CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Dấu hiệu để nhận biết protein là
- A. làm dung dịch iot đổi màu xanh.
- B. có phản ứng đông tụ trắng khi đun nóng.
- C. thủy phân trong dung dịch acid.
-
D. đốt cháy có mùi khét và có phản ứng đông tụ khi đun nóng.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây thu được sản phẩm có chứa nitrogen?
- A. Cellulose.
-
B. Protein.
- C. Chất béo.
- D. Tinh bột.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng?
-
A. Protein có ở cơ thể người, động vật và thực vật như: thịt, trứng, sữa, tóc, sừng, móng, rễ thân, lá...
- B. Các protein đều chứa C, H, O, N, S.
- C. Khi cho giấm ăn vào sữa bò thì không có kết tủa trắng xuất hiện.
- D. Có thể dùng quỳ tím để phân biệt vải dệt từ tơ tằm và vải dệt từ sợi bông.
Câu 4: Đốt cháy chất hữu cơ X (X là một trong số các chất tinh bột, saccarozơ, glucose, protein) thấy sản phẩm tạo ra là CO2, H2O và N2. Vậy X có thể là
- A. tinh bột.
- B. saccharose
- C. glucose.
-
D. protein.
Câu 5: Cấu tạo của chất nào sau đây không chứa liên kết peptit trong phân tử ?
- A. Tơ tằm.
-
B. Lipid.
- C. Mạng nhện.
- D. Tóc.
Câu 6: Trong thành phần cấu tạo phân tử của protein ngoài các nguyên tố C, H, O thì nhất thiết phải có nguyên tố
- A. silicon.
- B. iron.
- C. chlorine.
-
D. nitrogen.
Câu 7: Protein được tạo từ
-
A. các amino acid.
- B. các amino acid.
- C. các acid hữu cơ.
- D. các acetic acid .
Câu 8: Thịt là loại thực phẩm chứa nhiều
- A. chất béo.
- B. chất đường.
- C. chất bột.
-
D. protein.
Câu 9: Các amino acid trong protein liên kết với nhau bằng
- A. liên kết ion.
- B. liên kết cộng hoá trị.
- C. liên kết hydrogen.
-
D. liên kết peptide.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Protein có khối lượng phân tử lớn và cấu tạo đơn giản.
- B. Protein có khối lượng phân tử lớn và do nhiều phân tử amino acid giống nhau tạo nên.
-
C. Protein có khối lượng phân tử rất lớn và cấu tạo cực kì phức tạp do nhiều loại amino acid tạo nên.
- D. Protein có khối lượng phân tử rất lớn và do nhiều phân tử amino acetic tạo nên.
Câu 11: Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên là do:
-
A. Sự đông tụ của protein do nhiệt độ.
- B. Phản ứng thủy phân của protein.
- C. Phản ứng màu của protein.
- D. Sự đông tụ của lipid.
Câu 12: Amino acid (A) chứa 13,59% nitơ về khối lượng. Công thức phân tử của amino acid là
- A. C3H7O2N.
-
B. C4H9O2N.
- C. C5H11O2N.
- D. C6H13O2N.
Câu 13: Câu 10: Khi thủy phân hoàn toàn 500 gam protein X thì thu được 178 gam alanine (có công thức cấu tạo là CH3-CH(NH2)-COOH). Nếu khối lượng phân tử của X là 50000 thì số mắt xích alanine trong phân tử X là
- A. 100.
- B. 178.
- C. 500.
-
D. 200
Câu 14: Cho một loại protein chứa 0,32% lưu huỳnh về khối lượng. Giả sử trong phân tử chỉ chứa 2 nguyên tử S, khối lượng phân tử của loại protein đó là
- A. 200.
- B. 10000.
-
C. 20000.
- D. 1000.
Câu 15: Thủy phân 1 kg protein (X), thu được 286,5 g glycine. Công thức cấu tạo của glycine là NH2-CH2-COOH. Nếu khối lượng phân tử của (X) là 50 000 thì số mắt xích trong một phân tử (X) là
- A. 189.
- B. 190.
-
C. 191.
- D. 192.