CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Người ta có thể sử dụng năng lượng hóa thạch trực tiếp bằng cách nào?
-
A. Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch.
- B. Hóa lỏng nhiên liệu hóa thạch.
- C. Phân hủy nhiên liệu hóa thạch.
- D. Làm thăng hoa nhiên liệu hóa thạch.
Câu 2: Thực vật hấp thụ khí nào trong khí quyển?
- A. CO.
-
B. CO2.
- C. CH4.
- D. H2.
Câu 3: Năng lượng trong vòng tuần hoàn của nước đến từ đâu?
- A. Sông, hồ, biển.
- B. Trái Đất.
-
C. Mặt Trời.
- D. Mặt Trăng.
Câu 4: Vòng tuần hoàn của nước đã tạo ra những gì?
- A. Sấm, sét.
- B. Mây, mưa.
- C. Gió, bão.
-
D. Sông, suối và thác nước.
Câu 5: Để tận dụng không gian và tăng sản lượng điện, người ta thường kết hợp xây dựng
-
A. các trang trại điện gió và điện mặt trời.
- B. các nhà máy thủy điện và nhiệt điện.
- C. các nông trại nông sản và hải sản.
- D. các hệ thống chuyển đổi năng lượng.
Câu 6: Đâu không phải là sản phẩm của dầu mỏ?
- A. Khí hóa lỏng.
- B. Xăng.
-
C. Gỗ.
- D. Dầu.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng về dòng năng lượng trong một hệ sinh thái?
-
A. Có thể được chuyển đổi từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác.
- B. Tạo thành chu kì trong hệ sinh thái, được sử dụng lại liên tục.
- C. Ít phụ thuộc vào nguồn năng lượng mặt trời.
- D. Tạo thành dòng qua hệ sinh thái, mức độ tiêu hao ít dần qua các bậc dinh dưỡng.
Câu 8: Nhiên liệu hóa thạch không có ưu điểm nào dưới đây?
- A. Dễ sử dụng.
- B. Là nguồn nhiên liệu vô tận.
-
C. Chi phí khai thác rẻ.
- D. Giá thành không quá cao.
Câu 9: Đâu không phải nguyên nhân tạo thành sóng biển?
- A. Tác dụng của gió.
- B. Hoạt động địa chấn.
- C. Hoạt động của thủy triều.
-
D. Năng lượng mặt trời.
Câu 10: Đâu không phải là biện pháp bảo vệ môi trường?
- A. Phân loại rác thải, phục vụ cho việc xử lí rác thải và tái chế đạt hiệu quả cao nhất.
- B. Giữ gìn cảnh quan, môi trường xanh – sạch – đẹp.
- C. Sử dụng tiết kiệm năng lượng, hạn chế các phương tiện giao thông cá nhân.
-
D. Hạn chế sử dụng các loại dụng cụ, chất liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Câu 11: Muốn lắp đặt và thu được lượng lớn năng lượng mặt trời, cần có diện tích như thế nào?
- A. Khu vực hẹp (cỡ vài trăm m2).
- B. Khu vực hẹp (cỡ vài km2).
-
C. Khu vực rộng (cỡ hàng trăm hecta).
- D. Khu vực rộng (cỡ hàng trăm km2).
Câu 12: Vì sao nhu cầu sử dụng năng lượng của con người ngày càng lớn?
-
A. Dân số tăng lên và mức sống ngày càng cao.
- B. Diện tích đất ngày càng thu hẹp do lượng nước biển dâng cao.
- C. Năng lượng tái tạo ngày càng hạn chế và cạn kiệt.
- D. Do việc áp dụng các biện pháp và kĩ thuật vào đời sống.
Câu 13: Nguồn phát điện gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là
- A. nhà máy phát điện gió.
- B. pin mặt trời.
- C. nhà máy thủy điện.
-
D. nhà máy nhiệt điện.
Câu 14: Để làm bốc hơi nước ở sông, hồ, biển và đại dương, năng lượng mặt trời đã chuyển hóa thành dạng năng lượng nào?
-
A. Năng lượng nhiệt.
- B. Năng lượng hóa học.
- C. Năng lượng cơ học.
- D. Năng lượng sinh khối.
Câu 15: Nguyên nhân dẫn đến năng lượng thủy triều là gì?
- A. Do những chuyển động ngầm ở dưới lòng đất
-
B. Nhờ sự chênh lệch về lực hấp dẫn do Mặt Trăng và Mặt Trời tác dụng vào khối nước ở các đại dương.
- C. Từ các nguồn nhiệt tự nhiên trong lòng Trái Đất.
- D. Do các nguồn dự trữ năng lượng có nguồn gốc từ Mặt Trời.
Câu 16: Tại sao nói năng lượng hóa thạch có nguồn gốc từ Mặt Trời?
- A. Do năng lượng Mặt Trời được bầu khí quyển hấp thụ.
- B. Do năng lượng tạo ra vòng tuần hoàn của nước.
- C. Do sự hình thành thực vật trong quá trình quang hợp.
-
D. Do sự hình thành qua các quá trình biến đổi địa chất trong hàng triệu năm.
Câu 17: Vì sao hiện nay, tỉ lệ sử dụng ô tô điện, xe máy điện có xu hướng tăng?
-
A. Vì các phương tiện hoạt động bằng năng lượng điện và không thải ra các khí nhà kính.
- B. Vì các phương tiện hoạt động bằng năng lượng điện, đây là nguồn năng lượng dồi dào, tuy nhiên không ổn định.
- C. Vì các phương tiện này có thể biến đổi năng lượng điện năng thành năng lượng nhiệt năng.
- D. Vì các phương tiện này có thể sử dụng được từ năng lượng tái tạo và có thể bổ sung trong một thời gian ngắn.