NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ý nào không phản ánh đúng việc làm của Ngô Quyền để khôi phục nền độc lập dân tộc?
-
A. Bỏ chức tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc.
-
B. Xưng vương.
-
C. Đóng đô ở Cổ Loa.
-
D. Đặt tên nước.
Câu 2: Ngô Quyền xưng vương vào năm nào?
-
A. Năm 938.
-
B. Năm 939.
-
C. Năm 968.
-
D. Năm 981.
Câu 3: Nhà Lý được thành lập năm nào?
-
A. Năm 1009.
-
B. Năm 1010.
-
C. Năm 1075.
Câu 4: Khi Mông Cổ cho sứ giả đến đưa thư đe dọa và dụ hàng vua Trần, thái độ vua Trần như thế nào?
-
A. Trả lại thư ngay.
-
B. Bắt giam vào ngục.
-
C. Tỏ thái độ giảng hoà.
-
D. Chém đầu sứ giả ngay tại chỗ.
Câu 5: Nhà Hồ được thành lập vào năm nào?
-
A. 1397.
-
B. 1400.
-
C. 1407.
-
D. 1408.
Câu 6: Ai là người lãnh đạo tối cao của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
-
A. Lê Lợi.
-
B. Nguyễn Trãi.
-
C. Nguyễn Xí.
-
D. Đinh Lễ.
Câu 7: Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu
-
A. Đại Cồ Việt.
-
B. Vạn Xuân.
-
C. Đại Việt.
-
D. Đại Ngu.
Câu 8: Năm 1069, vua Chăm-pa đã nhường cho nhà Lý ba châu là
-
A. Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh.
-
B. Nghệ An, Thuận Hóa, Bố Chính.
-
C. châu Thuận, châu Hóa, Ma Linh.
-
D. Bố Chính, Địa Lý, Thuận Hóa.
Câu 9: Sính lễ của vua Chế Mân để kết hôn với công chúa Huyền Trân của Đại Việt là hai châu nào?
-
A. Địa Lý, Ma Linh.
-
B. Chiêm Động, Cổ Lũy.
-
C. châu Ô, châu Rí.
-
D. Bố Chính, châu Ô.
Câu 10: Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, cả nước Đại Việt được chia thành
-
A. 13 Đạo thừa tuyên và một phủ Trung Đô
-
B. 24 lộ, phủ, châu.
-
C. 12 lộ, phủ, châu.
-
D. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên.
Câu 11: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh dẫn đến sự thành lập của nhà Hồ?
-
A. Kinh tế phát triển, đất nước thái bình, thịnh trị.
-
B. Nhà Trần khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
-
C. Kinh tế trì trệ, nạn mất mùa xảy ra liên tiếp.
-
D. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra khắp nơi.
Câu 12: Nhà Lý kết thúc 216 năm tồn tại bằng sự kiện nào?
-
A. Vua Lý Huệ Tông xuất gia đi tu ở chùa Chân Giáo.
-
B. Trần Thủ Độ tiến hành đảo chính, lật đổ nhà Lý.
-
C. Vua Lý Huệ Tông nhường ngôi cho Lý Chiêu Hoàng.
-
D. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh.
Câu 13: Vị vua đầu tiên của vương triều Lý là
-
A. Lý Thái Tổ.
-
B. Lý Thái Tông.
-
C. Lý Thánh Tông.
-
D. Lý Nhân Tông.
Câu 14: Người đã có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước là
-
A. Đinh Bộ Lĩnh.
-
B. Lê Hoàn.
-
C. Ngô Quyền.
-
D. Lý Công Uẩn.
Câu 15: Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đã đổi quốc hiệu thành
-
A. Đại Cồ Việt.
-
B. Đại Nam.
-
C. Việt Nam.
-
D. Đại Việt.
Câu 16: Người đã chỉ huy nhân dân Đại Cồ Việt tiến hành cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 là
-
A. Đinh Bộ Lĩnh.
-
B. Lê Hoàn.
-
C. Ngô Quyền.
-
D. Lý Công Uẩn.
Câu 17: Nhà Trần đã cho ban hành bộ luật nào?
-
A. Hoàng Việt luật lệ.
-
B. Quốc triều hình luật.
-
C. Hoàng triều luật lệ.
-
D. Luật Hồng Đức.
Câu 18: Vào Đại Việt, quân Mông Cổ bị chặn đánh đầu tiên tại đâu?
-
A. Chương Dương.
-
B. Quy Hoá.
-
C. Bình Lệ Nguyên.
-
D. Các vùng trên
Câu 19: Nét nổi bật của tình hình nghĩa quân Lam Sơn trong giai đoạn 1918 - 1923 là?
-
A. Liên tục bị quân Minh vây hãm và phải rút lui
-
B. Mở rộng địa bàn hoạt động vào phía Nam
-
C. Tiến quân ra Bắc và giành nhiều thắng lợi
-
D. Tổ chức các trận quyết chiến chiến lược nhưng không thành công
Câu 20: Sau khi kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua vào năm nào, đặt tên nước là gì?
-
A. Lên ngôi năm 1428 – tên nước là Đại Việt
-
B. Lên ngôi năm 1428 – tên nước là Đại Nam
-
C. Lên ngôi năm 1427 – tên nước là Việt Nam
-
D. Lên ngôi năm 1427 – tên nước là Nam Việt
Câu 21: Công trình kiến trúc nào tiêu biểu của cư dân Chăm-pa là
-
A. Thánh Địa Mỹ Sơn.
-
B. Đền Bô-rô-bu-đua.
-
C. Đền Ăng-co Vát.
-
D. Đại bảo tháp San-chi.
Câu 22: Trong thế kỉ X, Cham-pa thường xuyên phải đối phó các cuộc tấn công từ phía Nam của
-
A. Trung Quốc.
-
B. Đại Việt.
-
C. Chân Lạp.
-
D. Xiêm.
Câu 23: Bộ máy chính quyền thời Lê sơ được tổ chức theo hệ thống nào?
-
A. Đạo – Phủ - huyện – Châu – xã
-
B. Đạo – Phủ - Châu – xã
-
C. Đạo –Phủ - huyện hoặc Châu, xã
-
D. Phủ - huyện – Châu
Câu 24: Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn?
-
A. Lòng yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ
-
B. Bộ chỉ huy khởi nghĩa là những người tài giỏi, mưu lược cao, tiêu biểu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi
-
C. Nghĩa quân Lam Sơn có tinh thần kĩ thuật cao và chiến đấu dũng cảm
-
D. Sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân cho cuộc khởi nghĩa
Câu 25: Lực lượng nhà Minh vào xâm lược nước ta gồm bao nhiêu quân?
-
A. 10 vạn quân và hàng nghìn dân phu.
-
B. 30 vạn quân cùng hàng vạn dân phu.
-
C. 40 vạn quân cùng hàng vạn dân phu.
-
D. 20 vạn quân cùng hàng chục vạn dân phu.
Câu 26: Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ của quân dân nhà Trần gắn liền với tên tuổi của ai?
-
a. Trần Thái Tông.
-
b. Trần Thủ Độ.
-
c. Trần Thánh Tông.
-
d. Câu a và b đúng
Câu 27: Thời Trần bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ
-
A. quân chủ trung ương tập quyền
-
B. phong kiến phân quyền
-
C. quân chủ lập hiến
- D. quân chủ đại nghị
Câu 28: Bộ luật thành văn đầu tiên củ nước ta là:
-
A. Hình thư
-
B. Gia Long
-
C. Hồng Đức
-
D. Cả 3 đều sai
Câu 29: Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở đâu?
-
A. Cổ Loa
-
B. Hoa Lư
-
C. Bạch Hạc.
-
D. Phong Châu.
Câu 30: Những việc làm của Ngô Quyền đã thể hiện điều gì?
-
A. Tư tưởng cát cứ.
-
B. Tinh thần độc lập, tự chủ.
-
C. Sự thần phục đối với nhà Nam Hán.
-
D. Sự phục hưng mạnh mẽ của dân tộc.
Câu 31: Vì sao nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long?
-
A. Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý.
-
B. Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư.
-
C. Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được.
-
D. Thăng Long ở vị trí trung tâm, có điều kiện thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập.
Câu 32: Đê Đỉnh Nhĩ là gì
-
A. Đê đắp từ đầu nguồn đến cửa biển
-
B. Đê đắp ngang cửa biển
-
C. Đê đắp ở đầu nguồn đến cuối sông
-
D. Đê đắp ở sông lớn và các nhánh sông
Câu 33: Khi quân Mông Cổ tiến vào Thăng Long, vua Trần cho quân về vùng nào?
-
a. Thiên Mạc (Duy Tiên - Hà Nam).
-
b. Quy Hoá (Yên Bái - Lào Cai).
-
c. Đồng Bộ Đầu (bên sông Hồng, phố Hàng Than - Hà Nội).
-
d. Tất cả các vùng trên.
Câu 34: Nguyên nhân nào dẫn tới sự thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh?
-
A. Nhà Hồ không có sự chuẩn bị đầy đủ cho cuộc kháng chiến, lực lượng quân đội nhỏ bé.
-
B. Do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần nên không được nhân dân ủng hộ kháng chiến.
-
C. Nhà Hồ không có tinh thần kháng chiến.
-
D. Do quân Minh được Cham-pa giúp đỡ, nhà Hồ không chống đỡ nổi.
Câu 35: Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn?
-
A. Lòng yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ
-
B. Bộ chỉ huy khởi nghĩa là những người tài giỏi, mưu lược cao, tiêu biểu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi
-
C. Nghĩa quân Lam Sơn có tinh thần kĩ thuật cao và chiến đấu dũng cảm
-
D. Sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân cho cuộc khởi nghĩa
Câu 36: Khoảng năm 1000, vua Vi-gya-a Sơ-ri rời kinh đô về
-
A. In-đờ-ra-pu-a.
-
B. Sin-ha-pu-a.
-
C.Vi-ra-pu-ra.
-
D. Vi-giay-a.
Câu 37: Nửa sau thế kỉ XIII, Vương quốc Cham-pa
-
A. được thành lập.
-
B. bước vào giai đoạn ổn định.
-
C. lâm vào khủng hoảng, suy thoái.
-
D. bị Chân Lạp thôn tính.
Câu 38: Quân đội thời Lê sơ được tổ chức theo chế độ “Ngụ binh ư nông”. Đúng hay sai?
-
A. Đúng
-
B. Sai
Câu 39: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
-
A. Kết thúc chiến tranh và buộc nhà Minh bồi thường chiến tranh cho nước ta.
-
B. Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, mở ra thời kì phát triển của đất nước.
-
C. Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước với việc nhà Minh thần phục nước ta.
-
D. Đưa nước ta trở thành một cường quốc trong khu vực.
Câu 40: Ý nào sau đây không phải chính sách cai trị của nhà Minh đối với nhân dân ta?
-
A. Giữ nguyên bộ máy chính quyền và chính sách cai trị như thời nhà Hồ.
-
B. Xóa bỏ quốc hiệu nước ta, đổi thành quận Giao chỉ và xác nhập vào Trung Quốc.
-
C. Đặt ra hàng trăm thứ thuế, bắt phụ nữ và trẻ em sang Trung Quốc làm nô tì.
-
D. Thi hành chính sách đồng hóa và bóc lột nhân dân ta. Cưỡng bức nhân dân ta phải bỏ phong tục tập quán của mình.