Câu 1: Từ thế kỉ XVI đến XVIII, tôn giáo nào từng bước suy thoái khi tôn ti trật tự phong kiến không còn được tôn trọng như trước?
-
Nho giáo
- Đạo giáo
- Phật giáo.
- Thiên chúa giáo
Câu 2: Trong các thế kỉ XVI - XVIII, Xung đột kéo dài gây ra tình trạng gì?
- Sản nông nghiệp sa sút nghiêm trọng
- Tình trạng biến ruộng công thành ruộng tư ngày càng phổ biến
- Vua quan không quan tâm đến ruộng đất
-
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 3: Việc giao lưu, buôn bán với nước ngoài được đẩy mạnh đã tạo ra thuận lợi gì?
-
Hình thành nên những trung tâm mua bán sầm uất.
- Phát triển nông nghiệp
- Tạo cơ hội truyền bá văn hóa phương Tây
- Đáp án khác
Câu 4: Sự chuyển biến trên các lĩnh vực văn hóa tôn giáo đã cho thấy điều gì?
- Minh chứng cho tài năng, tư duy sáng tạo và sự lao động miệt mài của người dân
- Minh chứng cho sự giao lưu giữa văn minh Đại Việt với văn minh phương Tây
- Minh chứng cho sự du nhập của các nước phương Tây
-
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 5: Vì sao chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay?
- Số lượng các chữ cái ít nhưng có khả năng ghép chữ linh hoạt, tiện lợi, khoa học
- Dễ đọc, dễ nhớ, dễ ghi chép,… nên có khả năng phổ biến trên diện rộng
- Giúp người Việt dễ dàng tiếp cận với các thành tựu văn minh khác của thế giới
-
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 6: Nghệ thuật biểu diễn nào phát triển ở Đàng Ngoài trong giai đoạn thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII?
-
Hát chèo
- Hát tuồng
- Hí kịch
- Đáp án khác
Câu 7: Khoa học trong giai đoạn từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII có gì nổi bật?
- Sử học: có những công trình tiêu biểu như: Phủ biên tạp lục (Lê Quý Đôn), Ô Châu cận lục (Dương Văn An), Thiên Nam ngữ lục (khuyết danh)...
- Địa lí: có bộ sách Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư của Đỗ Bá
- Khoa học quân sự: có tác phẩm Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ
-
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 8: Văn học trong giai đoạn từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII có gì mới?
- Văn thơ Nôm phát triển mạnh mẽ
- Các tác phẩm tiêu biểu là: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Thượng kinh ký sự,…
- Văn học dân gian cũng phát triển phong phú
-
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 9: Ai là người có công hình thành nên phương cách viết tiếng Việt bằng mẫu tự La-tinh?
- Dương Văn An
- Đào Duy Từ
- Các giáo sĩ phương Tây
-
A-lếch-xăng Đơ-Rốt
Câu 10: Chữ viết trong giai đoạn từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII có gì mới?
- Hình thành nên phương cách viết tiếng Việt bằng mẫu tự La-tinh
- Các giáo sĩ phương Tây dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt
-
Cả hai đáp án trên đều đúng
- Đáp án khác
Câu 11: Vào thế kỉ XVI - XVIII, nước ta có chuyển biến gì về tôn giáo?
- Đạo giáo và Phật giáo có điều kiện phục hồi
- Nho giáo vẫn được nhà nước phong kiến duy trì
- Đầu thế kỉ XVI, Thiên Chúa giáo du nhập và dần gây dựng được ảnh hưởng trong dân chúng
-
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 12: Thương nghiệp thời kì này có những điểm mới nào với giai đoạn lịch sử trước đó (thế kỉ XIV - XV)?
- Chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngoài có quan hệ giao thương với thương nhân nhiều nước trên thế giới
- Xuất hiện nhiều đô thị mới với hoạt động giao thương sầm uất, tấp nập
-
Cả hai đáp án trên đều đúng
- Đáp án khác
Câu 13: Chính sách cướp đoạt ruộng đất, “cưỡng bức trồng trọt” của chính quyền thực dân đã khiến?
- Nông dân ở các nước Đông Nam Á không có ruộng đất để trồng trọt
- Nông dân lâm vào cảnh đói khổ, bần cùng hóa
- Nông dân buộc phải bán sức lao động của mình
-
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 14: Đâu là đô thị hưng khởi ở Đàng ngoài do sự phát triển của thương mại?
- Bến Nghé - Sài Gòn
- Hội An (Quảng Nam)
- Thanh Hà (Thừa Thiên Huế)
-
Kẻ Chợ (Thăng Long)
Câu 15: Ngọai thương trong thế kỉ XVI - XVIII có gì nổi bật?
- Có quan hệ giao thương với thương nhân nhiều nước trên thế giới, như: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Nhật Bản,…
- Trong quá trình giao thương: người Việt bán các sản phẩm: tơ lụa, đường trắng, đồ gốm, lâm sản,... và mua về các mặt hàng như: len dạ, bạc, đồng, vũ khí...
- Thương nhân nhiều nước đã xin lập phố xá, thương điếm để buôn bán lâu dài
-
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 16: Nội thương trong thế kỉ XVI - XVIII có gì nổi bật?
- Hoạt động buôn bán trong dân đã trở nên phổ biến
- Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi
- Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ thường họp theo phiên
-
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 17: Sự phát triển của những làng nghề thủ công đương thời có ý nghĩa tích cực như thế nào?
- Tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo, phong phú và tinh tế
- Thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thương nghiệp
-
Cả hai đáp án trên đều đúng
- Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 18: Đâu là các làng nghề thủ công nổi tiếng trong thế kỉ XVI - XVIII?
- Làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang)
- Bát Tràng (Hà Nội)
- Làng dệt La Khê (Hà Nội),...
-
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 19: Đâu là nét chính về sự phát triển của thủ công nghiệp Đại Việt trong thế kỉ XVI - XVIII?
- Các nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển
- Xuất hiện một số nghề thủ công mới, như: khai mỏ, khắc in bản gỗ, làm đường cát trắng,...
- Một số thợ thủ công lên thành thị, lập phường, vừa sản xuất vừa bán hàng
-
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 20: Sự phát triển nền nông nghiệp trong thế kỉ XVI - XVIII có những điểm tích cực nào?
- Sản xuất nông nghiệp từng bước được phục hồi
- Ở Đàng Trong, sản xuất nông nghiệp phát triển rõ rệt, đặc biệt là ở vùng lưu vực sông Đồng Nai và sông Cửu Long
-
Cả hai đáp án trên đều đúng
- Đáp án khác
Câu 21: Sự phát triển nền nông nghiệp trong thế kỉ XVI - XVIII có những điểm hạn thế nào?
- Sản xuất nông nghiệp sa sút trong thời gian xảy ra các cuộc xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn.
- Tình trạng nông dân bị chấm chiếm ruộng đất có xu hướng gia tăng
-
Cả hai đáp án trên đều đúng
- Đáp án khác
Câu 22: Nét chính về tình hình nông nghiệp Đại Việt ở Đàng trong trong thế kỉ XVI - XVIII là?
- Nông nghiệp phát triển nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, chính sách khuyến khích khai hoang và định cư của chúa Nguyễn
- Sự phát triển của nông nghiệp dẫn đến sự hình thành một tầng lớp địa chủ lớn
- Đất khai hoang vẫn còn nhiều, tình trạng nông dân thiếu ruộng không trầm trọng
-
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 23: Từ cuối thế kỉ XVII, tình hình nông nghiệp Đàng ngoài Đại Việt như thế nào?
-
Tình trạng nông dân thiếu ruộng diễn ra trầm trọng
- Mâu thuẫn giữa các vùng trong cả nước và giữa các nước với nhau
- Kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, ruộng đất bỏ hoang không có người cấy cày
- Nông nghiệp được mùa, nhà nhà no đủ
Câu 24: Sau khi xung đột Nam - Bắc triều nổ ra, tình hình nông nghiệp Đàng ngoài Đại Việt như thế nào?
- Tình trạng nông dân thiếu ruộng diễn ra trầm trọng
- Nông nghiệp mới dần dần ổn định trở lại
-
Kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, ruộng đất bỏ hoang không có người cấy cày
- Nông nghiệp được mùa, nhà nhà no đủ
Câu 25: Trước khi xung đột Nam - Bắc triều nổ ra, tình hình nông nghiệp Đàng ngoài Đại Việt như thế nào?
- Tình trạng nông dân thiếu ruộng diễn ra trầm trọng
- Nông nghiệp mới dần dần ổn định trở lại
- Kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, ruộng đất bỏ hoang không có người cấy cày
-
Nông nghiệp được mùa, nhà nhà no đủ