NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đến đầu thế kỉ XVI, ở Tây Âu bắt đầu
-
A. xuất hiện hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa.
-
B. diễn ra các cuộc phát kiến địa lí tìm đường sang phương Đông.
-
C. xuất hiện phong trào Văn hóa Phục hưng.
-
D. xuất hiện các lãnh địa phong kiến.
Câu 2: Nội dung nào phản ánh đúng nguyên nhân sâu xa thúc đẩy các nước Tây Âu tiến hành những cuộc phát kiến địa lí ở thế kỉ XV - XVI?
-
A. Nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc từ các nước phương Đông.
-
B. Con đường thương mại Đông - Tây trên bộ bị ách tắc.
-
C. Nhu cầu muốn tìm hiểu, khám phá thế giới của con người.
-
D. Sự phát triển của kĩ thuật hàng hải trên thế giới.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về Thiên Chúa giáo?
-
A. Thời Trung đại, Thiên Chúa giáo là hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến.
-
B. Khi mới ra đời, Thiên Chúa giáo bị chính quyền La Mã ngăn cấm.
-
C. Có sự kế thừa giáo lí cơ bản và tín điều của đạo Do Thái.
-
D. Do Xít-đác-ta Gô-ta-ma sáng lập ra vào khoảng thế kỉ I.
Câu 4: Chính sách đối ngoại xuyên suốt của các triều đại phong kiến Trung Quốc là
-
A. Đẩy mạnh xâm lược để mở rộng lãnh thổ.
-
B. Giữ quan hệ hòa hảo, thân thiết với các nước láng giềng.
-
C. Liên kết với các nước trong khu vực cùng phát triển.
-
D. Chinh phục các nước thông qua đường biển.
Câu 5: Trong tác phẩm của mình, các nhà văn hóa thời Phục hưng đã đề cao
-
A. giáo lí của Thiên Chúa giáo.
-
B. giá trị và vẻ đẹp của con người.
-
C. quá trình cướp bóc và buôn bán nô lệ.
-
D. trật tự và lễ giáo phong kiến.
Câu 6: Mũi cực Nam châu Phi được B. Đi-a-xơ đặt tên là gì?
-
A. Mũi Hảo Vọng.
-
B. Mũi Né.
-
C. Mũi Bão Tố.
-
D. Mũi Cà Mau.
Câu 7: Sau khi đánh chiếm và lật đổ Vương triều Hồi giáo Đê-li, người Mông Cổ đã lập ra vương triều nào ở Ấn Độ?
-
A. Vương triều Mô-gôn.
-
B. Vương triều Hác-sa.
-
C. Vương triều Ma-ga-đa.
-
D. Vương triều Giúp-ta.
Câu 8: Từ thế kỉ XI, các thành thị trung đại bắt đầu xuất hiện chủ yếu là do
-
A. sự phát triển của hoạt động sản xuất.
-
B. sự phát triển của hoạt động thương mại Đông - Tây.
-
C. hoạt động trao đổi giữa các lãnh địa phát triển.
-
D. chính sách khuyến khích buôn bán của các lãnh chúa.
Câu 9: Quần thể kiến trúc nào ở Việt Nam chịu ảnh hưởng đậm nét từ văn hóa Hin-đu của Ấn Độ?
-
A. Tháp Phổ Minh
-
B. Ngọ Môn (Huế)
-
C. Thánh địa Mỹ Sơn
-
D. Chùa Một Cột
Câu 10: Tư tưởng “Đại hán” của các triều đại phong kiến Trung Quốc có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam?
-
A. Việt Nam và Trung Hoa không thiết lập quan hệ bang giao.
-
B. Hai bên thiết lập quan hệ bang giao hòa hảo, giúp đỡ nhau cùng phát triển.
-
C. Việt Nam là chư hầu và luôn nhận được sự bảo hộ của thiên triều Trung Hoa.
-
D. Luôn trở thành đối tượng xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc.
Câu 11: Nhà thiên văn học nào lần đầu tiên đã đưa ra thuyết nhật tâm để phản bác thuyết địa tâm của giáo hội Kitô?
-
A. Đan-tê.
-
B. Mi-ken-lăng-giơ.
-
C. N. Cô-péc-ních.
-
D. Xéc-van-téc.
Câu 12: Hiện nay, có hơn 80% dân số Ấn Độ tự nhận mình là tín đồ của
-
A. Ấn Độ giáo.
-
B. Thiên Chúa giáo.
-
C. Hồi giáo.
-
D. Phật giáo.
Câu 13: Phong trào Cải cách tôn giáo ở Tây Âu đã
-
A. thúc đẩy sự bùng nổ của phong trào văn hóa Phục hưng.
-
B. đánh dấu sự sụp đổ của chế độ phong kiến chuyên chế.
-
C. thủ tiêu triệt để các giáo lí, lễ nghi của Thiên chúa giáo.
-
D. khiến Thiên Chúa giáo phân chia thành hai giáo phái.
Câu 14: Hệ tư tưởng nào dưới đây có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của tri thức và văn hóa Trung Quốc thời phong kiến?
-
A. Hin-đu giáo.
-
B. Thiên Chúa giáo.
-
C. Nho giáo.
-
D. Hồi giáo.
Câu 15: Vương triều Đê-li và Vương triều Mô-gôn đều là các vương triều
-
A. do người bản địa Ấn Độ (người Đra-vi-đa) lập nên.
-
B. do người Hồi giáo gốc Mông Cổ lập nên.
-
C. do người Hồi giáo gốc Tuốc lập nên.
-
D. ngoại tộc, theo đạo Hồi.
Câu 16: Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về tình hình kinh tế của Ấn Độ dưới thời kì cai trị của Vương triều Gúp-ta?
-
A. Công cụ lao động bằng sắt được sử dụng phổ biến.
-
B. Nhiều công trình thủy lợi được xây dựng.
-
C. Có sự trao đổi hàng hóa với Ba Tư, Trung Quốc…
-
D. Diện tích canh tác bị thu hẹp.
Câu 17: Nhà khoa học nào là tác giả của câu nói nổi tiếng “Dù sao Trái Đất vấn quay”?
-
A. Ga-li-lê.
-
B. Kê-plơ.
-
C. Bru-nô.
-
D. N. Cô-péc-ních.
Câu 18: Các cuộc phát kiến địa lí đã có tác động như thế nào đến chế độ phong kiến ở châu Âu?
-
A. Đẩy nhanh quá trình khủng hoảng và tan rã của chế độ phong kiến.
-
B. Thúc đẩy quá trình hình thành của chế độ phong kiến.
-
C. Đánh dấu chế độ phong kiến ở châu Âu bước vào thời kì phát triển đỉnh cao.
-
D. Là dấu mốc đánh dấu sự chấm dứt của chế độ phong kiến ở châu Âu.
Câu 19: Nhận xét nào dưới đây không đúng khi đánh giá về văn hóa Trung Quốc thời phong kiến?
-
A. Mang tính khép kín, không có sự ảnh hướng, lan tỏa ra bên ngoài.
-
B. Có ảnh hưởng lớn đến văn hóa các nước: Việt Nam, Nhật Bản,…
-
C. Phát triển đa dạng và đạt được nhiều thành tựu.
-
D. Đóng góp nhiều thành tựu cho kho tàng văn minh nhân loại.
Câu 20: Năm 1983, Lăng Ta-giơ Ma-han được tổ chức UNESCO ghi danh là
-
A. Di sản thiên nhiên thế giới.
-
B. Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.
-
C. Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
-
D. Di sản thế giới.
Câu 21: Một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học Ấn Độ thời phong kiến là
-
A. Tiểu thuyết “Hồng lâu mộng”.
-
B. sử thi “I-li-át”.
-
C. vở kịch “Sơ-cun-tơ-la”.
-
D. sử thi “Đăm-săn”.
Câu 22: Ấn Độ là quê hương của các tôn giáo nào dưới đây?
-
A. Phật giáo và Ấn Độ giáo.
-
B. Nho giáo và Đạo giáo.
-
C. Hinđu giáo và Hồi giáo.
-
D. Thiên Chúa giáo và Hồi giáo.
Câu 23: Người sáng lập ra Vương triều Gúp-ta ở Ấn Độ là
-
A. A-cơ-ba.
-
B. San-đra Gúp-ta I.
-
C. A-sô-ca.
-
D. Mi-bi-ra-cu-la.
Câu 24: Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc dưới thời
-
A. Thời Minh – Thanh.
-
B. Thời Đường – Tống.
-
C. Thời Tần – Hán.
-
D. Thời Tống – Nguyên.
Câu 25: Đầu thế kỉ XVI, ở Tây Âu đã bắt đầu xuất hiện hình thức kinh doanh theo hướng
-
A. trao đổi bằng hiện vật.
-
B. tự cung, tự cấp.
-
C. tư bản chủ nghĩa.
-
D. khép kín, tự cấp, tự túc.
Câu 26: Ấn Độ là một bán đảo nằm ở khu vực
-
A. Đông Á.
-
B. Tây Á.
-
C. Nam Á.
-
D. Bắc Á.
Câu 27: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu là
-
A. lãnh chúa và nông nô.
-
B. địa chủ và nông dân.
-
C. nông dân và nông nô.
-
D. chủ nô và nô lệ.
Câu 28: Một trong những danh họa nổi tiếng thời Phục hưng là
-
A. Lê-ô-na đơ Vanh-xi.
-
B. Sếch-xpia.
-
C. Ga-li-lê.
-
D. Xéc-van-téc.
Câu 29: Năm 960, Triệu Khuông Dẫn lập ra
-
A. nhà Triệu.
-
B. nhà Minh.
-
C. nhà Tần.
-
D. nhà Tống.
Câu 30: Những quốc gia đi đầu trong phong trào Cải cách tôn giáo là
-
A. Anh, Pháp,
-
B. Bỉ, Hà Lan.
-
C. Đức, Thuỵ Sĩ.
-
D. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
Câu 31: Những đại diện tiêu biểu trong phong trào cải cách tôn giáo ở Tây Âu là
-
A. Lê-ô-na đờ Vanh-xi và Mi-ken-lăng-giơ.
-
B. Mác-tin Lu-thơ và Giăng Can-vanh.
-
C. Pi-e Giôn-sát và Xéc-van-téc.
-
D. Ga-li-lê và Cô-péc-ních.
Câu 32: Người đầu tiên khởi xướng Nho giáo là
-
A. Hàn Phi Tử.
-
B. Mạnh Tử.
-
C. Tuân Tử.
-
D. Khổng Tử.
Câu 33: Những nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc dưới thời Đường là
-
A. La Quán Trung, Tào Tuyết Cần, Bạch Cư Dị .
-
B. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Ngô Thừa Ân.
-
C. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị.
-
D. Tư Mã Thiên, Đổng Trọng Thư, Ngô Thừa Ân.
Câu 34: Phong trào Văn hóa Phục hưng được khởi nguồn từ quốc gia nào?
-
A. Pháp.
-
B. Thụy Sĩ.
-
C. Đức.
-
D. Italia.
Câu 35: Thế kỉ III, người Giéc-man và các bộ tộc khác từ phương Bắc đã
-
A. tấn công, làm sụp đổ đế chế La Mã.
-
B. sáng tạo ra đạo Thiên Chúa.
-
C. hình thành nên các vương quốc mới ở Tây Âu.
-
D. tràn xuống nhâm nhập La Mã.
Câu 36: Quá trình quý tộc và địa chủ Anh cướp đoạt ruộng đất của nông dân, lập đồng cỏ chăn nuôi cừu đã được Tô-mát Mo-rơ gọi là
-
A. “Cướp đất - lập đồn điền”.
-
B. “Cướp đất - lập điền trang”.
-
C. “Người ăn thịt cừu”.
-
D. “Cừu ăn thị người”.
Câu 37: Ở Tây Âu thời trung đại, nông nô được hình thành từ những lực lượng nào?
-
A. Tăng lữ giáo hội.
-
B. Thủ lĩnh quân sự và tăng lữ giáo hội.
-
C. Nông dân bị mất đất và nô lệ được giải phóng.
-
D. Quý tộc người Giéc-man.
Câu 38: Những quốc gia nào đi đầu trong các cuộc phát kiến địa lý thời trung đại?
-
A. Trung Quốc, Ấn Độ.
-
B. Pháp, Đức.
-
C. Mĩ, Anh.
-
D. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
Câu 39: Quá trình xâm nhập của Hồi giáo vào khu vực Đông Nam Á đã đưa đến sự ra đời của quốc gia nào dưới đây?
-
A. A-chê.
-
B. Lan Xang.
-
C. Xu-khô-thay-a.
-
D. Chăm-pa.
Câu 40: Trong các thế kỉ XIV - XVII, giai cấp tư sản đang lên ở châu Âu đã chống lại giáo lí của tôn giáo nào?
-
A. Phật giáo.
-
B. Hồi giáo.
-
C. Thiên Chúa giáo.
-
D. Ấn Độ giáo.