Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo học kì II (P4)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khi đến cư trú tại những vùng đất mới ở phía nam, người Việt đã có thái độ như thế nào với tín ngưỡng của người Chăm?

  • A. Bài trừ tuyệt đối các tín ngưỡng, phong tục của người Chăm.

  • B. Tôn trọng nhưng không tiếp thu tín ngưỡng của người Chăm.

  • C. Không có sự giao lưu văn hóa với cộng đồng người Chăm.

  • D. Tôn trọng và tiếp thu những tín ngưỡng của người Chăm.

Câu 2: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ?... Nếu ngươi dám đem một thước một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải chu di”. Lời căn dặn trên vua Lê Thánh Tông phản ánh điều gì?

  • A. Quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nhà Lê.
  • B. Chính sách ngoại giao mềm dẻo của triều Lê sơ.

  • C. Quyết tâm gìn giữ nền độc lập dân tộc của nhà Lê.

  • D. Chính sách đại đoàn kết dân tộc của nhà Lê sơ.

Câu 3: Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động và Chi Lăng - Xương Giang của nghĩa quân Lam Sơn có điểm giống nhau trong cách đánh quân Minh?

  • A. Chủ động vây hãm thành trì và tiêu diệt viện binh của quân Minh.

  • B. Tấn công trực diện vào các căn cứ, doanh trại của quân Minh.

  • C. Bố trí mai phục, tấn công khi quân Minh rơi vào trận địa.
  • D. Vờ hòa hoãn, lợi dụng quân Minh sơ hở để phản công.

Câu 4: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhận thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược?

  • A. Không xây dựng thành lũy kiên cố, không có tướng tài.
  • B. Không đề ra được đường lối kháng chiến đúng đắn.

  • C. Không xây dựng được khối đoàn kết toàn dân.

  • D. Quá chú trọng xây dựng phòng tuyến quân sự và quân đội chính quy.

Câu 5: Nhân dân Thăng Long thực hiện chủ trương của vua nhà Trần như thế nào khi quân Mông Cô vào Thăng Long?

  • A. Kiên quyết chống trả để bảo vệ Thăng Long.

  • B. “Vườn không nhà trống”.
  • C. Cho người già, phụ nữ, trẻ con đi sơ tán.

  • D. Câu b và c đúng

Câu 6: Bộ quốc sử đầu tiên của Đại Việt là

  • A. Đại Việt sử kí.
  • B. Đại Nam thực lục.

  • C. Đại Việt sử kí toàn thư.

  • D. Đại Việt sử lược

Câu 7: Năm 1070, vua Lý Thánh Tông đã

  • A. cho xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long.
  • B. đổi tên nước thành Đại Việt.

  • C. cho ban hành bộ luật Hình thư.

  • D. cho mở khoa thi đầu tiên để chọn nhân tài.

Câu 8: Lê Hoàn lên ngôi vua lập ra nhà Tiền Lê trong hoàn cảnh như thế nào?

  • A. Đất nước đang trong tình trạng phân liệt, “loạn 12 sứ quân”.

  • B. Đất nước thanh bình, thịnh trị; kinh tế phát triển, xã hội ổn định.

  • C. Nhà Tống hoàn thành cuộc xâm lược và đặt ách cai trị ở Đại Cồ Việt.

  • D. Nhà Đinh suy yếu, vua mới còn nhỏ tuổi, quân Tống lăm le xâm lược.

Câu 9: Sau khi lên ngôi, Ngô Quyền chọn địa phương nào làm kinh đô?

  • A. Hoa Lư.

  • B. Cổ Loa.
  • C. Phong Châu.

  • D. Phú Xuân.

Câu 10: Kinh đô của nhà nước Đại Cồ Việt được đặt ở

  • A. Hoa Lư.

  • B. Cổ Loa.
  • C. Phong Châu.

  • D. Phú Xuân.

Câu 11: Nhà Tống lợi dụng cơ hội nào để lăm le xâm lược Đại Cồ Việt?

  • A. Đại Cồ Việt đang rơi vào tình trạng “loạn 12 sứ quân”.

  • B. Đất nước rối ren, Lê Hoàn đảo chính lật đổ nhà Đinh.

  • C. Triều Đinh lục đục, chia rẽ; vua Đinh Toàn còn nhỏ tuổi.
  • D. Triều đình suy tôn Lê Hoàn lên ngôi vua thay cho vua Đinh.

Câu 12: Công trình kiến trúc nổi tiếng của nhân dân Đại Việt dưới thời Lý là

  • A. chùa Diên Hựu.
  • B. thành Tây Đô.
  • C. chùa Thiên Mụ.
  • D. thành Phú Xuân.

Câu 13: Nội dung sau đây cho thấy nhà Lý chú trọng đến việc phát triển giáo dục?

  • A. Quy định rõ ràng thể lệ, thời gian thi Hương, thi Hội, thi Đình.

  • B. Dựng bia ở Văn Miếu để vinh danh các vị Tiến sĩ.

  • C. Xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tổ chức khoa thi đầu tiên.
  • D. Quy định ba năm có một kì thi Hội, chọn Tiến sĩ.

Câu 14: Vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư về Thành Đại La, vì Đại La

  • A. có vị trí trung tâm, địa thế thuận lợi, đất đai trù phú.
  • B. có địa thế sông núi hiểm trở, thuận lợi cho phòng thủ.

  • C. từng là kinh đô cũ của nhà Đinh và Tiền Lê.

  • D. là vùng đầm lầy rộng lớn, lau sậy rậm rạp.

Câu 15: Dưới thời Trần, kinh đô Thăng Long trở thành trung tâm sản xuất và buôn bán lớn nhất nước ta, với

  • A. 36 phường sản xuất.

  • B. 63 phường sản xuất.

  • C. 61 phường sản xuất.
  • D. 16 phường sản xuất.

Câu 16: Tác phẩm quân sự nổi tiếng dưới thời Trần là

  • A. Hổ trướng khu cơ.

  • B. Binh pháp Tôn Tử.

  • C. Binh thư yếu lược.
  • D. Quân trung từ mệnh tập.

Câu 17: “…tài lược hơn người, làm quan triều Lý được mọi người suy tôn. Thái Tông lấy được thiên hạ đều nhờ vào mưu sức của ông cả…”.Nhân vật được nhắc đến trong tư liệu là ai?

  • A. Trần Thủ Độ.
  • B. Trần Nhân Tông.

  • C. Trần Hưng Đạo.

  • D. Trần Thái Tông.

Câu 18: Tại Bình Lệ Quyên, trước thế giặc mạnh, vua Trần đã có quyết định như thế nào?

  • A. Lui quân để bảo toàn lực lượng
  • B. Dâng biểu xin hàng

  • C. Cho sứ giả sang cầu hòa, vừa chuẩn bị lực lượng phản công

  • D. Dốc toàn lực phản công

Câu 19: Vua Trần mở Hội nghị Diên Hồng, mời các bậc phụ lão có uy tín trong cả nước về họp bàn cách đánh giặc. Hội nghị mở vào năm nào?

  • A. 1258.

  • B. 1285.
  • C. 1259.

  • D. 1295.

Câu 20: Ai là người được giao trọng trách Quốc công tiết chế chỉ huy cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên?

  • A. Trần Quốc Tuấn
  • B. Trần Quốc Toản

  • C. Trần Quang Khải

  • D. Trần Khánh Dư

Câu 21: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ đã

  • A. thắng lợi, buộc nhà Minh phải thần phục Đại Ngu.

  • B. thắng lợi, bảo vệ được độc lập chủ quyền đất nước.

  • C. thất bại, nhà Hồ buộc phải lệ thuộc vào nhà Minh.

  • D. thất bại, nhà Hồ sụp đổ, giặc Minh đặt ách cai trị ở nước ta.

Câu 22: Hồ Quý Ly lấy vùng nào làm trung tâm phòng ngự chống lại quân Minh?

  • A. Đa Bang (Ba Vì, Hà Tây)
  • B. Đông Đô (Thăng Long)

  • C. Sông Nhị (Sông Hồng)

  • D. Tất cả các vùng trên

Câu 23: Hồ Quý Ly bị quân Minh bắt vào thời gian nào?

  • A. Tháng 4 năm 1407.

  • B. Tháng 6 năm 1408.

  • C. Tháng 6 năm 1407.
  • D. Tháng 6 năm 1407.

Câu 24: Để tháo gỡ tình thế bị bao vây, năm 1424, Nguyễn Chích đã đề xuất chủ trương

  • A. chuyển địa bàn hoạt động, tiến về phía nam, đánh chiếm Nghệ An.
  • B. giải phóng Tây Đô (Thanh Hóa) rồi sau đó đánh chiếm vào Nghệ An.

  • C. cố thủ tại vùng núi Chí Linh, chờ cơ hội giặc Minh sơ hở để phản công.

  • D. đưa quân ra Bắc, chiếm Đông Quan, sau đó giải phóng các vùng còn lại.

Câu 25: Từ tháng 9/1426, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã chuyển sang giai đoạn nào?

  • A. Cố thủ, chờ viện binh.

  • B. Phản công quân Minh.
  • C. Xây dựng lực lượng.

  • D. Tạm hòa với quân Minh.

Câu 26: Tại trận Chúc Động - Tốt Động, nghĩa quân Lam Sơn đã tổ chức đánh quân Minh như thế nào?

  • A. Bố trí mai phục, phục kích khi địch rơi vào trận địa.
  • B. Tấn công trực tiếp vào căn cứ của quân Minh.

  • C. Cố thủ và chờ viện binh để tấn công quân Minh.

  • D. Xây dựng hệ thống phòng tuyến quân sự kiên cố.

Câu 27: Thời Lê sơ, tầng lớp nô tì giảm dần do nhà nước

  • A. hạn chế nghiêm ngặt việc mua bán nô tì.
  • B. ban hành chính sách hạn nô.

  • C. quy định rõ số lượng nô tì của quan lại.

  • D. quy định rõ số lượng nô tì của quý tộc.

Câu 28: Ai là tác giả của bộ Dư địa chí?

  • A. Lê Thánh Tông.

  • B. Ngô Sĩ Liên.

  • C. Lương Thế Vinh.

  • D. Nguyễn Trãi.

Câu 29: Phan Phu Tiên là tác giả của bộ sách nào dưới đây?

  • A. Bản thảo cương mục.

  • B. Bản thảo thực vật toát yếu.
  • C. Bảo anh lương phương.

  • D. Nam dược thần hiệu.

Câu 30: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, khu vực từ sông Đồng Nai trở vào (thuộc Nam Bộ Việt Nam hiện nay)

  • A. đặt dưới sự quản lí của Vương quốc Phù Nam.

  • B. phát triển mạnh mẽ, dân cư đông đúc.

  • C. trở thành trung tâm giao thương của khu vực Đông Nam Á.

  • D. gần như không có dấu chân người.
Câu 31: Vào thế kỉ VII, Vương quốc Phù Nam suy yếu và bị nước nào xâm chiếm?
  • A. Chân Lạp.
  • B. Chăm-pa.

  • C. Lan Xang.

  • D. Xiêm.

Câu 32: Đời sống của người Việt khi di cư vào vùng đất phía Nam cùng sinh sống với người Chăm diễn ra như thế nào?

  • A. Xảy ra nhiều xung đột, mâu thuẫn.

  • B. Yên bình, hòa thuận, hòa nhập về văn hóa.
  • C. Đời sống nhiều khó khăn do chiến tranh.

  • D. Gặp khó khăn do khác biệt phong tục tập quán.

Câu 33: Năm 1307, Ô Châu và Ô Rí được đổi tên thành

  • A. Địa Lý và Ma Linh.

  • B. châu Thuận và châu Hóa.
  • C. Bố Chính và Ma Linh.

  • D. Cổ Lũy và Chiêm Động.

Câu 34: Nội dung nào sau đây không phải là chính sách của vương triều Lê sơ trong việc phục hồi và phát triển nông nghiệp?

  • A. Chia ruộng đất công cho các thành viên trong làng xã.
  • B. Cấm điều động dân phu trong mùa cấy gặt.
  • C. Cho người dân phép tùy ý giết, mổ trâu, bò.
  • D. Đặt ra một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp.

Câu 35: Thời Lê sơ, kinh đô Thăng Long có bao nhiêu phố phường?

  • A. 36 phố phường.
  • B. 63 phố phường.

  • C. 16 phố phường.

  • D. 61 phố phường.

Câu 36: Ai là người đã cùng Lê Lợi lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn và viết ra tác phẩm Bình Ngô đại cáo?

  • A. Lê Lợi.

  • B. Nguyễn Trãi.
  • C. Lưu Nhân Chú.

  • D. Nguyễn Xí.

Câu 37: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng mục đích của Lê Lợi, Nguyễn Trãi khi tạm thời hòa hoãn với quân Minh (1423)?

  • A. Tranh thủ thời gian để tích trữ lương thảo, tranh thủ sức dân.

  • B. Nghi binh, lừa địch, đợi quân Minh sơ hở rồi tiến hành tấn công.
  • C. Tranh thủ thời gian để củng cố lực lượng và sức mạnh của nghĩa quân.

  • D. Tranh thủ thời gian để tìm phương hướng mới cho cuộc khởi nghĩa.

Câu 38: Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn điền và hạn nô nhằm mục đích gì?

  • A. Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.

  • B. Hạn chế thế lực của quý tộc Trần.
  • C. Chia ruộng đất công cho nông dân nghèo.

  • D. Thúc đẩy sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Câu 39: Năm 1406 – 1406, nhà Hồ đã tổ chức kháng chiến chống lại quân xâm lược nào?

  • A. Tống.

  • B. Nam Hán.

  • C. Minh.
  • D. Đường.

Câu 40: Quân Minh tiến vào xâm lược nước ta vào năm nào?

  • A. Năm 1400.

  • B. Năm 1406.
  • C. Năm 1407.

  • D. Năm 1408.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.