CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Sự nhân đôi của DNA trên cơ sở nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn có tác dụng
- A. chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào.
- B. chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ cơ thể.
-
C. đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
- D. đảm bảo duy trì thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất.
Câu 2: RNA được tổng hợp theo mấy nguyên tắc? Đó là những nguyên tắc nào?
-
A. 2 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu
- B. 2 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn
- C. 2 nguyên tắc: nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bán bảo toàn
- D. 3 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bán bảo toàn
Câu 3: Mối quan hệ giữa gene và tính trạng được biểu hiện qua sơ đồ:
- A. gene (DNA) → tRNA → Polypeptide → protein → Tính trạng.
- B. gene (DNA) → mRNA → tRNA → protein → Tính trạng.
-
C. gene (DNA) → mRNA → Polypeptide → protein → Tính trạng.
- D. gene (DNA) → mRNA → tRNA → Polypeptide → Tính trạng.
Câu 4: Thông tin di truyền trong DNA được biểu hiện thành tính trạng trong đời cá thể nhờ cơ chế
- A. nhân đôi DNA và phiên mã.
- B. nhân đôi DNA và dịch mã.
-
C. phiên mã và dịch mã.
- D. nhân đôi DNA, phiên mã và dịch mã.
Câu 5: Cặp nitrogenous base nào sau đây không có liên kết hydrogene bổ sung?
-
A. U và T.
- B. T và A.
- C. A và U.
- D. G và C.
Câu 6: Làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã là nhiệm vụ của
- A. mạch mã hoá.
-
B. mRNA.
- C. tRNA.
- D. mạch mã gốc.
Câu 7: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử
- A. DNA và RNA.
- B. protein.
-
C. RNA.
- D. DNA.
Câu 8: Đơn vị được sử dụng để giải mã cho thông tin di truyền nằm trong chuỗi polipeptit là
- A. anticodon.
-
B. amino acid.
- B. codon.
- C. triplet.
Câu 9: Quá trình phiên mã xảy ra ở
- A. sinh vật nhân chuẩn, vi khuẩn.
-
B. sinh vật có DNA mạch kép.
- C. sinh vật nhân chuẩn, virus.
- D. virus, vi khuẩn.
Câu 10: Trong quá trình phiên mã, chuỗi polyribonucleotide được tổng hợp theo chiều nào?
- A. 3’ → 3’.
- B. 3’ → 5’.
-
C. 5’ → 3’.
- D. 5’ → 5’.
Câu 11: Đơn vị mã hoá cho thông tin di truyền trên mRNA được gọi là
- A. anticodon.
-
B. codon.
- C. triplet.
- D. amino acid.
Câu 12: Quá trình tổng hợp protein được gọi là
- A. sao mã.
- B. tự sao.
-
C. dịch mã.
- D. khớp mã.
Câu 13: Quá trình tổng hợp protein xảy ra ở
- A. trong nhân tế bào.
- B. trên phân tử DNA.
- C. trên màng tế bào.
-
D. tại ribosome của tế bào chất.
Câu 14: Kết quả của quá trình dịch mã là
- A. tạo ra phân tử mRNA mới.
- B. tạo ra phân tử tRNA mới.
- C. tạo ra phân tử rRNA mới.
-
D. tạo ra chuỗi polypeptide mới.
Câu 15: Bản chất mối liên hệ giữa protein và tính trạng là
- A. protein tham gia vào các hoạt động sinh lí của tế bào, trên cơ sở đó tính trạng được biểu hiện.
-
B. protein tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng.
- C. protein là thành phần cấu trúc của tế bào, trên cơ sở đó tính trạng được biểu hiện.
- D. protein đóng vai trò xúc tác cho mọi quá trình sinh lí của tế bào và cơ thể, tạo điều kiện cho tính trạng được biểu hiện.
Câu 16: Có 1 phân tử DNA tự nhân đôi 3 lần thì số phân tử DNA được tạo ra sau quá trình nhân đôi bằng:
- A. 5.
- B. 6.
- C. 7.
-
D. 8.
Câu 17: Sự biểu hiện tính trạng của con giống với bố mẹ là do
- A. kiểu gene của con giống với kiểu gene của bố mẹ.
- B. DNA của con giống với DNA của bố mẹ.
- C. mRNA của con giống với mRNA của bố mẹ.
-
D. protein của con giống với protein của bố mẹ.
Câu 18: Phát biểu nào dưới đây về quá trình dịch mã là đúng?
- A. Mỗi mRNA chỉ liên kết với một ribosome nhất định.
-
B. mRNA thường gắn với một nhóm ribosome (polyribosome) giúp tăng hiệu suất tổng hợp protein.
- C. Mỗi phân tử mRNA được làm khuôn tổng hợp nhiều loại protein.
- D. Mỗi chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ nhiều loại mRNA.
Câu 19: Trình tự phù hợp với trình tự các nucleotide được phiên mã từ một gene có đoạn mạch bổ sung 5’ AGCTTAGCA 3’ là
- A. 3’AGCUUAGCA5’.
- B. 3’UCGAAUCGU5’.
-
C. 5’AGCUUAGCA3’.
- D. 5’UCGAAUCGU3’.
Câu 20: Trâu, bò, ngựa, thỏ,… đều ăn cỏ nhưng lại có protein và các tính trạng khác nhau là do nguyên nhân nào?
- A. Bộ máy tiêu hoá của chúng khác nhau.
-
B. Chúng có DNA khác nhau về trình tự sắp xếp các nucleotide.
- C. Cơ chế tổng hợp protein khác nhau.
- D. Có quá trình trao đổi chất khác nhau.