TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa vào thời gian nào?
- A. Cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.
- B. Vào đầu thế kỉ XIX
- C. Cuối thế kỉ XVIII.
-
D. Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Câu 2: Các công ti độc quyền ở Anh xuất hiện trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là:
-
A. Trong công nghiệp và tài chính.
- B. Trong nông nghiệp.
- C. Trong thương mại.
- D. Trong lĩnh vực ngân hàng.
Câu 3: Diện tích thuộc địa của Pháp đứng hàng thứ mấy so với các nước đế quốc khác?
- A. Thứ nhất.
-
B. Thứ hai.
- C. Thứ ba.
- D. Thứ tư.
Câu 4: Đến những năm cuối thế kỉ XIX, điểm nổi bật nhất của nền công nghiệp Đức là:
- A. Đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
- B. Xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp.
-
C. Vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới (sau Mỹ).
- D. Trở thành nước công nghiệp.
Câu 5: Vì sao trong chính sách đối ngoại, giới cầm quyền Đức lại chủ trương chạy đua vũ trang?
- A. Vì để giành thế đối trọng về sức mạnh quân sự với các nước đế quốc khác.
-
B. Vì Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn các nước trên thế giới đã trở thành thuộc địa của Anh, Pháp,...
- C. Vì Đức muốn trở thành một nước bá chủ thế giới.
- D. Vì giới cầm quyền muốn xây dựng chế độ quân chủ lập hiến.
Câu 6: Vua độc quyền khổng lồ ở Mỹ từ cuối thế kỉ XIX là:
- A. Vua dầu mỏ Rockefeller
- B. Vua thép Mooc Gan
- C. Vua ô tô Ford
-
D. Rockefeller, Mooc Gan, Ford,…
Câu 7: Vào thập kỉ cuối thế kỉ XIX, Mỹ gây chiến với Tây Ban Nha vì:
- A. Tây Ban Nha đe doạ chủ quyền của Mỹ.
- B. Mỹ muốn phô trương sức mạnh của mình.
-
C.Mỹ âm mưu chiếm thuộc địa của Tây Ban Nha.
- D. Mỹ giúp đỡ Cuba và Philippines giành độc lập.
Câu 8: Câu nào sau đây không đúng về sự hình thành chủ nghĩa đế quốc vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
- A. Sự cạnh tranh gay gắt dẫn tới quá trình tập trung sản xuất và tư bản, dần hình thành các công ty độc quyền lớn dưới những hình thức khác nhau như: cartel ở Đức, syndicat ở Pháp, trust ở Mỹ,…
-
B. Sự tập trung sản xuất, tập trung nguồn vốn lớn đã dẫn đến sự hình thành những chính phủ lớn trực tiếp tham gia kinh doanh công nghiệp.
- C. Tầng lớp tư bản tài chính chú trọng hoạt động xuất khẩu tư bản, bao gồm: đầu tư sản xuất, kinh doanh ở các nước thuộc địa và phụ thuộc,…
- D. Sự xuât hiện của các tổ chức độc quyền, sự ra đời của tư bản tài chính, hoạt động xuất khẩu tư bản và tranh giành thuộc địa,… là những dấu hiệu cơ bản đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa đế quốc.
Câu 9: Ý nào sau đây thể hiện chính sách đối nội của nước Đức cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
- A. Đức phát triển nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa, vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới (sau Mỹ).
-
B. Đức là một nước liên bang theo chế độ quân chủ lập hiến.
- C. Giới cầm quyền Đức chủ trương chạy đua vũ trang, dùng vũ lực để chia lại thuộc địa trên thế giới.
- D. Sau khi thống nhất đất nước, quá trình tập trung sản xuất và tư bản diễn ra mạnh mẽ ở Đức, dẫn đến việc hình thành các công ti độc quyền.
Câu 10: Từ cuối thế kỉ XIX, tình hình kinh tế nước Anh như thế nào?
- A. Ở vị trí dẫn đầu thế giới.
- B. Lạc hậu nhất trong các nước tư bản phương Tây.
- C. Ở vị trí thứ ba thế giới, sau Mỹ và Pháp.
-
D. Ở vị trí thứ ba thế giới, sau Mỹ và Đức.
Câu 11: Ý nào không phải là biểu hiện của sự xuất hiện chủ nghĩa đế quốc?
- A. Sự ra đời các công ti độc quyền lớn, lũng đoạn và chi phối nền kinh tế, chính trị và xã hội ở các nước.
- B. Sự dung hợp giữa tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng, hình thành nên tư bản tài chính.
- C. Các nước tư bản đều đẩy mạnh xâm lược, khai thác và bóc lột thuộc địa.
-
D. Sự xuất hiện của giai cấp công nhân.
Câu 12: Nước nào không phải thuộc địa của Anh đầu thế kỉ XX?
- A. Ấn Độ
-
B. Algeria
- C.Nam Phi
- D. Australia
Câu 13: Biểu đồ sau thể hiện diện tích và dân số của đế quốc nào?
- A. Anh
-
B. Pháp
- C. Đức
- D. Mỹ
Câu 14:
Đây là hình ảnh của:
- A. Trung tâm tài chính BNP Paris
-
B.Ngân hàng BNP Paris
- C. Thủ phủ nội các tại Paris
- D. Lầu năm góc ở Washington
Câu 15: Hình ảnh dưới đây mô tả hoạt động gì?
- A. Đế quốc Anh làm chủ con đường biển đến Ấn Độ, Đông Nam Á, Australia và New Zealand.
-
B. Khánh thành kênh đào Suez năm 1869.
- C. Các nước đế quốc kí Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO năm 1895.
- D. Cuộc chiến trên sông giữa Anh và Pháp năm 1904.
Câu 16: Chính sách đối ngoại cơ bản của các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là:
-
A. Tăng cường xâm lược, mở rộng hệ thống thuộc địa.
- B. Hỗ trợ, cho vay, đầu tư vào các nước có tiềm năng.
- C.Thực thi các chính sách phân biệt đối xử với người da đen.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 17: Vì sao trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển với tốc độ nhanh chóng chưa từng thấy?
- A. Đẩy mạnh xâm lược và cướp bóc thuộc địa.
-
B. Áp dụng tiến bộ của nhiều phát minh khoa học, kĩ thuật vào sản xuất.
- C. Các nước cùng hợp tác để phát triển.
- D. Tiến hành các cuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau.
Câu 18: Biểu hiện quan trọng nhất của sự xuất hiện chủ nghĩa đế quốc là:
- A. Xuất hiện giai cấp tư sản và vô sản.
-
B. Sự hình thành các công ti độc quyền dưới các hình thức khác nhau ở các nước.
- C. Các nước tư bản phương Tây đều đẩy mạnh xâm lược, khai thác và bóc lột thuộc địa.
- D. Mâu thuẫn xã hội ở các nước tư bản diễn ra gay gắt.
Câu 19: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến nền kinh tế Pháp phát triển chậm lại vào cuối thế kỉ XIX là gì?
- A. Do các nước tư bản phương Tây phát triển vượt bậc.
-
B. Do hậu quả nặng nề của cuộc Chiến tranh Pháp – Phổ, Pháp phải bồi thường nhiều khoản chiến phí.
- C. Do nông nghiệp ở trong tình trạng sản xuất nhỏ.
- D. Nền Cộng hoà thứ ba ở Pháp được thành lập nhưng thường xuyên xảy ra khủng hoảng nội các.
Câu 20: Câu nào sau đây không đúng khi nói về tình hình kinh tế, chính trị của nước Mỹ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
- A. Mỹ vươn lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. Năm 1894, sản phẩm công nghiệp của Mỹ đã gấp đôi Anh.
- B. Những công ti độc quyền khổng lồ chỉ chuyên sản xuất một loại mặt hàng ra đời như: “vua dầu mỏ” Rockefeller, “vua thép” Mooc Gan, “vua ô tô” Ford,...
-
C.Do tập trung phát triển công nghiệp nên sản xuất nông nghiệp của Mỹ bị hạn chế; lương thực, thực phẩm chủ yếu phải nhập khẩu từ châu Âu.
- D. Hai đảng Cộng hoà và Dân chủ thay nhau nắm quyền ở Mỹ, đều thi hành các chính sách phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản.