Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo học kì II (P3)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Những việc làm của Ngô Quyền đã thể hiện điều gì?

  • A. Tư tưởng cát cứ.

  • B. Tinh thần độc lập, tự chủ.

  • C. Sự thần phục đối với nhà Nam Hán.

  • D. Sự phục hưng mạnh mẽ của dân tộc.

Câu 2: Vì sao nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long?

  • A. Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý.

  • B. Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư.

  • C. Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được.

  • D. Thăng Long ở vị trí trung tâm, có điều kiện thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập.

Câu 3: Hình thức phân phong tước hiệu và ruộng đất cho quý tộc dưới thời Trần được gọi là?

  • A. Phong vương hầu, ban lộc điền

  • B. Phong vương hầu, ban thực ấp thực phong

  • C. Phong vương hầu, ban thái ấp
  • D. Phong vương hầu, ban điền trang

Câu 4: Nhà Trần đã có những chủ trương, biện pháp nào để phục hồi và phát triển kinh tế?

  • A. Tích cực khai hoang

  • B. Đắp đê, đào sông, nạo vét kênh

  • C. Lập điền trang

  • D. Tất cả các câu trên đúng

Câu 5: Mông Cổ là nưóc nằm ở châu lục nào?

  • a. Châu Á.

  • b Châu Âu. 

  • c. Châu Phi.

  • d. Châu Mĩ-La tinh.

Câu 6: Chiến thắng của nghĩa quân Trần Ngỗi đánh tan 4 vạn quân Minh diễn ra ở đâu?

  • A. Yên Mô (Ninh Bình).
  • B. Thăng Hoa (Quảng Nam).

  • C. Bô Cô (Nam Định).

  • D. Thuận Hóa.

Câu 7: Ai là người đưa ra ý tưởng chuyển địa bàn hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn từ Thanh Hóa vào Nghệ An?

  • A. Lê Lợi

  • B. Nguyễn Chích

  • C. Nguyễn Trãi

  • D. Trần Nguyên Hãn

Câu 8: Ai là người căn dặn các quan trong triều: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ”.

  • A. Lê Thái Tổ

  • B. Lê Thánh Tông
  • C. Lê Nhân Tông

  • D. Lê Hiển Tông

Câu 9: Giữa thế kỉ XIV, Vương quốc Chăm-pa

  • A. được thành lập.

  • B. bước vào giai đoạn ổn định.

  • C. lâm vào khủng hoảng, suy thoái.
  • D. bị Chân Lạp thôn tính. 

Câu 10: Ngành kinh tế chủ yếu ở Chăm-pa là 

  • A. nông nghiệp. 

  • B. thủ công nghiệp. 

  • C. thương nghiệp.

  • D. mậu dịch hàng hải.

Câu 11: Bộ “Quốc triều hình luật” hay “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?

  • A. Lê Thái Tổ

  • B. Lê Nhân Tông

  • C. Lê Thánh Tông

  • D. Lê Thái Tông

Câu 12: Ý nào dưới đây không phải nhiệm vụ của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc tấn công ra Bắc?     

  • A. Tiến sâu vào vũng chiếm đóng của địch, giải phóng đất đai.     

  • B. Thành lập chính quyền mới.     

  • C. Quét sạch quân Minh đang chiếm đóng Đông Quan.     

  • D. Chặn đường tiếp viện của quân Minh từ Trung Quốc sang.

Câu 13: Vì sao các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần chống quân xâm lược Minh lại thất bại?

  • A. Do nhà Trần đã suy sụp và nhân dân không muốn tầng lớp quý tộc nhà Trần tiếp tục lãnh đạo đất nước.

  • B. Do sự mất đoàn kết của những người lãnh đạo, không tập hợp được đông đảo nhân dân cả nước tham gia.
  • C. Những người lãnh đạo bất tài.

  • D. Có người tạo phản, bán đứng cuộc khởi nghĩa.

Câu 14: Một chế độ đặc biệt chỉ có trong triều đình nhà Trần, đó là chế độ gì?

  • A. Chế độ Thái thượng hoàng.
  • B. Chế độ lập Thái tử sớm.

  • C. Chế độ nhiều Hoàng hậu.

  • D. Chế độ Nhiếp chính vương.

Câu 15: Quân đội nhà Trần được phiên chế thành những bộ phận nào?

  • A. Cấm quân và bộ binh

  • B. Bộ binh và thủy binh

  • C. Cấm quân và quân ở các lộ

  • D. Quân trung ương và quân địa phương

Câu 16: Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta chuyển biến như thế nào? 

  • A. Quân Nam Hán đem quân xâm lược trở lại 

  • B. Đất nước phồn vinh, phát triển rực rỡ 

  • C. Nhà Đinh lên thay, tiếp tục quá trình cai quản đất nước 

  • D. Rơi vào tình trạng hỗn loạn "Loạn 12 sứ quân" .

Câu 17:  Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?

  •    A. Đạo Phật được đề cao, nên cấm sát sinh.

  •    B. Trâu, bò là động vật quý hiếm.

  •    C. Trâu, bò là động vật linh thiêng.

  •    D. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

Câu 18: Quân các lộ ở miền núi gọi là gì?

  • A. Cấm binh

  • B. Hương binh

  • C. Phiên binh
  • D. Chính binh

Câu 19: Năm 1257, vua Mông Cổ quyết định mở cuộc tân công lớn vào nước nào?

  • a. Đại Việt.

  • b. Nam Tống - Trung Quốc.

  • c. Thái Lan.

  • d. Cham-pa.

Câu 20: Chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta nhằm mục đích:

  • A. Sáp nhập nước ta vào Trung Quốc.
  • B. Phát triển kinh tế ở nước ta.

  • C. Phát triển văn hóa ở nước ta.

  • D. Ổn định chính trị ở nước ta.

Câu 21: Hai trận đánh lớn nhất trong khởi nghĩa Lam Sơn là:     

  • A. Trận Hạ Hồi và trận Ngọc Hồi – Đống Đa.     

  • B. Trận Rạch Gầm – Xoài Mút và trận Bạch Đằng.     

  • C. Trận Tây Kết và trận Đông Bộ Đầu.     

  • D. Trận Tốt Động – Chúc Động và trận Chi Lăng – Xương Giang.

Câu 22: Để nhanh chóng hồi phục công nghiệp, Lê Thái Tổ đã cho bao nhiêu lính về quê làm nông nghiệp sau khi chiến tranh

  • A. 25 vạn lính về quê làm nông nghiệp
  • B. 35 vạn lính về quê làm nông nghiệp

  • C. 52 vạn lính về quê làm nông nghiệp

  • D. 30 vạn lính về quê làm nông nghiệp

Câu 23: Người Chăm-pa chủ yếu sử dụng chữ viết nào?

  • A. Chữ Nôm. 

  • B. Chữ Khơ-me.

  • C. Chữ Phạn và chữ Chăm.

  • D. Chữ giáp cốt. 

Câu 24: Thời Lê sơ ở đâu tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất?

  • A. Văn Đồ

  • B. Vạn Kiếp

  • C. Thăng Long

  • D. Các nơi trên

Câu 25: Sau thất bại ở Chi Lăng – Xương Giang, tình hình quân Minh ở Đông Quan như thế nào?     

  • A. Vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hòa và chấp nhận mở hội thề Đông Quan rút quân về nước.     
  • B. Bỏ vũ khí ra hàng.     

  • C. Liều chết phá vòng vây rút chạy về nước.     

  • D. Rơi vào thế bị động, liên lạc về nước cầu cứu viện binh.

Câu 26: Vì sao dưới thời Lê sơ lượng nô tì giảm dần?

  • A. Bị chết nhiều

  • B. Bỏ làng xã tha phương cầu thực

  • C. Quan lại không cần nô tì nữa

  • D. Pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô tì hoặc bức dân làm nô tì.

Câu 27: Thời Lê sơ (1428-1527), tổ chức bao nhiêu kha thi tiến sĩ? Chọn lựa bao nhiêu người làm trạng nguyên?

  • A. 62 khoa thi tiến sĩ. Chọn 20 người làm trạng nguyên

  • B. 26 khoa thi tiến sĩ. Chọn 89 người làm trạng nguyên

  • C. 12 khoa thi tiến sĩ. Chọn 9 người làm trạng nguyên

  • D. 26 khoa thi tiến sĩ. Chọn 20 người làm trạng nguyên

Câu 28: Nguyên nhân nào dẫn tới việc bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà Trần chống quân Minh đầu thế kỷ XV?

  • A. Phù Trần diệt Hồ.

  • B. Do chính sách cai trị thâm độc và bóc lột tàn bạo của quân Minh.
  • C. Chống lại âm mưu đồng hóa của nhà Minh.

  • D. Do bị bóc lột thậm tệ, bị đóng hàng trăm thứ thuế.

Câu 29:Những ai được tuyển chọn vào cấm quân?

  • A. Trai tráng khỏe mạnh ở quê hương nhà Trần

  • B. Trai tráng khỏe mạnh đủ 18 tuổi

  • C. Trai tráng con em quý tộc, vương hầu

  • D. Trai tráng con em quan lại trong triều

Câu 30: Nhà Lý có chính sách gì đối với miền biên viễn?

  •    A. Ban cấp ruộng đất cho các tù trường dân tộc miền núi.

  •    B. Gả các công chúa và phong tước cho các từ trưởng miền núi.

  •    C. Cho các từ trưởng miền núi tự quản lý vùng đất của mình.

  •    D. Không can thiệp vào tình hình vùng biên giới.

Câu 31: Công lao to lớn đầu tiên của Đinh Bộ Lĩnh đối với lịch sử dân tộc là gì?

  • A. Tái thiết nền độc lập dân tộc sau 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc

  • B. Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.

  • C. Tiếp tục xây dựng bộ máy nhà nước trung ương tập quyền

  • D. Thiết lập được quan hệ bang giao hòa hảo với Trung Hoa

Câu 32: Tác dụng của chính sách “ngụ binh ư nông”?

  •    A. Tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp.

  •    B. Tạo điều kiện có thêm lực lượng vũ trang khi có chiến tranh.

  •    C. Giảm bớt ngân qũy chi cho quốc phòng.

  •    D. Thời bình thì tăng thêm người sản xuất, khi có chiến tranh tất cả đều sung vào lính, nên lực lượng vẫn đông.

Câu 33: Biểu hiện nào không chứng tỏ sự khủng hoảng của nhà Lý cuối thế kỷ XII?

  • A. quan lại không chăm lo đời sống nhân dân chỉ ăn chơi sa đọa

  • B. thiên tai, mất mùa liên tiếp xảy ra

  • C. phong trào đấu tranh của dân nghèo nổi lên khắp nơi

  • D. vua Lý Huệ Tông không có người nối dõi

Câu 34: "Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

               Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ"

Hai câu thơ trên phản ánh điều gì?

  • A. Chính sách cai trị tàn bạo của quân Minh
  • B. Sự phản bội của một số binh lính

  • C. Quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta

  • D. Cuộc sống khổ cực của nhân dân ta

Câu 35: Từ tháng 10.1424 đến tháng 8.1425, nghĩa quân Lam Sơn đã giải phòng khu vực rộng lớn từ đâu đến đâu?

  • A. Từ Nghệ An vào đến Thuận Hóa

  • B. Từ Thanh Hóa vào đến đèo Hải Vân

  • C. Từ Thanh Hóa vào đến Quảng Nam

  • D. Từ Nghệ An vào đến Quảng Bình

Câu 36: Các cửa khẩu: Vân Đồn, Vạn Ninh (Quảng Ninh), Hội Thống (Nghệ An) là nơi:

  • A. Thuyền bè các nước láng giềng qua lại buôn bán
  • B. Bố phòng để chống lại các thế lực thù địch

  • C. Tập trung các ngành nghề thủ công

  • D. Sản xuất các mặt hàng như, sành, sứ, vải, lụa

Câu 37: Thời Lê sơ, tôn giáo nào chiếm địa vị độc tôn trong xã hội?

  • A. Phật giáo

  • B. Đạo giáo

  • C. Nho giáo
  • D. Thiên Chúa giáo

Câu 38: Tướng nào của Mông Cổ chỉ huy 3 vạn quân xâm lược Đại Việt

  • a. Thoát Hoan.

  • b. Ô Mã Nhi.

  • c. Hốt Tất Liệt.

  • d. Ngột Lương Hợp Thai.

Câu 39: Kinh thành Thăng Long được bao vây bởi một vòng thành ngoài cùng được gọi là:

  •    A. Cấm thành

  •    B. La thành

  •    C. Hoàng thành

  •    D. Vi thành

Câu 40: Vì sao Ngô Quyền không tiếp tục duy trì chính quyền của họ Khúc?     

  • A. Chính quyền họ Khúc về danh nghĩa vẫn thuộc nhà Đường. 

  • B. Ngô Quyền muốn phát triển đất nước thành một quốc gia độc lập, thiết lập một chính quyền hoàn toàn của người Việt.     
  • C. Ngô Quyền muốn xây dựng một chính quyền cao hơn thời họ Khúc.     

  • D. Ngô Quyền không muốn tự nhận mình là tiết độ sứ của chính quyền phương Bắc.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.