CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở vào kì:
- A. kì trung gian.
- B. kì đầu.
-
C. kì giữa.
- D. kì sau.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây về NST là đúng?
-
A. Bộ NST trong tế bào giao tử là bộ đơn bội (n).
- B. NST giới tính luôn có dạng XX (cái) và XY (đực).
- C. NST luôn có hình dạng chữ V.
- D. Sự nhân đôi ADN không liên quan đến nhân đôi NST.
Câu 3: Đặc điểm của nhiễm sắc thể thường là
- A. có số lượng giống nhau nhưng hình thái khác nhau ở 2 giới đực, cái.
- B. có số lượng và hình thái khác nhau ở 2 giới đực, cái.
-
C. có số lượng và hình thái giống nhau ở 2 giới đực, cái.
- D. có số lượng khác nhau nhưng hình thái giống nhau ở 2 giới đực, cái.
Câu 4: Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng bởi
-
A. số lượng, hình dạng, cấu trúc NST.
- B. số lượng, hình thái NST.
- C. số lượng, cấu trúc NST.
- D. số lượng không đổi.
Câu 5: Trong tế bào 2n ở người, kí hiệu của cặp NST giới tính là:
-
A. XX ở nữ và XY ở nam.
- B. XX ở nam và XY ở nữ.
- C. ở nữ và nam đều có cặp tương đồng XX.
- D. ở nữ và nam đều có cặp không tương đồng XY.
Câu 6: Loại tế bào nào sau đây không có cặp NST tương đồng?
-
A. Tế bào sinh dưỡng của ong đực
- B. Hợp tử.
- C. Tế bào sinh dục chín
- D. Tế bào sinh dục sơ khai
Câu 7: Phát biểu nào sau đây về NST là đúng?
-
A. Bộ NST trong tế bào giao tử là bộ đơn bội (n).
- B. NST giới tính luôn có dạng XX (cái) và XY (đực).
- C. NST luôn có hình dạng chữ V.
- D. Sự nhân đôi ADN không liên quan đến nhân đôi NST.
Câu 8: Nhiễm sắc thể có khả năng nhân đôi vì
- A. NST là vật chất di truyền cấp tế bào.
- B. NST là vật chất di truyền cấp phân tử.
-
C. NST chứa ADN có khả năng tự nhân đôi.
- D. NST mang tính đặc trưng cho loài.
Câu 9: Quan sát số lượng nhiễm sắc thể trong một tế bào mô bì lá của cây đậu Hà Lan thấy có 14 nhiễm sắc thể. Cho các nhận định sau:
- Tế bào hạt phấn của cây đậu Hà Lan có 7 NST.
- Đậu Hà Lan có 14 cặp NST tương đồng.
- Chắc chắn có 1 cặp NST đặc biệt quy định giới tính.
- Tế bào sinh dưỡng của cây đậu Hà Lan có bộ NST 2n = 14.
Các nhận định đúng là
- A. 1, 2.
- B. 2, 3.
- C. 3, 4.
-
D. 4, 1.
Câu 10: Ở tinh tinh 2n = 48. Số NST đơn bội trong tế bào sinh dưỡng của tinh tinh là
- A. 23.
-
B. 24.
- C. 22.
- D. 26.
Câu 11: Ở sinh vật nhân thực, NST ở vị trí nào?
- A. Bên ngoài tế bào.
- B. Trong các bào quan.
-
C. Trong nhân tế bào.
- D. Trên màng tế bào.
Câu 12: Trong tế bào ở các loài sinh vật, NST có dạng:
- A. hình que.
- B. hình hạt.
- C. hình chữ V.
-
D. nhiều hình dạng.
Câu 13: Trong một tế bào lưỡng bội, gene tồn tại thành
- A. từng allele độc lập.
-
B. từng cặp allele.
- C. 3 allele liên kết với nhau.
- D. 4 allele liên kết với nhau.
Câu 14: Mỗi 1 NST cấu tạo gồm
-
A. 1 ADN và protein histone.
- B. 2 ADN và protein histone.
- C. 3 ADN và protein histone.
- D. 4 ADN và protein histone.
Câu 15: Cặp NST tương đồng là:
-
A. cặp NST có cùng hình thái và tập hợp gene.
- B. hai chromatid giống nhau, dính nhau ở tâm động
- C. hai NST có cùng 1 nguồn gốc từ bố hoặc từ mẹ
- D. hai chromatid có nguồn gốc khác nhau
Câu 16: Nhiễm sắc thể thường được kí hiệu là
- A. X.
- B. Y.
-
C. A.
- D. Z.
Câu 17: Nhiễm sắc thể giới tính được kí hiệu là
-
A. X, Y hoặc Z, W.
- B. X, A.
- C. X hoặc Z, W.
- D. Y hoặc Z.
Câu 18: Cặp nhiễm sắc thể giới tính gồm hai nhiễm sắc thể giống nhau được gọi là
- A. hợp tử.
- B. giao tử.
- C. giới dị giao tử.
-
D. giới đồng giao tử.
Câu 19: Bộ NST 2n = 46 là của loài:
- A. tinh tinh.
- B. đậu Hà Lan.
- C. ruồi giấm.
-
D. người.
Câu 20: Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội chứa bao nhiêu nhiễm sắc thể của mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng?
- A. 1.
-
B. 2.
- C. 3.
- D. 4.