CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Dung dịch đường X được gọi là “huyết thanh ngọt” được dùng để truyền trực tiếp cho bệnh nhân bị yếu sức. X là
-
A. glucose.
- B. fructose.
- C. Saccharose
- D. đường hoá học.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây sai?
- A. Glucose là chất rắn, màu trắng.
- B. Glucose có vị ngọt, tan tốt trong nước.
-
C. Glucose có khối lượng mol phân tử là 160 g/mol.
- D. Glucose có phản ứng tráng bạc.
Câu 3: So sánh nào giữa glucose và saccharose là đúng?
- A. Glucose và saccharose đều có phản ứng tráng bạc.
- B. Glucose và saccharose đều ngọt nhưng glucose ngọt hơn.
- C. Glucose có phản ứng thủy phân còn saccharose thì không.
-
D. Glucose và saccharose đều không màu và tan tốt trong nước.
Câu 4: Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là loại đường nào trong số các loại đường sau:
- A. saccharose.
-
B. glucose.
- C. đường hoá học.
- D. đường fructose.
Câu 5: Chất nào sau đây có phản ứng lên men rượu?
- A. Benzene.
-
B. Glucose.
- C. Acetic acid.
- D. Ethylic alcohol.
Câu 6: Chất X là hợp chất hữu cơ chứa các nguyên tố C, H, O. X có khối lượng phân tử là 342 amu. Vậy X là
- A. glucose.
- B. fructose.
-
C. saccharose.
- D. glycerol.
Câu 7: Để phân biệt saccharose và glucose người ta dùng
- A. dung dịch H2SO4 loãng.
- B. dung dịch NaOH.
-
C. dung dịch AgNO3/NH3.
- D. Na kim loại.
Câu 8: Chất X vào dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng, không thấy xảy ra phản ứng tráng gương. Chất X là chất nào dưới đây?
- A. Glucose.
- B. Fructose.
- C. Acetaldehyde.
-
D. Saccharose.
Câu 9: Trong chế tạo ruột phích người ta thường dùng phương pháp nào sau đây?
- A. Cho acetylene tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
- B. Cho Formic aldehyde tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
- C. Cho formic acid tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
-
D. Cho glucose tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.
Câu 10: Thủy phân hoàn toàn m gam saccharose thu được 36 gam glucose. Giá trị của m là
- A. 66,8 gam.
- B. 67,2 gam.
-
C. 68,4 gam.
- D. 69,3 gam.
Câu 11: Carbohydrate là tên gọi của một nhóm các hợp chất có chứa các nguyên tố
- A. C, H.
- B. C, H, O, N.
-
C. C, H, O.
- D. C, H, N.
Câu 12: Công thức phân tử của glucose là
-
A. C6H12O6.
- B. C6H10O5.
- C. C12H22O11.
- D. CH2O.
Câu 13: Loại thực vật nào sau đây không chứa saccharose?
- A. Cây mía.
- B. Củ cải đường.
- C. Hoa thốt nốt.
-
D. Cây bông.
Câu 14: Số nguyên tử oxygen trong phân tử glucose là
- A. 12.
-
B. 6.
- C. 5.
- D. 10
Câu 15: Số nguyên tử hydrogen trong phân tử saccharose là
- A. 12.
-
B. 22.
- C. 11.
- D. 6
Câu 16: Loại thực phẩm chứa nhiều glucose là
- A. Đường phèn.
- B. Mật mía.
-
C. Đường nho.
- D. Đường kính.
Câu 17: Glucose không thuộc loại
- A. hợp chất tạp chức.
- B. carbohydrate.
- C. monosaccharides.
-
D. disaccharide.
Câu 18: Carbohydrate nào có nhiều trong cây mía và củ cải đường?
- A. Glucose.
- B. Tinh bột.
- C. Fructose.
-
D. Saccharose.
Câu 19: Chất nào sau đây được dùng làm nguyên liệu điều chế trực tiếp ethylic alcohol?
-
A. Glucose.
- B. Methane.
- C. Acetylene.
- D. Ethane.
Câu 20: Ứng dụng nào không phải là ứng dụng của glucose?
- A. Làm thực phẩm dinh dưỡng và thuốc tăng lực.
- B. Tráng gương, tráng phích.
- C. Nguyên liệu sản xuất ethylic alcohol.
-
D. Nguyên liệu sản xuất PVC.
Câu 21: Saccharose có công thức phân tử là
- A. C12H21O12.
- B. C12H22O12.
- C. C6H12O6.
-
D. C12H22O11.
Câu 22: Nồng độ saccharose trong mía có thể đạt tới
- A. 9%.
-
B. 13%.
- C. 17%.
- D. 20%.
Câu 23: Các chất có thể tham gia phản ứng thủy phân là
- A. glucose, saccharose.
- B. chất béo, acetic acid.
- C. saccharose, ethylic alcohol.
-
D. saccharose, chất béo.
Câu 24: Thủy phân 513 gam saccharose trong môi trường acid với hiệu suất 90%, khối lượng sản phẩm thu được là
- A. 220g glucose và 220g fructose.
- B. 340g glucose và 340g fructose.
- C. 270g glucose và 270g fructose.
-
D. 243g glucose và 243g fructose.
Câu 25: Khi đốt cháy một loại gluxit có công thức Cn(H2O)m, người ta thu được khối lượng H2O và CO2 theo tỉ lệ 33 : 88. Vậy gluxit là
- A. C6H12O6.
-
B. C12H22O11.
- C. (C6H10O5)n.
- D. Protein.