NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nội dung nào sau đây là điểm mới về sản xuất thủ công nghiệp của Trung Quốc dưới thời Minh, Thanh?
-
A. Sản phẩm làm ra được nhân dân trao đổi ở nhiều nơi.
-
B. Được chuyên môn hoá và sử dụng nhiều nhân công.
-
C. Có nhiều loại hình sản phẩm, do nhân dân làm ra.
-
D. Xuất hiện các nghề thủ công truyền thống ở nhiều nơi.
Câu 2: Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến?
-
A. La Bàn.
-
B. Kĩ thuật làm giấy.
-
C. Kĩ thuật in.
-
D. Bê tông.
Câu 3: Thời phong kiến, văn hóa Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ nền văn hóa nào?
-
A. Ấn Độ.
-
B. La Mã.
-
C. Ai Cập.
-
D. Nhật Bản.
Câu 4: Tác phẩm văn học nào của Trung Quốc thời phong kiến gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ người Việt Nam?
-
A. Vở kịch “Tây Sương Kí”.
-
B. Tiểu thuyết “Tây du kí”.
-
C. Vở kịch “Đậu Nga oan”.
-
D. Bài thơ “Tĩnh dạ tứ”.
Câu 5: Những giai cấp mới được hình thành trong xã hội Tây Âu thời hậu kì trung đại là
-
A. lãnh chúa và nông nô.
-
B. nông dân và địa chủ.
-
C. tư sản và vô sản.
-
D. nông nô và nô lệ.
Câu 6: Cải cách tôn giáo đã làm Thiên Chúa giáo phân chia thành 2 giáo phái là
-
A. phái bảo thủ và phái Cộng hòa.
-
B. Cựu giáo và Tân giáo.
-
C. phái cải cách và phái bạo động.
-
D. phái ôn hòa và phái cấp tiến.
Câu 7: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tiền đề để các nhà thám hiểm Tây Âu tiến hành các cuộc phát kiến địa lý cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI?
-
A. Ước mơ khám phá, chinh phục tự nhiên của con người.
-
B. Nhu cầu tìm kiếm con đường thương mại mới sang phương Tây.
-
C. Sự tài trợ về tài chính của chính phủ các nước Tây Âu.
-
D. Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật, đặc biệt là ngành hàng hải.
Câu 8: Giai cấp vô sản không được hình thành từ lực lượng nào dưới đây?
-
A. Nông dân bị mất ruộng đất.
-
B. Thợ thủ công bị phá sản.
-
C. Quý tộc và thương nhân.
-
D. Nô lệ bị bắt, bị bán.
Câu 9: Nội dung nào sau đây nhận xét đúng về phong trào Văn hoá Phục hưng?
-
A. Phê phán thành tựu khoa học tự nhiên.
-
B. Diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
-
C. Chỉ diễn ra trên lĩnh vực nghệ thuật.
-
D. Để cao Giáo hội Thiên Chúa giáo.
Câu 10: Những đại diện tiêu biểu trong phong trào cải cách tôn giáo ở Tây Âu là
-
A. Pi-e Giôn-sát và Xéc-van-téc.
-
B. Mác-tin Lu-thơ và Giăng Can-vanh.
-
C. Lê-ô-na đờ Vanh-xi và Mi-ken-lăng-giơ.
-
D. Ga-li-lê và Cô-péc-ních.
Câu 11: Một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học Ấn Độ thời phong kiến là
-
A. sử thi “I-li-át”.
-
B. sử thi “Đăm-săn”.
-
C. vở kịch “Sơ-cun-tơ-la”.
-
D. Tiểu thuyết “Hồng lâu mộng”.
Câu 12: Quá trình xâm nhập của Hồi giáo vào khu vực Đông Nam Á đã đưa đến sự ra đời của quốc gia nào dưới đây?
-
A. Lan Xang.
-
B. A-chê.
-
C. Chăm-pa.
-
D. Xu-khô-thay-a.
Câu 13: Nội dung nào dưới đây là hệ quả tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV - XVI?
-
A. Thúc đẩy sự khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến.
-
B. Là cuộc cách mạng thực sự trên lĩnh vực giao thông và tri thức.
-
C. Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
-
D. Thị trường thế giới được mở rộng, thương nghiệp phát triển.
Câu 14: Cuộc phát kiến địa lí nào đã kết nối tất cả các châu lục lại với nhau?
-
A. Phát kiến của C. Cô-lôm-bô.
-
B. Phát kiến của B. Đi-a-xơ.
-
C. Phát kiến của Va-xcô đơ Ga-ma.
-
D. Phát kiến của Ph. Ma-gien-lăng.
Câu 15: Vương triều nào sau đây có vai trò to lớn trong việc thống nhất Ấn Độ vào thế kỉ IV?
-
A. Vương triều Gúp-ta.
-
B. Vương triều của Hác-sa.
-
C. Vương triều Đê-li.
-
D. Vương triều Mô-gôn.
Câu 16: Sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc dưới thời Đường được phát triển mạnh mẽ nhờ thực hiện chính sách nào sau đây?
-
A. Đem quân chiếm Nội Mông.
-
B. Củng cố việc cai trị ở các châu, phủ.
-
C. Khai thông “con đường Tơ lụa”.
-
D. Áp dụng chế độ quân điền.
Câu 17: Các cuộc phát kiến địa lí đã có tác động như thế nào đến chế độ phong kiến ở châu Âu?
-
A. Là dấu mốc đánh dấu sự chấm dứt của chế độ phong kiến ở châu Âu.
-
B. Thúc đẩy quá trình hình thành của chế độ phong kiến.
-
C. Đẩy nhanh quá trình khủng hoảng và tan rã của chế độ phong kiến.
-
D. Đánh dấu chế độ phong kiến ở châu Âu bước vào thời kì phát triển đỉnh cao.
Câu 18: Hệ tư tưởng thống trị trong đời sống chính trị, xã hội Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX là
-
A. Nho giáo.
-
B. Phật giáo.
-
C. Đạo giáo.
-
D. Thiên Chúa giáo.
Câu 19: Mục đích chính của giai cấp tư sản Tây Âu khi khởi xướng phong trào Văn hóa Phục hưng là để
-
A. lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền dân chủ tư sản.
-
B. cải biến Ki-tô giáo cho phù hợp với đặc điểm giai cấp mình.
-
C. khôi phục tinh hoa văn hóa của Hi Lạp, Rôma cổ đại.
-
D. xây dựng nền văn hóa mới của mình, chống lại quan điểm Ki-tô giáo.
Câu 20: Một trong “tứ đại danh tác” của văn học Trung Quốc thời phong kiến là
-
A. Vở kịch “Đậu Nga oan”.
-
B. Vở kịch “Tây Sương Kí”.
-
C. Bài thơ “Tĩnh dạ tứ”.
-
D. Tiểu thuyết “Tây du kí”.
Câu 21: Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Campuchia thời phong kiến là
-
A. thánh địa Mỹ Sơn.
-
B. đền Ăng-co Vát.
-
C. Đại bảo tháp San-chi.
-
D. Thạt Luổng.
Câu 22: Ý nào sau đây đúng về sự phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang?
-
A. Giai đoạn phát triển thịnh đạt nhất của Lào là thế kỉ XV - XVIII.
-
B. Thực hiện nhiều cuộc chiến tranh xâm chiếm các nước láng giềng.
-
C. Lào là một vương quốc lớn mạnh ở lưu vực sông Hồng.
-
D. Người Lào chủ yếu canh tác lúa nương, lúa nước, săn bắn, đánh cá.
Câu 23: Vương quốc Lan Xang là tiền thân của quốc gia nào hiện nay?
-
A. Mi-an-ma.
-
B. Lào.
-
C. Cam-pu-chia.
-
D. Phi-lip-pin.
Câu 24: Trong cuộc kháng chiến chống Tống (981), quân dân Tiền Lê đã học tập kế sách đánh giặc nào của Ngô Quyền?
-
A. Tiên phát chế nhân.
-
B. Vườn không nhà trống.
-
C. Đánh nhanh thắng nhanh.
-
D. Đóng cọc trên sông Bạch Đằng.
Câu 25: Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?
“Vua nào khởi nghiệp Tiền Lê
Giữa trong thế sự trăm bề khó khăn”?
-
A. Lê Hoàn.
-
B. Lê Long Đĩnh.
-
C. Ngô Quyền.
-
D. Đinh Bộ Lĩnh.
Câu 26: Vương quốc Cam-pu-chia ra đời gắn liền với sự kiện nào sau đây?
-
A. Vua Giay-a-vắc-man II lãnh đạo người Khơ-me giành lại độc lập.
-
B. Người Gia-va hợp nhất Thuỷ Chân Lạp và Lục Chân Lạp.
-
C. Sự liên minh giữa các bản làng và mường cổ.
-
D. Thủ lĩnh Pha Ngừm lãnh đạo người Khơ-me giành lại độc lập.
Câu 27: Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta có chuyển biến như thế nào?
-
A. Nhà Nam Hán đem quân xâm lược trở lại.
-
B. Ngô Xương Văn nhường ngôi cho Dương Tam Kha.
-
C. Đất nước lâm vào tình trạng phân tán, cát cứ.
-
D. Đinh Bộ Lĩnh rời đô về thành Đại La.
Câu 28: Sau khi lên ngôi, Ngô Quyền đã chọn địa điểm nào làm kinh đô cho nhà nước độc lập?
-
A. Phong Châu (Phú Thọ).
-
B. Phú Xuân (Huế).
-
C. Cổ Loa (Hà Nội).
-
D. Hoa Lư (Ninh Bình).
Câu 29: Nội dung nào dưới đây thể hiện rõ nhất ý thức độc lập, tự chủ của Ngô Quyền?
-
A. Chủ động thiết lập quan hệ bang giao với nhà Nam Hán.
-
B. Xưng là Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt.
-
C. Bãi bỏ chức tiết độ sứ, thiết lập một chính quyền mới.
-
D. Lên ngôi vua, thực hiện thần phục nhà Tống.
Câu 30: Biểu hiện nào sau đây không phản ánh đúng sự phát triển của Cam-pu-chia thời Ăng-co?
-
A. Trở thành một thể lực hùng mạnh ở Đông Nam Á.
-
B. Là vương quốc có phạm vi ảnh hưởng lớn nhất khu vực châu Á.
-
C. Tiến hành chiến tranh, mở rộng ảnh hưởng đến Lào và Thái Lan.
-
D. Xây dựng nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền.
Câu 31: Nhà Tiền Lê được thành lập trong hoàn cảnh như thế nào?
-
A. Nhà Tống đang lăm le xâm phạm bờ cõi.
-
B. Đất nước thái bình, nhân dân ấm no.
-
C. Đất nước rơi vào tình trạng “loạn 12 sứ quân”.
-
D. Đại Cồ Việt bị nhà Tống đô hộ.
Câu 32: Trong các thế kỉ X – XV, tôn giáo nào giữ vai trò chủ đạo của Vương quốc Cam-pu-chia?
-
A. Thiên chúa giáo.
-
B. Đạo giáo.
-
C. Hin-đu giáo.
-
D. Phật giáo.
Câu 33: Quần thể Di tích Quốc gia đặc biệt nào ở Việt Nam gắn liền với sự nghiệp của các nhân vật lịch sử thời Đinh, Tiền Lê và khởi đầu nhà Lý?
-
A. Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình).
-
B. Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
-
C. Quần thể danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh).
-
D. Khu di tích Cổ Loa (Hà Nội).
Câu 34: Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Tổng của nhà Tiền Lê (981) gắn liền với địa danh lịch sử nào sau đây?
-
A. Lạng Sơn.
-
B. Cổ Loa.
-
C. Sông Mê Công.
-
D. Sông Bạch Đằng.
Câu 35: Cư dân Cam-pu-chia sử dụng phổ biến các loại chữ nào?
-
A. Chữ Phạn và Chữ Pa-li.
-
B. Chữ tượng hình và chữ Nôm.
-
C. Chữ La-tinh và chữ Hán.
-
D. Chữ Phạn và chữ Khơ-me.
Câu 36: Công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu của Vương quốc Lào là
-
A. đô thị cổ Pa-gan.
-
B. đền tháp Bô-rô-bu-đua.
-
C. chùa Vàng.
-
D. Thạt Luổng.
Câu 37: Công trình kiến trúc nào dưới đây không phải là thành tựu của cư dân Đông Nam Á thời phong kiến?
-
A. Đại bảo tháp San-chi.
-
B. Chùa Suê-đa-gon.
-
C. Đền tháp Pa-gan.
-
D. Hoàng thành Thăng Long.
Câu 38: Kế sách cắm cọc trên sông Bạch Đằng của Lê Hoàn được kế thừa, vận dụng từ cuộc đấu tranh nào trong lịch sử dân tộc?
-
A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 43).
-
B. Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất (931).
-
C. khởi nghĩa Lý Bí (542 - 603).
-
D. Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền (938).
Câu 39: Quá trình hình thành của Vương quốc Lào gắn liền với sự kiện nào sau đây?
-
A. Năm 1456, thủ lĩnh Pha Ngừm lập ra Vương quốc Khơ-me.
-
B. Năm 1353, thủ lĩnh Pha Ngừm lập ra Vương quốc Lan Xang.
-
C. Sự liên kết của các xiềng và mường cổ.
-
D. Sự phát triển của kinh tế nông nghiệp trồng lúa.
Câu 40: Tên gọi của Vương quốc Lang Xang có nghĩa là gì?
-
A. Niềm vui lớn.
-
B. Sự trường tồn.
-
C. Triệu mùa xuân.
-
D. Triệu voi