Trắc nghiệm Lịch sử 7 chân trời sáng tạo học kì I (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Người đứng đầu Giáo hội Thiên Chúa giáo được gọi là gì?

  • A. Giám mục.

  • B. Giáo dân.

  • C. Linh mục.

  • D. Giáo hoàng.

Câu 2: Bức tranh sau đây gợi cho em liên tưởng đến hệ quả nào của các cuộc phát kiến địa lí (cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI)?

ảnh

  • A. Sự ra đời của chủ nghĩa thực dân.

  • B. Nạn buôn bán nô lệ da đen.
  • C. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.

  • D. Nền văn hóa của thổ dân châu Mỹ bị hủy diệt.

Câu 3: Cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI, trong xã hội Tây Âu, tầng lớp nào ngày càng giàu lên, có quyền công dân và chi phối toàn bộ xã hội?

  • A. Thợ thủ công, người làm thuê, thương nhân.

  • B. Thợ thủ công, chủ xưởng, người ăn xin.

  • C. Thương nhân, chủ xưởng, chủ ngân hàng.
  • D. Thương nhân, chủ xưởng, nông dân mất đất.

Câu 4: Vở kịch nổi tiếng Rô-mê-ô và Giu-li-ét do tác giả nào sáng tác?

  • A. W. Sếch-xpia.
  • B. M. Xéc-van-téc.

  • C. Đan-tê.

  • D. Mi-ken-lăng-giơ.

Câu 5: Ai là người đã đưa ra Luận văn 95 điều, công khai chỉ trích Giáo hội?

  • A. Cô-péc-ních.

  • B. Mác-tin Lu-thơ.
  • C. Can-vanh.

  • D. Tô-mát Muyn-xe.

Câu 6: Thương cảng lớn nhất, thu hút nhiều thương nhân nước ngoài đến buôn bán dưới thời Minh - Thanh là

  • A. Cảnh Đức.

  • B. Tô Châu.

  • C. Quảng Châu.
  • D. Phúc Kiến.

Câu 7: Năm 1206, những người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kì đã thành lập vương triều Đê-li sau khi:

  • A. đánh bại vương triều Mô-gôn.

  • B. chiếm được miền Bắc Ấn Độ.
  • C. đánh bại vương triều Gúp-ta.

  • D. chiếm được miền Nam Ấn Độ.

Câu 8: Trong lĩnh vực thiên văn học, người Ấn Độ dưới thời kì Gúp-ta đã đưa ra giả thuyết Trái Đất có dạng hình gì?

  • A. Mặt phẳng.

  • B. Hình vuông.

  • C. Hình tròn.
  • D. Hình cầu.

Câu 9: Những chính sách cải cách xã hội của vua A-cơ-ba có tác dụng như thế nào?

  • A. Chế độ đẳng cấp bị xóa bỏ hoàn toàn, xã hội ổn định.

  • B. Xã hội Ấn Độ xuất hiện nhiều bất ổn, mâu thuẫn, rạn nứt.

  • C. Xã hội ổn định trên cơ sở dung hòa các tôn giáo và tộc người.
  • D. Mâu thuẫn tôn giáo và sắc tộc trong xã hội ngày càng gay gắt.

Câu 10: Thế kỉ X, lịch sử khu vực Đông Nam Á được mở đầu bằng sự kiện nào?

  • A. Vương quốc Phù Nam sụp đổ trước sự tấn công của Chân Lạp.

  • B. Nhà nước thống nhất của người Việt được thành lập.
  • C. Các quốc gia của người Thái ra đời ở lưu vực sông Mê Nam.

  • D. Vương quốc Ma-lắc-ca được thành lập ở vùng hải đảo.

Câu 11: Lãnh thổ vương quốc Cam-pu-chia được mở rộng bao gồm vùng hạ lưu sông Mê Nam và trung lưu sông Mê Công dưới thời vua:

  • A. Giay-a-vác-man I.

  • B. Giay-a-vác-man II.

  • C. Giay-a-vác-man VII.
  • D. Giay-a-vác-man VIII.

Câu 12: Điệu múa truyền thống của người Lào là:

  • A. điệu múa Lăm-vông.
  • B. điệu múa Ap-sa-ra.

  • C. điệu múa xòe.

  • D. vũ điệu sam-ba.

Câu 13: Thể loại văn học sau đây được coi là đỉnh cao nhất của thơ ca Trung Quốc thời phong kiến?

  • A. Tiểu thuyết chương hồi.

  • B. Thơ lục bát.

  • C. Kịch nói.

  • D. Thơ Đường luật.
Câu 14: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng thành tựu văn hóa tiêu biểu của vương quốc Lào?
  • A. Sử thi Riêm-kê, Ja-ta-ca – kể về tiền kiếp của Đức Phật.
  • B. Điệu hát Lăm và điệu múa Lăm-vông truyền thống.

  • C. Truyện Phu-nơ Nha-nhơ, truyện quả bầu Nậm,…

  • D. Chùa Xiêng Thông, chùa Thạt Luổng,…

Câu 15: Trên cơ sở sử thi Ra-ma-y-a-na của Ấn Độ, cư dân Cam-pu-chia đã sáng tạo ra tác phẩm văn học nào?

  • A. Sử thi Riêm-kê.
  • B. Sử thi Đăm-săn.

  • C. Truyện Phu-nơ Nha-nhơ.

  • D. Truyện Dạ Thoa vương.

Câu 16: Quốc gia nào ở Đông Nam Á đã 3 lần chặn đứng được cuộc chiến tranh xâm lược của quân Mông - Nguyên (thế kỉ XIII)?

  • A. Đại Việt.
  • B. Mô-gô-pa-hít.

  • C. Ma-lắc-ca.

  • D. Su-khô-thay.

Câu 17: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đặc điểm của các công trình kiến trúc Hồi giáo được xây dựng ở Ấn Độ?

  • A. Trang trí bằng nhiều tranh, tượng, hoa văn.
  • B. Tháp cao, mái vòm, cửa vòm.

  • C. Họa tiết trang trí bằng chữ A-rập cổ.

  • D. Sân rộng.

Câu 18: Chính sách “lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân” thực hiện dưới thời Đường được gọi là

  • A. quân điền.
  • B. tỉnh điền.

  • C. tịch điền.

  • D. điền địa.

Câu 19: Ai là người đã đưa ra Luận văn 95 điều, công khai chỉ trích Giáo hội?

  • A. Cô-péc-ních.

  • B. Mác-tin Lu-thơ.
  • C. Can-vanh.

  • D. Tô-mát Muyn-xe.

Câu 20: Một trong những tác phẩm nổi tiếng của Mi-ken-lăng-giơ là:

  • A. tượng vệ nữ thành Mi-lô.

  • B. tượng Đức mẹ sầu bi.
  • C. bức tranh Nàng Mô-na-li-sa.

  • D. bức tranh Bữa tiệc cuối cùng.

Câu 21: Năm 1487, B.Đi-a-xơ – hiệp sĩ hoàng gia Bồ Đào Nha đã dẫn đoàn thám hiểm đến được:

  • A. điểm cực nam của châu Phi.
  • B. bờ biển phía tây nam Ấn Độ.

  • C. đảo Ma-lu-cu của In-đô-nê-xi-a.

  • D. vùng đất thuộc lục địa Nam Mỹ.

Câu 22: Những vùng đất đai rộng lớn dần trở thành những đơn vị hành chính - kinh tế độc lập và thuộc quyền sở hữu của lãnh chúa phong kiến Tây Âu được gọi là:

  • A. lãnh địa phong kiến.
  • B. đất công làng xã.

  • C. điền trang, thái ấp.

  • D. đồn điền.

Câu 23: Công ty Đông Ấn của Anh thành lập vào năm nào?

  • A. 1601

  • B. 1406

  • C. 1600
  • D. 1400

Câu 24: So với lãnh địa phong kiến, thành thị trung đại Tây Âu có điểm gì khác biệt?

  • A. Sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp.

  • B. Sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu.

  • C. Nền kinh tế trong thành thị mang tính chất khép kín.

  • D. Nền kinh tế hàng hóa trong các thành thị rất phát triển.

Câu 25: Trong quan điểm của Nho giáo, “ngũ thường” được hiểu là:

  • A. 5 mối quan hệ cơ bản trong xã hội.

  • B. 5 đức tính tốt đẹp của người quân tử.
  • C. 5 phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ.

  • D. 5 quy tắc ứng xử giữa các cá nhân.

Câu 26: Công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Cam-pu-chia thời Ăng-co là

  • A. thánh địa Mỹ Sơn.

  • B. tháp Thạt Luổng.

  • C. đền Bô-rô-bu-đua.

  • D. đền Ăng-co Vát.

Câu 27: Vương quốc Mô-giô-pa-hít thuộc lãnh thổ của quốc gia Đông Nam Á nào hiện nay?

  • A. Ma-lai-xi-a.

  • B. Mi-an-ma.

  • C. In-đô-nê-xi-a.
  • D. Phi-líp-pin.

Câu 28: Vua A-cơ-ba đã thực hiện chính sách cải cách nào trên lĩnh vực xã hội?

  • A. Quy định người không theo Hồi giáo phải nộp thuế ngoại đạo.

  • B. Khuyến khích giới quý tộc Mông Cổ bóc lột, đàn áp người dân.

  • C. Phân biệt sắc tộc, tôn giáo; giành nhiều đặc quyền cho người Hồi giáo.

  • D. Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở dung hòa các tôn giáo, tộc người.

Câu 29: Dưới thời Gúp-ta, cư dân Ấn Độ đã đạt được thành tựu gì trên lĩnh vực y học?

  • A. Sử dụng thảo dược để chữa trị một số loại bệnh.

  • B. Chế tạo ra vắc-xin, phẫu thuật và khử trùng vết thương.
  • C. Biết cách gây mê, điều trị bệnh bằng thảo dược.

  • D. Sử dụng thuật châm cứu để chữa trị bệnh tật.

Câu 30: Đến đầu thế kỉ XIV, Vương triều Đê-li:

  • A. thống nhất và phát triển thịnh vượng.

  • B. bước vào thời kì khủng hoảng, suy yếu.

  • C. bị thực dân Anh nhòm ngó, xâm lược.

  • D. bị phân liệt thành nhiều tiểu quốc.

Câu 31: Để phát triển nông nghiệp, các vua đầu triều nhà Minh và nhà Thanh thường ban hành những chính sách gì?

  • A. Xây dựng nhiều đồn điền chuyên canh ngũ cốc, chè, bông.

  • B. Giảm thuế, chia ruộng đất cho nông dân, chú trọng thủy lợi.
  • C. Tịch thu ruộng đất của địa chủ để chia cho dân cày nghèo.

  • D. Nhập nhiều giống cây trồng mới (khoai lang, ngô, lạc, ớt,…).

Câu 32: Những đại diện tiêu biểu của phong trào cải cách tôn giáo là:

  • A. Mác-tin Lu-thơ và Giăng Can-vanh.
  • B. Lê-ô-na đơ Vanh-xi và Giăng Can-vanh.

  • C. Xanh-xi-mông và Phu-ri-ê.

  • D. Rút-xô và Vôn-te.

Câu 33: Những nhà khoa học nào đã góp phần thay đổi cách nhìn của con người về Trái Đất, vũ trụ và chống lại những quan điểm bảo thủ của Giáo hội Thiên Chúa?

  • A. Sếch-xpia, Bru-nô, Cô-péc-ních.

  • B. Cô-péc-ních, Bru-nô, Ga-li-lê.
  • C. Bru-nô, Ga-li-lê, Mi-ken-lăng-giơ.

  • D. Đan-tê, Cô-péc-ních, Ga-li-lê.

Câu 34: Nội dung nào sau đây không phải là chuyển biến quan trọng về kinh tế của Tây Âu trong thế kỉ XIII - XVI?

  • A. Thành thị là những trung tâm kinh tế quan trọng.

  • B. Mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần xuất hiện.
  • C. Xưởng sản xuất quy mô lớn, công ty thương mại tập trung ở thành thị.

  • D. Chủ xưởng, thương gia, chủ ngân hàng chưa có địa vị xã hội tương xứng.

Câu 35: Nội dung nào không phải là quan điểm của các nhà cải cách tôn giáo ở Tây Âu (cuối thế kỉ XVI – đầu thế kỉ XVI)?

A. Phê phán những hành vi sai trái của Giáo hội.

B. Ủng hộ Giáo hội tự do buôn bán “thẻ miễn tội”.

C. Chống lại việc Giáo hội tùy tiện giải thích Kinh thánh.

D. Xây dựng một Giáo hội đơn giản, tiện lợi và tiết kiệm thời gian.

Câu 36: Vì sao nông nô phải bán sức lao động của mình cho các ông chủ tư sản?

  • A. Họ bị quý tộc và tư sản cướp hết ruộng đất

  • B. Họ không muốn lao động bằng nông nghiệp
  • C. Họ có thể giàu lên trở thành tư sản

  • D. Họ có điều kiện làm việc tốt hơn trong các xí nghiệp

Câu 37: Sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian:

1. Pha Ngừm thống nhất các tộc Lào, lên ngôi vua, đặt tên nước là Lan Xang.

2. Người Lào Lùm di chuyển đến vùng đồng bằng ven sông Mê Công, sống hòa hợp với người Lào Thơng.

3. Lan Xang chiến thắng quân xâm lược Miến Điện.

  • A. 1 – 2 – 3.

  • B. 2 – 3 – 1.

  • C. 2 – 1 – 3.
  • D. 1 – 3 – 2.

Câu 38: Dưới thời Gúp-ta, việc trường Đại học Phật giáo Na-lan-đa của Ấn Độ dạy cả tri thức về Hin-đu giáo thể hiện điều gì?

  • A. Phật giáo là quốc giáo, Hin-đu giáo không được coi trọng.

  • B. Hin-đu giáo là tôn giáo chính nhưng Phật giáo vẫn được coi trọng.
  • C. Ấn Độ giáo là tôn giáo chính, Phật giáo bị nhà nước cấm đoán.

  • D. Cả Hin-đu giáo và Phật giáo đều không được coi trọng.

Câu 39: Những chính sách cải cách xã hội của vua A-cơ-ba có tác dụng như thế nào?

  • A. Chế độ đẳng cấp bị xóa bỏ hoàn toàn, xã hội ổn định.

  • B. Xã hội Ấn Độ xuất hiện nhiều bất ổn, mâu thuẫn, rạn nứt.

  • C. Xã hội ổn định trên cơ sở dung hòa các tôn giáo và tộc người.
  • D. Mâu thuẫn tôn giáo và sắc tộc trong xã hội ngày càng gay gắt.

Câu 40: Lãnh thổ vương quốc Cam-pu-chia được mở rộng bao gồm vùng hạ lưu sông Mê Nam và trung lưu sông Mê Công dưới thời vua:

  • A. Giay-a-vác-man I.

  • B. Giay-a-vác-man II.

  • C. Giay-a-vác-man VII.
  • D. Giay-a-vác-man VIII.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.