Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 3 Văn bản đọc Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài 3 Văn bản đọc Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ phần 2- sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Tác giả văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” là ai?

  • A. Phùng Quán
  • B. Đoàn Giỏi
  • C. Nguyễn Ngọc Thuần
  • D. Tô Hoài

Câu 2: Nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần sinh năm bao nhiêu?

  • A. 1970
  • B. 1971
  • C. 1972
  • D. 1973

Câu 3: Tác giả văn bản quê ở đâu?

  • A. Hà Nội
  • B. Nam Định
  • C. Thái Bình
  • D. Bình Thuận

Câu 4: Phong cách sáng tác của tác giả?

  • A. Mạnh mẽ, hào hùng
  • B. Tràn đầy tình yêu thiên thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.
  • C. Mang một vẻ đến một thế giới trong trẻo, tươi mới, ấm áp, đầy chất thơ.
  • D. Tất cả những ý trên đều sai.

Câu 5: Ý nào dưới đây là tác phẩm của tác giả Nguyễn Ngọc Thuần?

  • A. Một thiên nằm mộng
  • B. Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ
  • C. Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 6: Văn bản “Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ” được kể bằng ngôi thứ mấy?

  • A. Ngôi thứ nhất
  • B. Ngôi thứ hai
  • C. Ngôi thứ ba
  • D. Ngôi kể thay đổi linh hoạt

Câu 7: Có thể chia văn bản thành mấy phần?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 8: Nội dung phần đầu của tác phẩm là:

  • A. Bố dạy nhân vật tôi cách đón nhận tình cảm, trân trọng thế giới xung quanh
  • B. Bố dạy nhân vật tôi cách nhắm mắt đoán hoa trong vườn
  • C. Bố dạy nhân vật tôi cách chăm bón các loại hoa
  • D. Bố dạy nhân vật tôi cách cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên qua tất cả các giác quan

Câu 9: Nội dung phần cuối của tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là:

  • A. Bố dạy nhân vật tôi cách đón nhận tình cảm, trân trọng thế giới xung quanh
  • B. Bố dạy nhân vật tôi cách nhắm mắt đoán hoa trong vườn
  • C. Bố dạy nhân vật tôi cách chăm bón các loại hoa
  • D. Bố dạy nhân vật tôi cách cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên qua tất cả các giác quan

Câu 10: Tính cách nhân vật người bố trong bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ:

  • A. Kiên nhẫn dậy con; gần gũi, chia sẻ nhiều cảm xúc, suy nghĩ với con; coi con là món quà quý giá nhất của cuộc đời.
  • B. Thích trồng hoa, biết lắng nghe tiếng nói của khu vườn, nhịp sống của thiên nhiên.
  • C. Người bố rất yêu thương con, luôn quan tâm và gần gũi với con, có tâm hồn phong phú, sâu sắc, trái tim nhân hậu.
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 11: Những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về bố trong bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ:  

  • A. Đón nhận từng cử chỉ chăm sóc của bố với lòng biết ơn
  • B. Yêu quý, gần gũi với bố
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai

Câu 12: Những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về Tí trong bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ:

  • A. Coi Tí là người bạn thân nhất.
  • B. Thấy tên bạn Tí đẹp và hay hơn mọi âm thanh, thích gọi bạn để được nghe cái tên ấy vang lên.
  • C. Sẵn sàng chia sẻ với bạn bí mật ngọt ngào, hạnh phúc của hai bố con.
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 13: Bí mật ngọt ngào, hạnh phúc khi vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ mà nhân vật “tôi” đã phát hiện được là gì?

  • A. Mùi hương của những loài hoa đang nở trong khu vườn.
  • B. Tiếng bước chân.
  • C. Không chỉ thấy những bông hoa thơm mà còn nhìn thấy cả bông hông ngay trong đêm tối.
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 14: Nhận định sau là đúng hay sai: Những bí mật ngọt ngào đã mang lại niềm vui, hạnh phúc cho cuộc sống hằng ngày và làm giàu có tâm hồn của nhân vật “tôi”.

  • A. Đúng 
  • B. Sai

Câu 15: Nhận định sau là đúng hay sai:

Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến chúng ta qua câu văn “những bông hoa chính là người đưa đường” là: “Thế giới” chính là những điều thân thuộc, gần gũi với chính mình. Khi nhắm mắt lại và cảm nhận bằng mọi thứ bằng mọi giác quan, bạn sẽ thấy con đường đi của riêng mình.

  • A. Đúng 
  • B. Sai

Câu 16: Để nhận vị trí từ tiếng kêu cứu của Tí, nhân vật “tôi” đã sử dụng giác quan gì?

  • A. Xúc giác
  • B. Thị giác
  • C. Thính giác
  • D. Khứu giác

Câu 17:  Trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, câu đố “Ngửi hoa và đoán tên loại hoa” liên quan đến giác quan nào?

  • A. Xúc giác
  • B. Thị giác
  • C. Khứu giác
  • D. Thính giác

Câu 18: Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ đã kể lại trò chơi của những ai trong câu chuyện?

  • A. Hai bố con và hai chú cháu
  • B. Hai mẹ con và hai bố con
  • C. Hai người bạn và hai anh em
  • D. Hai bà cháu

Câu 19: Chi tiết nào dưới đây không phải chi tiết  tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật "tôi" về bố và bạn Tí?

  • A. Thích gọi tên thằng Tí và gọi tên bố chỉ để nghe âm thanh.
  • B. Chạm vào bố và la lên: "A! Món quà của tui đây rồi. Ôi cái món quà này bự quá!"
  • C. Nó là thằng Tí, con bà Sáu.
  • D. Chỉ cho mình thằng Tí biết bí mật sao có thể đoán trúng âm thanh phát ra từ đâu.

Câu 20: Vì sao nhân vật "tôi" thích gọi tên bạn Tí và bố?

  • A. vì nhân vật tôi thích như vậy
  • B. vì nhân vật tôi cùng gia đình với Tí
  • C. vì nhân vật "tôi" rất thân với Tí và bố
  • D. không vì lí do gì cả

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.