra sôi nổi với hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ
- Nổ ra trên phạm vi rộng lớn, nhất là ở Bắc Kì và Trung Kì
-
Cả hai đáp án trên đều đúng
- Đáp án khác
Câu 5: Đặc điểm chung của ba cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê là?
- Làm tiêu hao một bộ phận sinh lực quân Pháp
- Góp phần làm chậm quá trình bình định quân sự của thực dân Pháp ở Việt Nam
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các phong trào đấu tranh yêu nước sau này
-
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 6: Vì sao Hương khê là cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?
- Khởi nghĩa Hương Khê có thời gian tồn tại lâu nhất
- Khởi nghĩa Hương Khê diễn ra trên địa bàn rộng lớn nhất
- Trình độ tổ chức lực lượng của khởi nghĩa Hương Khê rất quy củ
-
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 7: Vũ khí chiến đấu của nghĩa quân Hương Khê có gì đặc biệt?
- Vũ khí chiến đấu của nghĩa quân Hương Khê có sự tiến bộ hơn
- Bên cạnh các loại vũ khí thô sơ như: giáo mác, đại đao,... tướng Cao Thắng còn tổ chức cướp súng giặc
- Nghiên cứu, chế tạo súng trường theo kiểu Pháp trang bị cho nghĩa quân
-
Cẩ ba đáp án trên đều đúng
Câu 8: Phương thức tác chiến của Hương Khê có gì nổi bật?
- Dựa vào địa thế núi rừng hiểm trở để tiến hành chiến tranh du kích
- Dựa vào hệ thống công sự chằng chịt để tiến hành chiến tranh du kích
- Phân tán hoạt động, đánh địch với nhiều hình thức khác, như: công đồn, chặn đường tiếp tế của giặc,....
-
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 9: Cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế có điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương?
- Không chịu sự chi phối của chiếu Cần vương
- Các thủ lĩnh nông dân có uy tín, được nghĩa quân bầu lên.
- Chống lại chính sách cướp bóc, bình định quân sự của Pháp, bảo vệ quê hương,… => chưa đưa ra phương hướng đấu tranh rõ ràng.
-
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 10: Cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế có điểm gì giống so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương?
- Bối cảnh lịch sử: đất nước mất độc lập, nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt ra cấp thiết
- Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp nhân dân, động lực chính là nông dân.
- Khuynh hướng chính trị: là các cuộc đấu tranh yêu nước theo khuynh hướng phong kiến.
-
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 11: Mục tiêu cao nhất của khởi nghĩa Yên Thế và các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương là?
- Đánh đuổi thực dân Pháp
- Giành độc lập dân tộc
-
Cả hai đáp án trên đều đúng
- Đáp án khác
Câu 12: Một số bài học kinh nhiệm có thể rút ra từ sự thất bại của phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế là?
- Tập hợp, đoàn kết các cuộc đấu tranh thành một phong trào chung, rộng lớn và thống nhất trong cả nước.
- Kết hợp nhiều hình thức, phương pháp đấu tranh.
- Tận dụng yếu tố thuận lợi về địa hình để xây dựng căn cứ hoặc tổ chức chiến đấu.
-
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 13: Tại sao lại gọi là "Phong trào Cần vương"?
- Do người kêu gọi tên là Cần vương
-
Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi ban dụ Cần vương, kêu gọi toàn dân khởi nghĩa giúp vua cứu nước
- Phong trào lấy địa danh bắt đầu làm tên
- Đáp án khác
Câu 14: Ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương là?
- Làm tiêu hao một bộ phận sinh lực quân Pháp
- Góp phần làm chậm quá trình bình định Việt Nam của thực dân Pháp
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này
-
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 15: Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương đều?
- Lôi cuốn nhiều các tầng lớp nhân dân tham gia, trong đó đông đảo nhất là nông dân
- Hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang, các nghĩa quân dựa vào địa thế hiểm trở để xây dựng căn cứ chiến đấu
- Kết quả thất bại
-
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 16: Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương đều do ai lãnh đạo?
- Nông dân
-
Văn thân, sĩ phu yêu nước
- Quan lại, quý tộc
- Đáp án khác
Câu 17: Mục tiêu của các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương là?
- Lật đổ chế độ phong kiến
-
Đánh đuổi thực dân Pháp, giành lại nền độc lập dân tộc
- Giảm sự lệ thuộc vào thực dân Pháp
- Cả ba đáp án trên đều sai
Câu 18: Đâu là đặc điểm chung của các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương?
- Mỗi cuộc đấu tranh đều diễn ra với các hình thức giống nhau
-
Là các cuộc đấu tranh yêu nước theo khuynh hướng phát triển, chịu sự chi phối của “chiếu Cần vương”
- Đều do tầng lớp quý tộc lãnh đạo
- Đáp án khác
Câu 19: Khởi nghĩa Hương Khê diễn ra tại?
-
Việt Nam
- Đại Việt
- Đại Ngu
- Đáp án khác
Câu 20: Khởi nghĩa Hương Khê do ai lãnh đạo?
- Phạm Bành và Đinh Công Tráng
- Đinh Gia Quế và Nguyễn Thiện Thuật
-
Phan Đình Phùng và Cao Thắng
- Đáp án khác
Câu 21: Khởi nghĩa nào dưới đây do Đinh Gia Quế và Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo ?
-
Khởi nghĩa Bãi Sậy
- Khởi nghĩa Hương Khê
- Khởi nghĩa Ba Đình
- Đáp án khác
Câu 22: Khởi nghĩa Ba Đình diễn ra ở?
- Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
- Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh
-
Thượng Thọ, Mậu Dịch, Mỹ Khê
- Đáp án khác
Câu 23: Khởi nghĩa Ba Đình do ai lãnh đạo?
- Phạm Bành
- Đinh Công Tráng
-
Cả hai đáp án trên đều đúng
- Đáp án khác
Câu 24: Phong trào nào dưới đây là phong trào đấu tranh yêu nước theo khuynh hướng phong kiến?
- Phong trào Cần vương
- Phong trào nông dân Yên Thế
-
Cả hai đáp án trên đều đúng
- Đáp án khác
Câu 25: Phong trào Cần vương diễn ra vào?
- 1886 - 1890
- 1884 - 1914
- 1883 - 1913
-
1885 - 1896