NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Để đẹp yên các sứ quân, chấm dứt tình trạng cát cứ, Định Bộ Lĩnh đã áp dụng biện pháp nào?
-
A. Biện pháp vừa mềm dẻo vừa cứng rắn.
-
B. Biện pháp cứng rắn.
-
C. Biện pháp thuyết phục.
-
D. Biện pháp mềm dẻo.
Câu 2: Biểu hiện nào sau đây không phản ánh được sự phồn thịnh của kinh thành Thăng Long thời nhà Lý?
-
A. Cung điện được xây dựng nguy nga, tráng lệ.
-
B. Dân cư tập trung đông đúc phía ngoài hoàng thành.
-
C. Hệ thống phường hội thủ công, chợ phát triển.
-
D. Các thương nhân châu Âu đến buôn bán và lập thương điếm.
Câu 3: Quân ở làng xã gọi là gì?
-
A. Phiên binh
-
B. Chính binh
-
C. Cấm binh
-
D. Hương binh
Câu 4: Đầu thế kỉ XIII, quân Mông Cổ đã làm gì?
-
a. Lo phòng thủ đất nước.
-
b. Mở rộng xâm lược các nước vùng lân cận.
-
c. Mở rộng xâm lược khắp châu Á, châu Âu.
-
d. Không phải các ý trên.
Câu 5: Chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta nhằm mục đích:
-
A. Sáp nhập nước ta vào Trung Quốc.
-
B. Phát triển kinh tế ở nước ta.
-
C. Phát triển văn hóa ở nước ta.
-
D. Ổn định chính trị ở nước ta.
Câu 6: Ý nào dưới đây không phải nhiệm vụ của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc tấn công ra Bắc?
-
A. Tiến sâu vào vũng chiếm đóng của địch, giải phóng đất đai.
-
B. Thành lập chính quyền mới.
-
C. Quét sạch quân Minh đang chiếm đóng Đông Quan.
-
D. Chặn đường tiếp viện của quân Minh từ Trung Quốc sang.
Câu 7: Thời Lê sơ ở đâu tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất?
-
A. Văn Đồ
-
B. Vạn Kiếp
-
C. Thăng Long
-
D. Các nơi trên
Câu 8: Hiện nay ở nước ta có công trình văn hóa Chăm nào được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới?
-
A. Thánh địa Mỹ Sơn ( Quảng Nam).
-
B. Tháp Chăm ( Phan Rang).
-
C. Phật viện Đồng Dương ( Quảng Nam).
-
D. Tháp Hòa Lai ( Ninh Thuận).
Câu 9: Cảng Thị Nại thuộc tỉnh nào ngày nay?
-
A. Bình Định.
-
B. Ninh Thuận.
-
C. Quảng Ngãi.
-
D. Cà Mau.
Câu 10: Thời Lê sơ (1428-1527), tổ chức bao nhiêu kha thi tiến sĩ? Chọn lựa bao nhiêu người làm trạng nguyên?
-
A. 62 khoa thi tiến sĩ. Chọn 20 người làm trạng nguyên
-
B. 26 khoa thi tiến sĩ. Chọn 89 người làm trạng nguyên
-
C. 12 khoa thi tiến sĩ. Chọn 9 người làm trạng nguyên
-
D. 26 khoa thi tiến sĩ. Chọn 20 người làm trạng nguyên
Câu 11: Cuộc tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn diễn ra vào thời gian nào?
-
A. Tháng 8 năm 1425.
-
B. Tháng 9 năm 1426.
-
C. Tháng 10 năm 1426.
-
D. Tháng 11 năm 1426.
Câu 12: Khởi nghĩa của Trần Ngỗi đánh tan 4 vạn quân Minh ở đâu?
-
A. Bến Bô Cô (Nam Định)
-
B. Đồ Sơn (Hải Phòng)
-
C. Phú Thọ
-
D. Thái Nguyên
Câu 13: Biểu hiện nào không chứng tỏ sự khủng hoảng của nhà Lý cuối thế kỷ XII?
-
A. quan lại không chăm lo đời sống nhân dân chỉ ăn chơi sa đọa
-
B. thiên tai, mất mùa liên tiếp xảy ra
-
C. phong trào đấu tranh của dân nghèo nổi lên khắp nơi
-
D. vua Lý Huệ Tông không có người nối dõi
Câu 14: Nguyên nhân nào dẫn tới “Loạn 12 sứ quân”?
-
A. Nhà Nam Hán xúi giục các thổ hào địa phương ở nước ta nổi dậy chống lại chính quyền nhà Ngô.
-
B. Đời sống nhân dân cực khổ nên đã nổi dậy chống lại chính quyền nhà Ngô.
-
C. Chính quyền trung ương nhà Ngô không đủ uy tín và sức mạnh để giữ vững chính quyền và ổn định đất nước.
-
D. Quân Nam Hán chuẩn bị xâm lược nước ta, 12 sứ quân nổi dậy chống lại chiến tranh xâm lược của nhà Hán.
Câu 15: Đơn vị hành chính địa phương lớn nhất dưới thời Lý là
-
A. Lộ
-
B. Đạo
-
C. Phủ
-
D. Châu
Câu 16: Vị vua đầu tiên của nhà Trần là ai?
-
A. Trần Duệ Tông (Trần Kinh)
-
B. Trần Thái Tông (Trần Cảnh)
-
C. Trần Thánh Tông (Trần Thừa)
-
D. Trần Anh Tông (Trần Thuyên)
Câu 17: Ai là người cho quân đánh Cham-pa để làm bàn đạp tấn công nước Đại Việt vào thế kỉ XIII?
-
a. Thoát Hoan.
-
b. Ô Mã Nhi.
-
c. Ngột Lương Hợp Thai.
-
d. Hốt Tất Liệt.
Câu 18: Nội dung nào sau đây không phải chính sách cai trị của nhà Minh với nước ta?
-
A. Thi hành chính sách đồng hóa tàn bạo
-
B. Đặt ra những thứ thuế vo lý để bóc lột nhân dân ta
-
C. Thiết lập một chính quyền tay sai bản xứ
-
D. Xóa bỏ quốc hiệu nước ta, đổi thành quận Giao Chỉ
Câu 19: Sau thất bại ở Chi Lăng – Xương Giang, tình hình quân Minh ở Đông Quan như thế nào?
-
A. Vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hòa và chấp nhận mở hội thề Đông Quan rút quân về nước.
-
B. Bỏ vũ khí ra hàng.
-
C. Liều chết phá vòng vây rút chạy về nước.
-
D. Rơi vào thế bị động, liên lạc về nước cầu cứu viện binh.
Câu 20: Từ cuối thế kỉ VI-VII, Chân Lạp từng bước xâm chiếm
-
A. Chăm-pa.
-
B. Phù Nam.
-
C. Sri-vi-gay-a.
-
D. Kse-tri-a.
Câu 21: Hãy điền vào chỗ trống mệnh đề sau đây: Văn thơ chữ Hán có những tác phẩm nổi tiếng như….., Quỳnh uyển cửu ca
-
A. Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo
-
B. Quân âm thi tập, Bình Ngô đại cáo
-
C. Hồng Đức thi tập, Bình Ngô đại cáo
-
D. Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập
Câu 22: Thời Lê sơ, văn thơ chữ Nôm gồm những tác phẩm tiêu biểu nào dưới đây?
-
A. Quân trung từ mệnh tập, Quốc âm thi tập
-
B. Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập
-
C. Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Thập giới cô hồn quốc ngữ
-
D. Tất cả các tác phẩm trên
Câu 23: Trước tình hình quân Minh tấn công nghĩa quân, ai là người đã đề nghị tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An?
-
A. Nguyễn Trãi
-
B. Lê Lợi
-
C. Nguyễn Chích
-
D. Trần Nguyên Hãn
Câu 24: Điền trang là gì?
-
A. Đất của công chúa, phò mã, vương hầu do nông nô khai hoang mà có.
-
B. Đất của vua và quan lại do bắt nông dân khai hoang mà có.
-
C. Đất của địa chủ, vương hầu do chiếm đoạt của dân mà có.
-
D. Là ruộng đất công của Nhà nước cho nông dân thuê cày cấy.
Câu 25: Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào tình trạng cát cứ của 12 sứ quân vì
-
A. Sự xúi giục và hỗ trợ của nhà Nam Hán.
-
B. Chính quyền trung ương nhà Ngô suy yếu.
-
C. Đời sống khổ cực nên nhân dân các nơi đã nổi dậy đấu tranh.
-
D. Các quan lại ngoại thích lộng quyền.
Câu 26: “Vào tuổi nhi đồng, vua thường cùng bọn trẻ con chăn trâu ngoài đồng. Bọn trẻ tự hiểu kiến thức không bằng vua, cùng nhau suy tôn ông làm trưởng. Phàm khi chơi đùa, thường bắt bọn chúng chéo tay làm kiệu khiêng và cầm hoa lau đi hai bên để rước như nghi trượng thiên tử.” Đoạn trích trên gợi cho anh(chị) nhớ đến nhân vật lịch sử nào?
-
A. Ngô Quyền
-
B. Đinh Bộ Lĩnh
-
C. Đinh Liễn
-
D. Lê Hoàn
Câu 27: Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long không xuất phát từ lý do nào sau đây?
-
A. Đất nước đã hòa bình, ổn định cần có điều kiện thuận lợi để phát triển
-
B. Vua Lý không muốn đóng đô ở Hoa Lư vì đó là kinh đô của nhà Đinh- Tiền Lê
-
C. Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.
-
D. Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài.
Câu 28: Ý nào không phản ánh bối cảnh thành lập nhà Trần đầu thế kỉ XIII?
-
A. thành lập trong bối cảnh nhà Lý suy yếu
-
B. thế lực họ Trần lớn mạnh trong triều đinh
-
C. Lý Chiêu Hoàng kết hôn với Trần Cảnh và nhường ngôi cho chồng
-
D. Trần Thủ độ tiến hành đảo chính, đưa Trần Cảnh lên ngôi
Câu 29: Vì sao các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần chống quân xâm lược Minh lại thất bại?
-
A. Do nhà Trần đã suy sụp và nhân dân không muốn tầng lớp quý tộc nhà Trần tiếp tục lãnh đạo đất nước.
-
B. Những người lãnh đạo bất tài.
-
C. Có người tạo phản, bán đứng cuộc khởi nghĩa.
-
D. Do sự mất đoàn kết của những người lãnh đạo, không tập hợp được đông đảo nhân dân cả nước tham gia.
Câu 30: Vào thời gian nào nghĩa quân bất ngờ tập kích đồn Đa Căng (Thọ Xuân – Thanh Hóa)?
-
A. Vào ngày 12 tháng 9 năm 1424
-
B. Vào ngày 12 tháng 10 năm 1424
-
C. Vào ngày 10 tháng 12 năm 1424
-
D. Vào ngày 9 tháng 12 năm 1424
Câu 31: Tác phẩm sử học nào dưới thời Lê sơ gồm 15 quyền?
-
A. Đại Việt sử ký
-
B. Đại Việt sử ký toàn thư
-
C. Lam Sơn thực lục
-
D. Việt giám thông khảo tổng luật
Câu 32: Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lê sơ thể hiện rõ rệt và đặc sắc ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại đâu?
-
A. Lam Sơn (Thanh Hóa)
-
B. Núi Chí Linh (Thanh Hóa)
-
C. Linh Sơn (Thanh Hóa)
-
D. Lam Kinh (Thanh Hóa)
Câu 33:Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ cư dân Cham – pa có sự học hỏi thành tựu văn hóa nước ngoài để sáng tạo và làm phong phú nền văn hóa đất nước mình?
-
A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo và Đạo giáo Trung Hoa.
-
B. Hình thành tập tục ăn trầu, ở nhà sàn và hỏa tảng người chết.
-
C. Có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.
-
D. Nghệ thuật ca múa nhạc đa dạng và phát triển hưng thịnh.
Câu 34: So với Văn Lang – Âu Lạc, kinh tế của quốc gia cổ Cham-pa có điểm gì khác biệt?
-
A. Phát triển khai thác lâm thổ sản và xây dựng đền tháp.
-
B. Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước sử dụng sức kéo trâu bò.
-
C. Chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công và đánh cá.
-
D. Đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh.
Câu 35: Năm 1428, cuộc kháng chiến chống quân Minh giành thắng lợi Nguyễn Trãi đã viết một áng hùng văn có tên gọi là gì?
-
A. Bình Ngô đại cáo
-
B. Bình Ngô sách
-
C. Phú núi Chí Linh
-
D. A và B đúng
Câu 36: Từ tháng 10.1424 đến tháng 8.1425, nghĩa quân Lam Sơn đã giải phòng khu vực rộng lớn từ đâu đến đâu?
-
A. Từ Nghệ An vào đến Thuận Hóa
-
B. Từ Thanh Hóa vào đến đèo Hải Vân
-
C. Từ Thanh Hóa vào đến Quảng Nam
-
D. Từ Nghệ An vào đến Quảng Bình
Câu 37: Nêu địa danh diễn ra cuộc khởi nghĩa của Phạm Ngọc?
-
A. Quảng Ninh
-
B. Đông Triều
-
C. Bắc Giang
-
D. Đồ Sơn (Hải Phòng)
Câu 38: Quân Minh xâm lược nước ta vào thời gian nào?
-
A. Tháng 11 năm 1407
-
B. Tháng 12 năm 1406
-
C. Tháng 11 năm 1406
-
D. Tháng 10 năm 1406
Câu 39: Nguyên nhân bùng nổ của các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV?
-
A. Do chính sách thống trị và bóc lột tàn bạo của quân Minh
-
B. Phủ Trần Diệt Hồ
-
C. Nhà Minh đồng hóa dân tộc ta
-
D. Nhà Minh bắt nhân dân ta theo phong tục của Trung Quốc
Câu 40: Để tiến hành xâm lược Đại Việt nhà Tống đã thực hiện biện pháp gì?
-
A. Tiến đánh các nước Liêu – Hạ trước để tập trung lực lượng đánh Đại Việt.
-
B. Tiến hành cải cách để tăng tiềm lực đất nước.
-
C. Xúi giục vua Cham-pa tiến đánh phía Nam Đại Việt.
-
D. Gây hấn ở biên giới Việt Trung.