NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành gắn liền với sự xuất hiện của 2 giai cấp cơ bản là
-
A. nông dân và địa chủ.
-
B. lãnh chúa và nông nô.
-
C. tư sản và vô sản.
-
D. nông nô và nô lệ.
Câu 2: Cơ quan chép sử của chính quyền phong kiến nhà Đường được gọi là
-
A. Tôn Nhân Phủ.
-
B. Quốc sử viện.
-
C. Sử quán.
-
D. Quốc Tử Giám.
Câu 3: Người có công thống nhất các mường Lào và sáng lập nước Lan Xang là?
-
A. Khún Bolom
-
B. Pha Ngừm
-
C. Xulinha Vôngxa
-
D. Chậu A Nụ
Câu 4: Nguyên nhân chính khiến vương quốc Lan Xang suy yếu từ thế kỉ XVIII là
-
A. Những cuộc tranh chấp ngôi vua trong hoàng tộc.
-
B. Người Thái di cư và làm phân tán Lào.
-
C. Các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng phát.
-
D. Pháp gây chiến tranh xâm lược Lào.
Câu 5: Nhận xét nào sau đây chính xác khi đánh giá về tổ chức nhà nước thời Lý so với các thời kì trước?
-
A. Còn đơn giản, sơ khai, quyền lực của nhà vua bị hạn chế.
-
B. Chính quyền quân chủ chuyên chế tập trung quyền lực đến đỉnh cao.
-
C. Chính quyền quân chủ, khoảng cách giữa chính quyền với nhân dân rất lớn.
-
D. Tiếp tục được hoàn thiện nhưng quyền lực của nhà vua vẫn còn bị hạn chế.
Câu 6: Ấn Độ giáo bắt nguồn từ
-
A. đạo Bà-la-môn.
-
B. Tô-tem giáo.
-
C. Gia-na giáo.
-
D. Kì-na giáo.
Câu 7: Nhà Mãn Thanh đạt được sự phát triển ổn định dưới thời kì cai trị của 3 vị vua nào?
-
A. Thuận Trị, Gia Khánh, Quang Tự.
-
B. Khang Hy, Ung Chính, Càn Long.
-
C. Gia Khánh, Hàm Phong, Phổ Nghi.
-
D. Thuận Trị, Quang Tự, Phổ Nghi.
Câu 8: Người thực hiện chuyến hành trình thám hiểm qua cực Nam châu Phi, cập bến Ca-li-cút (Ấn Độ) năm 1498 là
-
A. Ph. Ma-gien-lan.
-
B. Va-xcô đơ Ga-ma.
-
C. C. Cô-lôm-bô.
-
D. Đi-a-xơ.
Câu 9: Vương triều Mô-gôn ở Ấn Độ do tộc người nào lập nên?
-
A. Người Tuốc.
-
B. Người Mông Cổ.
-
C. Người Anh-điêng.
-
D. Người Đra-vi-đa.
Câu 10: Biểu hiện nào sau đây không phản ánh được sự phồn thịnh của kinh thành Thăng Long thời nhà Lý?
-
A. Cung điện được xây dựng nguy nga tráng lệ
-
B. Dân cư tập trung đông đúc phóa ngoài hoàng thành
-
C. Hệ thống phường hội thủ công, chợ phát triển
-
D. Các thương nhân châu Âu bến buôn bán và lập thương điếm
Câu 11: Vương quốc cổ Tha-tơn được hình thành ở địa danh nào của Đông Nam Á ngày nay?
-
A. Bán đảo Mã Lai.
-
B. Lưu vực sông I-ra-oa-đi.
-
C. In-đô-nê-xi-a.
-
D. Miền Trung Việt Nam.
Câu 12: Người Ấn Độ có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là loại chữ gì?
-
A. Chữ Phạn.
-
B. Chữ Ka-na.
-
C. Chữ Hán.
-
D. Chữ La-tinh.
Câu 13: Người dán Luận văn 95 điều lên cổng trường Đại học Vít-ten-bớt (Đức) là ai?
-
A. Xéc-van-téc.
-
B. Mác-tin Lu-thơ.
-
C. Mi-ken-lăng-giơ.
-
D. Giăng Can-vanh.
Câu 14: Ý không phản ánh đúng nét nổi bật của Campuchia thời kì phát triển nhất (thế kỉ IX – XV) là
-
A. Đạt được nhiều thành tựu về văn hóa (xây dựng đền, tháp…)
-
B. Kinh tế phát triển mạnh, xã hội ổn định
-
C. Chuyển kinh đô về Phnôm Pênh
-
D. Không ngừng mở rộng quyền lực, lãnh thổ của vương quốc.
Câu 15: Cải cách tôn giáo đã làm bùng lên cuộc đấu tranh rộng lớn ở
-
A. Mĩ.
-
B. Tây Ban Nha.
-
C. Hà Lan.
-
D. Đức.
Câu 16: Ở Tây Âu thời phong kiến, mỗi lãnh chúa phong kiến đều
-
A. có một lãnh địa riêng.
-
B. có một thành thị mang tên mình.
-
C. lao động vất cả cùng với nông nô.
-
D. miễn giảm tô, thuế cho nông nô.
Câu 17: Thời kì cai trị của nhà Lý, quan hệ giữa Đại Việt và Cham-pa như thế nào?
-
A. Xung đột dẫn tới liên tiếp gây chiến tranh
-
B. Quan hệ bình thường
-
C. Mâu thuẫn xung đột theo thời gian
-
D. Hòa hiếu thân thiện
Câu 18: Nhà thơ tiêu biểu của Trung Quốc dưới thời Đường là
-
A. Tào Tuyết Cần.
-
B. La Quán Trung.
-
C. Bạch Cư Dị.
-
D. Ngô Thừa Ân.
Câu 19: Cải cách tôn giáo đã làm Thiên Chúa giáo phân chia thành 2 giáo phái là
-
A. phái bảo thủ và phái Cộng hòa.
-
B. Cựu giáo và Tân giáo.
-
C. phái cải cách và phái bạo động.
-
D. phái ôn hòa và phái cấp tiến.
Câu 20: Hai tác phẩm bất hủ: khúc bi ca “Sứ mây” và vở kịch “Sơ-cun-nơ-la” là của tác giả nào?
-
A. Xít-đác-ta Gô-ta-ma.
-
B. Ca-li-đa-xa.
-
C. A-cơ-ba.
-
D. San-đra Gup-ta I.
Câu 21: Các cuộc phát kiến địa lí đã có tác động như thế nào đến chế độ phong kiến ở châu Âu?
-
A. Đẩy nhanh quá trình khủng hoảng và tan rã của chế độ phong kiến.
-
B. Là dấu mốc đánh dấu sự chấm dứt của chế độ phong kiến ở châu Âu.
-
C. Đánh dấu chế độ phong kiến ở châu Âu bước vào thời kì phát triển đỉnh cao.
-
D. Thúc đẩy quá trình hình thành của chế độ phong kiến.
Câu 22: Ấn Độ là một bán đảo nằm ở khu vực
-
A. Đông Á.
-
B. Nam Á.
-
C. Bắc Á.
-
D. Tây Á.
Câu 23: Sau Cải cách tôn giáo, Thiên Chúa giáo phân chia thành mấy giáo phái?
-
A. 4 giáo phái.
-
B. 3 giáo phái.
-
C. 5 giáo phái.
-
D. 2 giáo phái.
Câu 24: Theo Mác-tin Lu-thơ, con người được Chúa cứu vớt là do
-
A. lòng chân thành của đức tin.
-
B. có nhiều tài sản.
-
C. trung thành tuyệt đối với Giáo hoàng.
-
D. thực hành đầy đủ các nghi lễ.
Câu 25: Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc dưới thời
-
A. Thời Đường – Tống.
-
B. Thời Tần – Hán.
-
C. Thời Tống – Nguyên.
-
D. Thời Minh – Thanh.
Câu 26: Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến?
-
A. Kĩ thuật in.
-
B. Kĩ thuật làm giấy.
-
C. La Bàn.
-
D. Bê tông.
Câu 27: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về giai cấp tư sản?
-
A. Được hình thành từ lực lượng: nông dân bị mất ruộng đất.
-
B. Giai cấp tư sản trở thành lực lượng lao động làm thuê.
-
C. Giai cấp tư sản thuê mướn, bóc lột vô sản để thu lợi nhuận.
-
D. Xuất thân từ lực lượng thợ thủ công bị mất tư liệu sản xuất.
Câu 28: Quần thể kiến trúc nào ở Việt Nam chịu ảnh hưởng đậm nét từ văn hóa Hin-đu của Ấn Độ?
-
A. Tháp Phổ Minh
-
B. Ngọ Môn (Huế)
-
C. Thánh địa Mỹ Sơn
-
D. Chùa Một Cột
Câu 29: Tư tưởng “Đại hán” của các triều đại phong kiến Trung Quốc có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam?
-
A. Việt Nam là chư hầu và luôn nhận được sự bảo hộ của thiên triều Trung Hoa.
-
B. Luôn trở thành đối tượng xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc.
-
C. Hai bên thiết lập quan hệ bang giao hòa hảo, giúp đỡ nhau cùng phát triển.
-
D. Việt Nam và Trung Hoa không thiết lập quan hệ bang giao.
Câu 30: Những thay đổi về kinh tế ở Tây Âu đầu thế kỉ XVI đã tác động như thế nào đến xã hội?
-
A. Thế lực của tăng lữ Giáo hội được củng cố.
-
B. Hình thành các giai cấp mới là: lãnh chúa và nông nô.
-
C. Đời sống của nông dân, thợ thủ công được cải thiện.
-
D. Hình thành các giai cấp mới là: tư sản và vô sản.
Câu 31: Đoàn thám hiểm của C. Cô-lôm-bô đã phát hiện ra châu lục nào?
-
A. Châu Á.
-
B. Châu Phi.
-
C. Châu Mĩ.
-
D. Châu Âu.
Câu 32: Trong tác phẩm của mình, các nhà văn hóa thời Phục hưng đã đề cao
-
A. trật tự và lễ giáo phong kiến.
-
B. giá trị và vẻ đẹp của con người.
-
C. giáo lí của Thiên Chúa giáo.
-
D. quá trình cướp bóc và buôn bán nô lệ.
Câu 33: Ở Tây Âu thời trung đại, nông nô được hình thành từ những lực lượng nào?
-
A. Tăng lữ giáo hội.
-
B. Nông dân bị mất đất và nô lệ được giải phóng.
-
C. Quý tộc người Giéc-man.
-
D. Thủ lĩnh quân sự và tăng lữ giáo hội.
Câu 34: Nhận xét nào dưới đây không đúng khi đánh giá về văn hóa Trung Quốc thời phong kiến?
-
A. Đóng góp nhiều thành tựu cho kho tàng văn minh nhân loại.
-
B. Mang tính khép kín, không có sự ảnh hướng, lan tỏa ra bên ngoài.
-
C. Có ảnh hưởng lớn đến văn hóa các nước: Việt Nam, Nhật Bản,…
-
D. Phát triển đa dạng và đạt được nhiều thành tựu.
Câu 35: Phong trào Văn hóa Phục hưng được khởi nguồn từ quốc gia nào?
-
A. Thụy Sĩ.
-
B. Italia.
-
C. Pháp.
-
D. Đức.
Câu 36: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về Thiên Chúa giáo?
-
A. Thời Trung đại, Thiên Chúa giáo là hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến.
-
B. Có sự kế thừa giáo lí cơ bản và tín điều của đạo Do Thái.
-
C. Khi mới ra đời, Thiên Chúa giáo bị chính quyền La Mã ngăn cấm.
-
D. Do Xít-đác-ta Gô-ta-ma sáng lập ra vào khoảng thế kỉ I.
Câu 37: Dưới thời nhà Lý, cơ cấu hành chính được sắp xếp như thế nào?
-
A. Lộ-Huyện-Hương, xã
-
B. Lộ-Phủ-Châu, xã
-
C. Lộ-Phủ-Châu-Hương, xã
-
D. Lộ-Phủ-Huyện-Hương, xã
Câu 38: Quốc gia Việt Nam ngày nay được xây dựng trên cơ sở của các quốc gia cổ đại nào?
-
A. Văn Lang, Phù Nam
-
B. Âu Lạc, Cham-pa, Phù Nam
-
C. Pa-gan, Cham-pa
-
D. Phù Nam, Su-khô-thay, Lan Xang
Câu 39: Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của văn minh Trung Quốc?
-
A. Kĩ thuật làm giấy.
-
B. Dụng cụ đô động đất (địa động nghi).
-
C. Hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở.
-
D. La Bàn.
Câu 40: Một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học Ấn Độ thời phong kiến là
-
A. vở kịch “Sơ-cun-tơ-la”.
-
B. sử thi “Đăm-săn”.
-
C. sử thi “I-li-át”.
-
D. Tiểu thuyết “Hồng lâu mộng”.