NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã có hành động gì?
-
A. Cử người sang giảng hòa với nhà Nam Hán
-
B. Tiếp tục dẹp loạn 12 sứ quân.
-
C. Xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa
-
D. Lên ngôi vua và dời đô về Hoa Lư
Câu 2: Mục đích chính của Lý Thường Kiệt trong cuộc tấn công sang đất Tống cuối năm 1075 là :
-
A. Đánh vào cơ quan đầu nào của quân Tống.
-
B. Đánh vào nơi tập trung lương thực và khí giới để chuẩn bị đánh Đại Việt.
-
C. Đánh vào khu vực đông dân để tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.
-
D. Đòi lại phần đất đã mất do bị nhà Tống chiếm.
Câu 3: Ý nào không phản ánh bối cảnh thành lập nhà Trần đầu thế kỉ XIII?
-
A. thành lập trong bối cảnh nhà Lý suy yếu
-
B. thế lực họ Trần lớn mạnh trong triều đinh
-
C. Lý Chiêu Hoàng kết hôn với Trần Cảnh và nhường ngôi cho chồng
-
D. Trần Thủ độ tiến hành đảo chính, đưa Trần Cảnh lên ngôi
Câu 4: Hồ Quý Ly lấy vùng nào làm trung tâm phòng ngự chống lại quân Minh?
-
A. Đa Bang (Ba Vì, Hà Tây)
-
B. Đông Đô (Thăng Long)
-
C. Sông Nhị (Sông Hồng)
-
D. Tất cả các vùng trên
Câu 5: Ba đạo quân Lam Sơn tiến quân ra Bác không nhằm thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?
-
A. Tiến sâu vào vùng chiếm đóng của địch
-
B. Giải phóng miền Bắc, tiến sâu vào lãnh thổ Trung Hoa
-
C. Cùng nhân dân bao vây đồn địch, giải phóng đất đai
-
D. Chặn đường tiếp viện của quân Minh từ Trung Quốc sang
Câu 6: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta thời Lý - Trần có điểm gì khác biệt với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
-
A. Là cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc
-
B. Là cuộc khởi nghĩa giành độc lập dân tộc
-
C. Là cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc
-
D. Là cuộc khởi nghĩa bảo vệ độc lập dân tộc
Câu 7: Lê Thánh Tông tên là gì? Sinh ngày tháng năm nào?
-
A. Tên là Tư Thành. Sinh ngày 25.8.1442
-
B. Tên là Lê Nguyễn Long. Sinh ngày 26.9.1442
-
C. Tên là Bang Cơ. Sinh ngày 18.8.1443
-
D. Tên là Lê Tuấn. Sinh ngày 25.8.1442
Câu 8: So với Văn Lang – Âu Lạc, kinh tế của quốc gia cổ Cham-pa có điểm gì khác biệt?
-
A. Phát triển khai thác lâm thổ sản và xây dựng đền tháp.
-
B. Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước sử dụng sức kéo trâu bò.
-
C. Chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công và đánh cá.
-
D. Đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh.
Câu 9: Điểm khác về văn hóa của cư dân Văn Lang – Âu Lạc so với cư dân Cham-pa là
-
A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Hinđu giáo và Phật giáo.
-
B. Sự du nhập mạnh mẽ của Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa.
-
C. Phổ biến tín ngưỡng sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc
-
D. Sáng tạo chữ viết riêng dựa trên chữ Phạn của người Ấn Độ.
Câu 10: Ngô Sĩ Liên là sử thần thời Lê sơ, ông đã biên soạn bộ sử nào?
-
A. Đại Việt sử ký
-
B. Đại Việt sử ký toàn thư
-
C. Sử ký tục biên
-
D. Khâm định Việt sử thông giám cương mục
Câu 11: Nội dung văn thơ thời Lê sơ có đặc điểm gì?
-
A. Thể hiện lòng yêu nước sâu sắc
-
B. Thể hiện lòng tự hào dân tộc
-
C. Phản ánh khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc
-
D. Tất cả câu trên đúng
Câu 12: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
-
A. Nhân dân ta có tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất, đoàn kết chiến đấu.
-
B. Quân Minh gặp khó khăn trong nước phải tạm dừng cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt.
-
C. Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, bộ chỉ huy tài giỏi.
-
D. Biết dựa vào nhân dân để phát triển từ cuộc khởi nghĩa thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Câu 13: Nguyên nhân bùng nổ của các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV?
-
A. Do chính sách thống trị và bóc lột tàn bạo của quân Minh
-
B. Phủ Trần Diệt Hồ
-
C. Nhà Minh đồng hóa dân tộc ta
-
D. Nhà Minh bắt nhân dân ta theo phong tục của Trung Quốc
Câu 14: Ai là người đã cải trang làm Lê Lợi, phá vòng vây của quân Minh cứu chúa?
-
A. Lê Lai
-
B. Lê Ngân
-
C. Trần Nguyên Hãn
-
D. Lê Sát
Câu 15: Xã hội Cham-pa bao gồm các tầng lớp nào?
-
A. vua, quý tộc, dân tự do, nô tì.
-
B. quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc, nô lệ.
-
C. vua, quý tộc, nông dân lĩnh canh, nô lệ.
-
D. quý tộc, dân tự do, nông dân lĩnh canh, nô lệ.
Câu 16: Biểu hiện nào sau đây không thuộc đặc điểm về chính trị của Cham-pa?
-
A. Vua nắm mọi quyền hành về chính trị, kinh tế, tôn giáo.
-
B. Cả nước chia thành 4 khu vực hành chính lớn.
-
C. Giúp việc cho vua có Tể tướng và các đại thần.
-
D. Cả nước chia thành 15 bộ do Tể tướng đứng đầu.
Câu 17: Đại Việt sử kí toàn thư là tác phẩm của ai?
-
A. Ngô Sĩ Liên
-
B. Lê Văn Hưu
-
C. Ngô Thì Nhậm
-
D. Nguyễn Trãi
Câu 18: Tác phẩm địa lí Đại Việt của Nguyễn Trãi có tên gọi là gì?
-
A. Nhất thống dư địa chỉ
-
B. Dư địa chí
-
C. Hồng Đức bản đồ
-
D. An Nam hình thăng đồ
Câu 19: Tên tác phẩm nổi tiếng về y học thời Lê sơ là gì?
-
A. Bản thảo thực vật toát yếu
-
B. Hải Thượng y tông tâm lĩnh
-
C. Phủ Biên tạp lục
-
D. Bản thảo cương mục
Câu 20: Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?
-
A. Nội bộ triều đình mâu thuẫn sau khi Đinh Tiên Hoàng mất.
-
B. Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ, nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta.
-
C. Thế lực Lê Hoàn mạnh, ép vua Đinh Nhường ngôi.
-
D. Đinh Tiên Hoàng mất, quan lại trong triều đình ủng hộ Lê Hoàn lên ngôi.
Câu 21: Triều đình trung ương thời Tiền Lê được tổ chức như thế nào?
-
A. Vua đứng đầu, giúp vua có quan văn, võ.
-
B. Vua nắm chính quyền và chỉ huy quân đội.
-
C. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có các con vua.
-
D. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có Thái sư và Đại sư.
Câu 22: Trận đánh lớn nhất trong cuộ kháng chiếng chống Tống của nhà Lê là:
-
A. Trận Chi Lăng.
-
B. Trận Đồ Lỗ
-
C. Trận Bạch Đằng
-
D. Trận Lục Đầu.
Câu 23: Ý nào sau đây không phải ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời tiền Lê?
-
A. Biểu thị ý quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân ta.
-
B. Làm cho nhà Tống và cách triều đại phong kiến sau này của Trung Quốc không dám xâm lược nước ta một lần nữa.
-
C. Chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của nước Đại Cồ Việt.
-
D. Quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, củng cố vững chắc nền độc lập, tự chủ.
Câu 24: Tình hình bang giao Việt – Tống dưới thời tiền Lê như thế nào?
-
A. Nhà Tống vẫn tiếp tục gây hấn, cho quân xâm lược Đại Cồ Việt.
-
B. Nhà tiền Lê cắt đứt quan hệ bang gia với nhà Tống.
-
C. Quan hệ bang giao Việt – Tống nhìn chung tốt đẹp, hòa hảo.
-
D. Nhà Tống phải kiên nể, thần phục Đại Cồ Việt.
Câu 25: Đơn vị hành chính cấp địa phương từ thấp đến cao thời tiền Lê là:
-
A. Châu – Phủ - Lộ
-
B. Phủ - Huyện – Châu
-
C. Châu – huyện – xã
-
D. Lộ - Phủ - Châu
Câu 26: Giữa lúc quân Tống đang rơi vào tình thế khó khăn, tuyệt vọng, Lý Thường Kiệt đã có hành động gì?
-
A. Chủ động đề nghị “giảng hòa”.
-
B. Tổng tiến công để tiêu diệt kẻ thù và buộc chúng phải kí hàng ước.
-
C. Tổ chức một trận quyết chiến chiến lược để tiêu diệt kẻ thù.
-
D. Đề nghị “giảng hòa” củng cố lực lượng, chờ thời cơ phản công tiêu diệt kẻ thù.
Câu 27: Cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) giành thắng lợi không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?
-
A. Nhà Lý đã đưa ra được đường lối đánh giặc đúng đắn, sáng tạo
-
B. Nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng với kẻ thù
-
C. Nhà Tống đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, tiềm lực suy giảm
-
D. Sự đoàn kết giữa Đại Việt và Champa trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung
Câu 28: Cách thức kết thúc chiến tranh bằng con đường hòa bình của Lý Thường Kiệt không mang lại ý nghĩa nào sau đây?
-
A. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước.
-
B. Thể hiện thiện chí hòa bình, tinh thần nhân đạo của Đại Việt.
-
C. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh, hạn chế thương vong.
-
D. Nâng cao vị thế của nhà Lý đối với nhà Tống.
Câu 29: Những vị tướng dân tộc thiểu số tiêu biểu, có đóng góp lớn trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) là
-
A. Hà Bổng, Hà Trương.
-
B. Tông Đản, Thân Cảnh Phúc.
-
C. Hoài Trung Hầu, Dương Cảnh Thông.
-
D. Hà Thiện Lãm, Dương Tự Minh.
Câu 30: Thời Trần chia nước ta làm bao nhiêu lộ, đứng đầu mỗi lộ là ai?
-
A. 12 lộ - đứng đầu mỗi lộ là chánh, phó An phủ sứ
-
B. 14 lộ - đứng đầu mỗi lộ là chánh, phó Tôn nhân phu
-
C. 16 lộ - đứng đầu mỗi lộ là chánh, phó Đồn điền sứ
-
D. 10 lộ - đứng đầu mỗi lộ là chánh, phó Quốc sứ kiện
Câu 31: Tình hình thương nghiệp nước ta dưới thời Trần như thế nào?
-
A. Nhà nước cấm buôn bán, họp chợ.
-
B. Buôn bán trong nước phát triển, buôn bán với nước ngoài chưa hình thành.
-
C. Buôn bán trong nước và với nước ngoài đều phát triển.
-
D. Nhà nước khuyến khích họp chợ nhưng hạn chế ngoại thương.
Câu 32: Nội dung nào sau đây không thuộc chính sách phát triển nông nghiệp dưới thời Trần?
-
A. đẩy mạnh công cuộc khai khẩn đất hoang mở rộng diện tích
-
B. cho đắp đê Đỉnh Nhĩ
-
C. đặt chứ Hà đê sứ để trông coi, đốc thúc việc đắp đê
-
D. ban hành phép quân điền
Câu 33: Trần Cảnh lên ngôi vua lúc bao nhiêu tuổi?
-
A. 10 tuổi
-
B. 12 tuổi
-
C. 6 Tuổi
-
D. 8 tuổi
Câu 34: Có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần so với các triều đại trước?
-
A. được tổ chức quy củ, đầy đủ hơn, quyền lực tập trung lớn vào tay nhà vua, quý tộc Trần nắm giữ hầu hết những vị trí trong triều đình.
-
B. được hoàn thiện, quyền lực tập trung toàn bộ vào tay nhà vua
-
C. vẫn còn đơn giản, quyền lực của nhà vua bị hạn chế
-
D. được tổ chức quy củ hơn, đội ngũ quan lại chủ yếu được tuyển chọn qua con đường thi cử
Câu 35: Quân đội nhà Trần đã mở cuộc phản công lớn đánh quân Mông Cổ tại đâu?
-
a. Quy Hoá.
-
b. Đông Bộ Đầu.
-
c. Chương Dương.
-
d. Hàm Tử.
Câu 36: Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”. Đó là câu nói của ai?
-
a. Trần Quốc Tuấn.
-
b. Trần Bình Trọng.
-
c. Trần Quốc Toản.
-
d. Trần Thủ Độ.
Câu 37: Ngày 29 - 1 - 1258, ghi vào lịch sử chống quân Mông Cổ của dân tộc ta, đó là ngày gì?
-
a. Quân Mông Cổ bị đánh ở Đông Bộ Đầu.
-
b. Quân Mông Cô thua trận, phải rời khỏi Thăng Long.
-
c. Quân Mông Cô gặp khó khăn ở Thăng Long.
-
d. Quân Mông Cổ bị đánh ở Vạn Kiếp.
Câu 38: Tại Bình Lệ Quyên, trước thế giặc mạnh, vua Trần đã có quyết định như thế nào?
-
A. Lui quân để bảo toàn lực lượng
-
B. Dâng biểu xin hàng
-
C. Cho sứ giả sang cầu hòa, vừa chuẩn bị lực lượng phản công
-
D. Dốc toàn lực phản công
Câu 39: Biểu hiện nào sau đây không thuộc đặc điểm về chính trị của Cham-pa?
-
A. Vua nắm mọi quyền hành về chính trị, kinh tế, tôn giáo.
-
B. Cả nước chia thành 4 khu vực hành chính lớn.
-
C. Giúp việc cho vua có Tể tướng và các đại thần.
-
D. Cả nước chia thành 15 bộ do Tể tướng đứng đầu.
Câu 40: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống câu sau đây: “Nghe tin hai đạo viện binh Liễu Thăng, Mộc Thanh bị tiêu diệt hoàn toàn, Vương Thông ở …. (1)… vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hòa và chấp nhận ….(2)…. Để được an toàn rút quân về nước””.
-
A. 1) Đông Quan 2) Đầu hàng không điều kiện
-
B. 1) Chi Lăng 2) thua đau
-
C. 1) Đông Quan 2) Mở hội thề Đông Quan
-
D. 1) Xương Giang 2) Mở hội thề Đông Quan