Câu 1: Tác giả của văn bản "Con hổ có nghĩa" là ai?
- A. Vũ Bằng
-
B. Vũ Trinh
- C. Ngô Tất Tố
- D. Hoài Thanh
Câu 2: Năm sinh, năm mất của tác giả văn bản "Con hổ có nghĩa" là:
-
A. 1759 - 1828
- B. 1756 - 1893
- C. 1740 - 1847
- D. 1730 - 1812
Câu 3: Truyện Con hổ có nghĩa thuộc thể loại:
- A. Truyện cổ tích dân gian Việt Nam.
-
B. Truyện Trung đại Việt Nam.
- C. Truyện cười dân gian Việt Nam.
- D. Truyện ngụ ngôn.
Câu 4: Trong truyện Con hổ có nghĩa, tại sao con hổ lại cõng bà đỡ Trần đi?
- A. Vì con hổ muốn ăn thịt bà đỡ Trần.
- B. Vì con hổ muốn bà đỡ Trần vào rừng sâu sinh sống.
- C. Vì có một người ở trong rừng cần sự giúp đỡ của bà đỡ Trần.
-
D. Vì con hổ muốn bà đỡ Trần đỡ đẻ giúp cho vợ nó.
Câu 5: Truyện Con hổ có nghĩa đã:
-
A. Mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người.
- B. Mượn chuyện con người để nói chuyện con người.
- C. Mượn chuyện loài vật để nói chuyện loài vật.
- D. Mượn chuyện con người để nói chuyện loài vật.
Câu 6: Sau đó con hổ đã trả nghĩa bà đỡ Trần như thế nào?
-
A. Hổ đực tặng bà đỡ một thỏi bạc.
- B. Hai vợ chồng hổ thường mang tặng bà đỡ một vài con nai.
- C. Hổ đực dẫn bà đỡ ra khỏi rừng.
- D. Hổ đực tặng bà đỡ một thùng vàng to.
Câu 7: Truyện Con hổ có nghĩa là loại truyện:
- A. Có thật.
- B. Vừa có thật, vừa hư cấu.
-
C. Hư cấu.
- D. Miêu tả.
Câu 8: Vật con hổ tặng đã giúp được gì cho bà đỡ?
- A. Chữa khỏi bệnh cho con bà đỡ.
- B. Giúp bà sắm một số vật dụng trong nhà.
-
C. Giúp bà cầm cự qua một năm mất mùa, đói kém.
- D. Giúp bà làm nghề tốt hơn.
Câu 9: Ý nghĩa của truyện Con hổ có nghĩa là gì?
- A. Đề cao tính thông minh của loài vật.
- B. Đề cao tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước.
-
C. Đề cao ân nghĩa, trọng đạo làm người.
- D. Khuyên con người phải biết quý trọng và thương yêu loài vật.
Câu 10: Thủ pháp nghệ thuật cơ bản nào bao trùm truyện Con hổ có nghĩa ?
- A. Hoán dụ
- B. Ẩn dụ
-
C. Nhân hóa ,ẩn dụ
- D. Nhân hóa ,hoán dụ
Câu 11: Chi tiết nào không nói lên cái nghĩa của con hổ thứ hai?
- A. Bác tiều phu cho tay móc xương trong họng hổ
-
B. Hổ thường xuyên mang thú bắt được tới nhà bác tiều
- C. Hổ đến mộ bác tiều phu gầm lên
- D. Nhớ ngày dỗ của bác, hổ mang dê hoặc lợn tới
Câu 12: Lúc bị hổ tha đi, cảm xúc của bà đỡ như thế nào?
-
A. Sợ chết khiếp
- B. Lo lắng
- C. Bình tĩnh
- D. Vui vẻ
Câu 13: Văn bản "Con hổ có nghĩa" là truyện thứ mấy trong "Lan Trì kiến văn lục"?
- A. Thứ nhất
- B. Thứ ba
- C. Thứ sáu
-
D. Thứ tám
Câu 14: Truyện Con hổ có nghĩa khuyên chúng ta điều gì?
- A. Sống phải biết yêu thương và quan tâm lẫn nhau.
-
B. Trong cuộc sống cần đề cao ân nghĩa, coi trọng đạo làm người.
- C. Biết quý trọng những ai đã có công sinh thành và nuôi dưỡng mình.
- D. Phải biết ơn thầy cô, cha mẹ, ông bà
Câu 15: "Lan Trì kiến văn lục" được viết bằng chữ gì?
-
A. Hán
- B. Nôm
- C. Anh
- D. Pháp
Câu 16: Nhận xét sai lầm về truyện con hổ có nghĩa?
- A. Truyện có nhiều tình tiết li kì
-
B. Truyện mượn hình ảnh con vật, nói về con người
- C. Truyện sử dụng những thủ pháp quen thuộc của truyện cười
- D. Truyện thể hiện tình người lao động với loài vật
Câu 17: Truyện Con hổ có nghĩa đề cao triết lí sống nào ?
-
A. Tri ân trọng nghĩa .
- B. Dũng cảm.
- C. Không tham lam .
- D. Giúp đỡ người khác .
Câu 18: Bà đỡ tên là gì?
-
A. Bà đỡ Trần
- B. Bà đỡ Nguyễn
- C. Bà đỡ Tiêu
- D. Bà đỡ Vương
Câu 19: Ta cảm nhận được điều gì về tiếng gầm của con hổ thứ nhất?
-
A. Đó là một lời chào tạm biệt tới ân nhân đang ở khoảng cách khá xa.
- B. Đó là một sự gào thét trong vô vọng, muốn tìm một ai đến để giúp đỡ.
- C. Hổ muốn cho thấy mình là chúa sơn lâm.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 20: Chi tiết thể hiện sự có nghĩa của con hổ thứ nhất?
- A. Hổ đực cầm tay và bà đỡ nhìn hổ cái và khóc
- B. Hổ đực đùa giỡn với hổ con mới sinh ra
- C. Bà đỡ Trần đỡ đẻ cho hổ
-
D. Hổ đực tặng bạc cho bà đỡ Trần