NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Vì sao dưới thời Lê sơ lượng nô tì giảm dần?
-
A. Bị chết nhiều
-
B. Bỏ làng xã tha phương cầu thực
-
C. Quan lại không cần nô tì nữa
-
D. Pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô tì hoặc bức dân làm nô tì.
Câu 2: Khoảng năm 1000, vua Vi-gya-a Sơ-ri rời kinh đô về
-
A. In-đờ-ra-pu-ra.
-
B. Sin-ha-pu-ra.
-
C. Vi-ra-pu-ra.
-
D.Vi-giay-a.
Câu 3: Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn?
-
A. Lòng yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ
-
B. Bộ chỉ huy khởi nghĩa là những người tài giỏi, mưu lược cao, tiêu biểu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi
-
C. Nghĩa quân Lam Sơn có tinh thần kĩ thuật cao và chiến đấu dũng cảm
- D. Sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân cho cuộc khởi nghĩa
Câu 4: Ý nào sau đây không phải chính sách cai trị của nhà Minh đối với nhân dân ta?
-
A. Giữ nguyên bộ máy chính quyền và chính sách cai trị như thời nhà Hồ.
-
B. Xóa bỏ quốc hiệu nước ta, đổi thành quận Giao chỉ và xác nhập vào Trung Quốc.
-
C. Đặt ra hàng trăm thứ thuế, bắt phụ nữ và trẻ em sang Trung Quốc làm nô tì.
-
D. Thi hành chính sách đồng hóa và bóc lột nhân dân ta. Cưỡng bức nhân dân ta phải bỏ phong tục tập quán của mình.
Câu 5: Nhà Tống xúi dục Cham-pa đánh Đại Việt nhằm mục đích gì?
-
A. Làm suy yếu lực lượng của Cham-pa
-
B. Làm suy yếu lực lượng của Đại Việt
-
C. Phá vỡ quan hệ Đại Việt-Cham – pa
-
D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 6: Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ của quân dân nhà Trần gắn liền với tên tuổi của ai?
-
A. Trần Thái Tông.
-
B. Trần Thủ Độ.
-
C. Trần Thánh Tông.
-
D. Câu a và b đúng
Câu 7: Để chuẩn bị chiến tranh lâu dài với quân Tống, sau khi mở cuộc tấn công vào đất Tống Lý Thường Kiệt đã làm gì?
-
A. Tạm thời hòa hoãn với quân Tống để củng cố lực lượng tronhg nước.
-
B. Cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.
-
C. Tấn công, đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của Cham-pa ở phía Nam.
-
D. Đón địch, tiêu diệt lực lượng của địch ngay khi chúng vừa đặt chân đến.
Câu 8: Bộ “Hình thư”, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta được ban hành dưới thời vua nào?
-
A. Lý Thái Tổ (1010)
-
B. Lý Thái Tông (1042)
-
C. Lý Thánh Tông (1054)
-
D. Lý Nhân Tông (1072)
Câu 9: Thời Lê sơ (1428-1527), tổ chức bao nhiêu kha thi tiến sĩ? Chọn lựa bao nhiêu người làm trạng nguyên?
-
A. 62 khoa thi tiến sĩ. Chọn 20 người làm trạng nguyên
-
B. 26 khoa thi tiến sĩ. chọn 89 người làm trạng nguyên
-
C. 12 khoa thi tiến sĩ. Chọn 9 người làm trạng nguyên
-
D. 26 khoa thi tiến sĩ. Chọn 20 người làm trạng nguyên
Câu 10: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống câu sau đây: “Nghe tin hai đạo viện binh Liễu Thăng, Mộc Thanh bị tiêu diệt hoàn toàn, Vương Thông ở …. (1)… vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hòa và chấp nhận ….(2)…. Để được an toàn rút quân về nước””.
-
A. 1) Đông Quan 2) Đầu hàng không điều kiện
-
B. 1) Chi Lăng 2) thua đau
-
C. 1) Đông Quan 2) Mở hội thề Đông Quan
-
D. 1) Xương Giang 2) Mở hội thề Đông Quan
Câu 11: Điểm tập kích đầu tiên của nghĩa quân Lam Sơn sau khi chuyển căn cứ từ Thanh Hóa vào Nghệ An là?
-
A. Thành Trà Lân
-
B. Thành Nghệ An
-
C. Diễn Châu
-
D. Đồn Đa Căng
Câu 12: Vì sao quân ta phải chiếm thành Xương Giang trước khi viện binh của giặc đến?
-
A. Để chủ động đón đoàn quân địch
-
B. Không cho giặc có thành trú đóng, phải co cụm giữa cánh đồng
-
C. Lập phòng tuyến, không cho giặc về Đông Quan
-
D. Câu A và C đúng
Câu 13: Tên tướng nào đã thay Liễu Thăng chỉ huy quân Minh tiến vào Đông Quan?
-
A. Lý Khánh
-
B. Lương Minh
-
C. Thôi Tụ
-
D. Hoàng Phúc
Câu 14: Vương Thông đã quyết định mở cuộc phản công đánh vào chủ lực của nghĩa quân Lam Sơn ở đâu?
-
A. Cao Bộ (Chương Mi, Hà Tây)
-
B. Đông Quan
-
C. Đào Đặng (Hưng Yên)
-
D. Tất cả các vùng trên
Câu 15: Nhà Lê sơ chia ruộng đất công làng xã cho nông dân thông qua chính sách:
-
A. lộc điền
-
B. quân điền
-
C. điền trang, thái ấp
-
D. thực ấp, thực phong
Câu 16: Các cửa khẩu: Vân Đồn, Vạn Ninh (Quảng Ninh), Hội Thống (Nghệ An) là nơi:
-
A. Thuyền bè các nước láng giềng qua lại buôn bán
-
B. Bố phòng để chống lại các thế lực thù địch
-
C. Tập trung các ngành nghề thủ công
-
D. Sản xuất các mặt hàng như, sành, sứ, vải, lụa
Câu 17: Nhà Lê sơ không thực hiện giải pháp nào để khuyến khích sự phục hồi và phát triển của sản xuất nông nghiệp?
-
A. cho binh lính về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh
-
B. đặt chức quan chiên lo về nông nghiệp
-
C. đặt phép quân điền
-
D. đặt phép lộc điền
Câu 18: Đâu không phải lý do khiến Lý Thường Kiệt chọn Như Nguyệt làm nơi xây dựng phòng tuyến đánh giặc?
-
A. Là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây vào Thăng Long
-
B. Lực lượng quân Tống sang xâm lược Việt Nam chủ yếu là bộ binh
-
C. Dựa trên truyền thống đánh giặc trên sông của các triều đại trước
-
D. Là một chiến hào tự nhiên khó để vượt qua
Câu 19: Ngày 29 - 1 - 1258, ghi vào lịch sử chống quân Mông Cổ của dân tộc ta, đó là ngày gì?
-
A. Quân Mông Cổ bị đánh ở Đông Bộ Đầu.
-
B. Quân Mông Cô thua trận, phải rời khỏi Thăng Long.
-
C. Quân Mông Cô gặp khó khăn ở Thăng Long.
-
D. Quân Mông Cổ bị đánh ở Vạn Kiếp.
Câu 20: Nguyên nhân nào dẫn tới sự thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh?
-
A. Nhà Hồ không có sự chuẩn bị đầy đủ cho cuộc kháng chiến, lực lượng quân đội nhỏ bé.
-
B. Do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần nên không được nhân dân ủng hộ kháng chiến.
-
C. Nhà Hồ không có tinh thần kháng chiến.
-
D. Do quân Minh được Cham-pa giúp đỡ, nhà Hồ không chống đỡ nổi.
Câu 21: Nhà Trần tồn tại trong khoảng thời gian nào?
-
A. 1226 – 1400.
-
B. 1225 – 1400.
-
C. 1226 – 1410.
-
D. 1225 – 1401.
Câu 22: Điểm tương đồng trong đường lối chỉ đạo chiến đấu giữa cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và khởi nghĩa Lam Sơn là gì?
-
A. Kết hợp giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.
-
B. Chủ động tiến công để chặn trước thế mạnh của quân địch.
-
C. Phòng ngự tích cực thông qua chiến thuật “vườn không nhà trống”.
-
D. Triệt để thực hiện kế sách đánh nhanh thắng nhanh, tấn công thần tốc.
Câu 23: Từ cuối thế kỉ VI – VII, Chân Lạp từng bước xâm chiếm
-
A. Chăm-pa.
-
B. Phù Nam.
-
C. Sri-vi-gay-a.
-
D. Kse-tri-a.
Câu 24: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
-
A. Kết thúc chiến tranh và buộc nhà Minh bồi thường chiến tranh cho nước ta.
-
B. Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, mở ra thời kì phát triển của đất nước.
-
C. Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước với việc nhà Minh thần phục nước ta.
-
D. Đưa nước ta trở thành một cường quốc trong khu vực.
Câu 25: Chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta nhằm mục đích:
-
A. Sáp nhập nước ta vào Trung Quốc.
-
B. Phát triển kinh tế ở nước ta.
-
C. Phát triển văn hóa ở nước ta.
-
D. Ổn định chính trị ở nước ta.
Câu 26: Vì sao tầng lớp thương nhân, thợ thủ công dưới thời Lê sơ không được xã hội coi trọng?
-
A. do quan niệm trọng nông
-
B. do họ không làm ra nhiều của cải như nông dân
-
C. do họ có số lượng ít
-
D. do họ không tham gia vào sản xuất
Câu 27: Nội dung chính của bộ “Luật Hồng Đức” là gì?
-
A. Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc, giai cấp thống trị và địa chủ phong kiến.
-
B. Khuyến khích phát triển kinh tế và bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ.
-
C. Bảo vệ quyền lợi của đông đảo nhân dân và người lao động.
-
D. Quy định việc tổ chức quân đội và nhiệm vụ của quân đội trong việc bảo vệ lãnh thổ đất nước; bảo vệ quyền lợi của những người tham gia quân đội.
Câu 28: Vì sao Đại Việt đạt được nhiều thành tựu nổi bật về văn hóa, giáo dục ở thế kỉ XV?
-
A. chính sách, biện pháp quan tâm tích cực của nhà nước đến văn hóa giáo dục
-
B. có nhiều danh nhân văn hóa nổi tiếng
-
C. nền kinh tế hàng hóa phát triển
-
D. tiếp thu tiến bộ của văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa
Câu 29: Đứng đầu các lộ, phủ thời Lý là chức quan gì?
-
A. Chánh, phó an phu Sứ
-
B. Hào Trương, Trấn Phủ
-
C. Tri Phủ, Tri Châu
-
D. Tổng Đốc, Tri Phủ
Câu 30: "Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ"
Hai câu thơ trên phản ánh điều gì?
-
A. Chính sách cai trị tàn bạo của quân Minh
-
B. Sự phản bội của một số binh lính
-
C. Quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta
-
D. Cuộc sống khổ cực của nhân dân ta
Câu 31: Tác phẩm nào sau đây là thành tựu y học tiêu biểu dưới thời Lê sơ?
-
A. Hồng Đức bản đồ
-
B. An Nam hình thăng đồ
-
C. Lập thành toán pháp
-
D. Bản thảo thực vật toát yếu
Câu 32: Cánh quân bộ của quân Tống tiến sang Đại Việt do ai chỉ huy?
-
A. Quách Quỳ, Triệu Tiết
-
B. Hòa Mâu, Ô Mã Nhi
-
C. Liễu Thăng, Triệu Tiết
-
D. Hầu Nhân Bảo, Vương Thông
Câu 33: Huyện nào xa nhất trong 5 huyện thuộc quận Nhật Nam dưới thời kì Bắc thuộc?
-
A. Tượng Lâm
-
B. Lô Dung.
-
C. Chu Ngô.
-
D. Tây Quyền.
Câu 34: Tác dụng của chính sách “ngụ binh ư nông”?
-
A. Tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp.
-
B. Tạo điều kiện có thêm lực lượng vũ trang khi có chiến tranh.
-
C. Giảm bớt ngân qũy chi cho quốc phòng.
-
D. Thời bình thì tăng thêm người sản xuất, khi có chiến tranh tất cả đều sung vào lính, nên lực lượng vẫn đông.
Câu 35: Kinh thành Thăng Long được bao vây bởi một vòng thành ngoài cùng được gọi là:
-
A. Cấm thành
-
B. La thành
-
C. Hoàng thành
-
D. Vi thành
Câu 36:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tạo thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Ý nào nào sau đây không phản ánh đúng nội dung của 4 câu thơ trên?
-
A. Đánh đòn tâm lý vào kẻ thù khiến chúng hoang mang, lo sợ
-
B. Tự hào về chiến thắng của quân dân Đại Việt
-
C. Cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân Đại Việt
-
D. Khẳng định chủ quyền của dân tộc Đại Việt
Câu 37: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện nội dung sau: “Vó ngựa…đi đến đâu, cỏ cây không mọc được đến đó”
-
A. Trung Hoa.
-
B. Mông Cổ.
-
C. Ả Rập.
-
D. Đại Đường.
Câu 38: Hai cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần chống quân đô hộ Minh là:
-
A. Khởi nghĩa Phạm Ngọc và Lê Ngã.
-
B. Khởi nghĩa Phạm Trấn và Khởi nghĩa Trần Nguyệt Hồ.
-
C. Khởi nghĩa Trần Ngỗi và khởi nghĩa Trần Quý Khoáng.
-
D. Khởi nghĩa Phạm Tất Đại và khởi nghĩa Trần Nguyên Thôi.
Câu 39: Ý nào dưới đây không phải nhiệm vụ của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc tấn công ra Bắc?
-
A. Tiến sâu vào vũng chiếm đóng của địch, giải phóng đất đai.
-
B. Thành lập chính quyền mới.
-
C. Quét sạch quân Minh đang chiếm đóng Đông Quan.
-
D. Chặn đường tiếp viện của quân Minh từ Trung Quốc sang.
Câu 40: Đâu không phải lí do khiến Lê Lợi đồng ý với kế hoạch chuyển quân vào Nghệ An của Nguyễn Chích?
-
A. Đất rộng, người đông, vị trí hiểm yếu.
-
B. Nguyễn Chích thông thuộc địa hình ở Nghệ An.
-
C. Lực lượng quân Minh ở đây mỏng hơn.
-
D. Đây là quê hương của Lê Lợi, nhân dân ủng hộ khởi nghĩa Lam Sơn.