NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nét nổi bật của tình hình nghĩa quân Lam Sơn trong giai đoạn 1918 - 1923 là?
-
A. liên tục bị quân Minh vây hãm và phải rút lui
-
B. mở rộng địa bàn hoạt động vào phía Nam
-
C. tiến quân ra Bắc và giành nhiều thắng lợi
-
D. tổ chức các trận quyết chiến chiến lược nhưng không thành công
Câu 2: Nội dung nào sau đây không đúng về tình hình văn hóa của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?
- A. Người Việt và người Chăm sinh sống hòa thuận, hòa nhập về văn hóa.
-
B. Không có sự giao lưu, hòa nhập văn hóa giữa người Việt và Chăm.
- C. Người Việt tôn trọng và tiếp thu tín ngưỡng, phung tục của người Chăm.
- D. Nhiều phong tục độc đáo hòa nhập giữa văn hóa Chăm và Việt xuất hiện.
Câu 3: Tác phẩm tiêu biểu của Lương Thế Vinh là
-
A. Lam Sơn thực lục.
-
B. Quỳnh uyển cửu ca.
-
C. Lập thành toán pháp.
-
D. Đại thành toán pháp.
Câu 4: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa như thế nào?
-
A. Khôi phục nền độc lập, mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.
-
B. Lật đổ ách thống trị của nhà Minh, bảo vệ vững chắc nền độc lập.
-
C. Mở ra thời kì phát triển mới của quốc gia Đại Việt – thời Tiền Lê.
-
D. Buộc nhà Minh phải lệ thuộc và thực hiện triều cống với Đại Việt.
Câu 5: Nguyên nhân nào dẫn tới sự thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh?
-
A. Nhà Hồ không có sự chuẩn bị đầy đủ cho cuộc kháng chiến, lực lượng quân đội nhỏ bé.
-
B. Do những chính sách của nhà Hồ không được nhân dân ủng hộ. Nhà Hồ không đề ra được đường lối kháng chiến đúng đắn.
-
C. Nhà Hồ không có tinh thần kháng chiến.
-
D. Do quân Minh được Cham-pa giúp đỡ, nhà Hồ không chống đỡ nổi.
Câu 6: Ý nào dưới đây không phải ý nghĩa lịch sử của thắng lợi ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên?
-
A. Đưa nước ta trở thành nước hùng mạnh nhất thế giới.
-
B. Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên, bảo vệ nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
-
C. Nâng cao lòng tự hào, tự cường của dân tộc.
-
D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí giá trong nghệ thuật đánh giặc.
Câu 7: Loại hình nghệ thuật diễn xướng phổ biến dưới thời Trần là
-
A. Đờn ca tài tử.
-
B. Múa rối nước.
-
C. Ca trù.
-
D. Kinh kịch.
Câu 8: Hình tượng rồng thời Lý có điểm gì độc đáo so với hình tượng rồng của các vương triều phong kiến khác ở Việt Nam?
-
A. Thân hình mập mạp, sung sức, táo bạo.
-
B. Mình trơn, toàn thân uốn khúc mềm mại, uyển chuyển.
-
C. Mình ít uốn khúc, thân tròn, nét mặt dữ dằn.
-
D. Vẩy rõ hơn, dáng dấp khỏe khoắn, tự do thoải mái.
Câu 9: “Ngụ binh ư nông” có nghĩa là gì?
-
A. Khuyến khích sản xuất nông nghiệp.
-
B. Bảo vệ vua, bảo vệ kinh thành.
-
C. Những ưu đãi cho quân lính.
-
D. Gửi quân ở nhà nông.
Câu 10: Ngô Quyền xưng vương vào năm nào?
-
A. Năm 938.
-
B. Năm 939.
-
C. Năm 968.
-
D. Năm 981.
Câu 11: Người đã có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước là
-
A. Đinh Bộ Lĩnh.
-
B. Lê Hoàn.
-
C. Ngô Quyền.
-
D. Lý Công Uẩn.
Câu 12: Nhà Lý được thành lập năm nào?
-
A. Năm 1009.
-
B. Năm 1010.
-
C. Năm 1075.
-
D. Năm 1077.
Câu 13: Vị vua đầu tiên của vương triều Lý là
-
A. Lý Thái Tổ.
-
B. Lý Thái Tông.
-
C. Lý Thánh Tông.
-
D. Lý Nhân Tông
Câu 14: Nhà Lý kết thúc 216 năm tồn tại bằng sự kiện nào?
-
A. Vua Lý Huệ Tông xuất gia đi tu ở chùa Chân Giáo.
-
B. Trần Thủ Độ tiến hành đảo chính, lật đổ nhà Lý.
-
C. Vua Lý Huệ Tông nhường ngôi cho Lý Chiêu Hoàng.
-
D. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh.
Câu 15: Nhà Trần đã cho ban hành bộ luật nào?
-
A. Hoàng Việt luật lệ.
-
B. Quốc triều hình luật.
-
C. Hoàng triều luật lệ.
-
D. Luật Hồng Đức.
Câu 16: Khi Mông Cổ cho sứ giả đến đưa thư đe dọa và dụ hàng vua Trần, thái độ vua Trần như thế nào?
-
A. Trả lại thư ngay.
-
B. Bắt giam vào ngục.
-
C. Tỏ thái độ giảng hoà.
-
D. Chém đầu sứ giả ngay tại chỗ.
Câu 17: Vào Đại Việt, quân Mông Cổ bị chặn đánh đầu tiên tại đâu?
-
A. Chương Dương.
-
B. Quy Hoá.
-
C. Bình Lệ Nguyên.
-
D. Các vùng trên.
Câu 18: Nhà Hồ được thành lập vào năm nào?
-
A. 1397.
-
B. 1400.
-
C. 1407.
-
D. 1408.
Câu 19: Quốc hiệu của nước ta dưới thời Hồ là
-
A. Đại Việt.
-
B. Đại Ngu.
-
C. Đại Cồ Việt.
Câu 20: Ai là người lãnh đạo tối cao của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
-
A. Lê Lợi.
-
B. Nguyễn Trãi.
-
C. Nguyễn Xí.
-
D. Đinh Lễ.
Câu 21: Từ năm 1424 - 1425, nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng một vùng rộng lớn từ
-
A. Thanh Hóa tới Nghệ An.
-
B. Nam Định đến Thanh Hóa.
-
C. Thanh Hóa đến đèo Hải Vân.
-
D. Nghệ An đến đèo Hải Vân.
Câu 22: Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu
-
A. Đại Cồ Việt.
-
B. Vạn Xuân.
-
C. Đại Việt.
-
D. Đại Ngu.
Câu 23: Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, cả nước Đại Việt được chia thành
-
A. 13 Đạo thừa tuyên và một phủ Trung Đô.
-
B. 24 lộ, phủ, châu.
-
C. 12 lộ, phủ, châu.
-
D. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên.
Câu 24: Năm 1069, vua Chăm-pa đã nhường cho nhà Lý ba châu là
-
A. Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh.
-
B. Nghệ An, Thuận Hóa, Bố Chính.
-
C. châu Thuận, châu Hóa, Ma Linh.
-
D. Bố Chính, Địa Lý, Thuận Hóa.
Câu 25: Sính lễ của vua Chế Mân để kết hôn với công chúa Huyền Trân của Đại Việt là hai châu nào?
-
A. Địa Lý, Ma Linh.
-
B. Chiêm Động, Cổ Lũy.
-
C. châu Ô, châu Rí.
-
D. Bố Chính, châu Ô.
Câu 26: Năm 1307, Ô Châu và Ô Rí được đổi tên thành
-
A. Địa Lý và Ma Linh.
-
B. châu Thuận và châu Hóa.
-
C. Bố Chính và Ma Linh.
-
D. Cổ Lũy và Chiêm Động.
Câu 27: Sau khi sáp nhập các vùng Chiêm Động, Cổ Lũy và Vi-giay-a vào lãnh thổ Đại Việt, vua Lê Thánh Tông đã cho lập đạo thừa tuyên nào?
-
A. Thuận Hóa.
-
B. Quảng Nam.
-
C. Quảng Ngãi
-
D. Nghệ An.
Câu 28: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, khu vực từ sông Đồng Nai trở vào (thuộc Nam Bộ Việt Nam hiện nay)
-
A. đặt dưới sự quản lí của Vương quốc Phù Nam.
-
B. phát triển mạnh mẽ, dân cư đông đúc.
-
C. trở thành trung tâm giao thương của khu vực Đông Nam Á.
-
D. gần như không có dấu chân người.
Câu 29: Hệ tư tưởng chiếm vị trí độc tôn dưới thời Lê sơ là
-
A. Phật giáo.
-
B. Đạo giáo.
-
C. Nho giáo.
- D. Thiên Chúa giáo.
Câu 30: Người phụ trách việc biên soạn bộ Đại Việt sử kí toàn thư là
-
A. Lương Thế Vinh.
-
B. Nguyễn Trãi.
-
C. Lê Văn Hưu.
-
D. Ngô Sĩ Liên.
Câu 31: Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới của Việt Nam ở thời kì Lê sơ là
-
A. Lê Thánh Tông.
-
B. Ngô Sĩ Liên.
-
C. Lương Thế Vinh.
-
D. Nguyễn Trãi.
Câu 32: Cuối năm 1426, nghĩa quân Lam Sơn đã giành chiến thắng ở
-
A. Chi Lăng - Xương Giang.
-
B. Ngọc Hồi – Đống Đa.
-
C. Tốt Động - Chúc Động.
-
D. Rạch Gầm – Xoài Mút.
Câu 33: Cuối năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn đã giành chiến thắng ở
-
A. Chi Lăng - Xương Giang.
-
B. Ngọc Hồi – Đống Đa.
-
C. Tốt Động - Chúc Động.
-
D. Rạch Gầm – Xoài Mút.
Câu 34: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra nhằm chống lại quân xâm lược nào?
-
A. Nguyên - Mông.
-
B. Tống.
-
C. Thanh.
-
D. Minh.
Câu 35: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh dẫn đến sự thành lập của nhà Hồ?
-
A. Kinh tế phát triển, đất nước thái bình, thịnh trị.
-
B. Nhà Trần khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
-
C. Kinh tế trì trệ, nạn mất mùa xảy ra liên tiếp.
-
D. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra khắp nơi.
Câu 36: Nhà Hồ đã dời kinh đô từ Thăng Long (Hà Nội) về
-
A. Hoa Lư (Ninh Bình).
-
B. Phú Xuân (Huế).
-
C. Lam Kinh (Thanh Hóa).
-
D. Tây Đô (Thanh Hóa).
Câu 37: Nội dung nào sau đây không phải là cải cách trên lĩnh vực chính trị - hành chính của Hồ Quý Ly?
-
A. Thông qua thi cử để tuyển chọn người đỗ đạt, bổ nhiệm quan lại.
-
B. Thống nhất bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương.
-
C. Dời đô từ Thăng Long về thành An Tôn (Tây Đô, Thanh Hóa).
-
D. Đặt chức Hà đê sứ ở các lộ để quản mọi việc trong phủ, châu.
Câu 38: Tướng nào của Mông Cổ chỉ huy 3 vạn quân xâm lược Đại Việt
-
A. Thoát Hoan.
-
B. Ô Mã Nhi.
-
C. Hốt Tất Liệt.
-
D. Ngột Lương Hợp Thai.
Câu 39: Ngày 29 - 1 - 1258, ghi vào lịch sử chống quân Mông Cổ của dân tộc ta, đó là ngày gì?
-
A. Quân Mông Cổ bị đánh ở Đông Bộ Đầu.
-
B. Quân Mông Cô thua trận, phải rời khỏi Thăng Long.
-
C. Quân Mông Cô gặp khó khăn ở Thăng Long.
-
D. Quân Mông Cổ bị đánh ở Vạn Kiếp.
Câu 40: Tại Bình Lệ Quyên, trước thế giặc mạnh, vua Trần đã có quyết định như thế nào?
-
A. Lui quân để bảo toàn lực lượng
-
B. Dâng biểu xin hàng
-
C. Cho sứ giả sang cầu hòa, vừa chuẩn bị lực lượng phản công
-
D. Dốc toàn lực phản công