Câu 1: Tại sao nghề làm muối lại phát triển ở các vùng biển?
- A. Nguyên liệu sẵn có
- B. Thời tiết thuận lợi cho quá trình sản xuất
- C. Người dân có kinh nghiệm làm nghề
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 2: Tại sao nghề trồng cà phê lại phát triển ở vùng núi?
- A. Chỉ vùng núi mới có cây giống
- B. Vì vùng núi đất rộng
-
C. Vì chất đất phù hợp với cây trồng
- D. Cả 3 ý trên
Câu 3: Nghề nào thường được làm ở vùng núi?
- A. Săn bắt
- B. Hái lượm
- C. Đốn củi
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 4: Ở vùng biển, người dân thường làm nghề gì?
- A. Lái tàu
- B. Đánh cá
- C. Chế biến hải sản
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 5: Những người dân ở đồng bằng có nghề nghiệp địa phương nào?
- A. Trồng lúa
- B. Chăn nuôi gia súc, gia cầm
- C. Đánh bắt thủy sản
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 6: Để đảm bảo an toàn trong lao động, chúng ta cần?
- A. Sử dụng đồ bảo hộ lao động
- B. Tuân thủ quy trình làm việc
- C. Hiểu biết về những sự cố trong công việc
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 7: Bất cứ người làm nghề nào đều cần có phẩm chất gì?
- A. Chăm chỉ
- B. Kiên trì
- C. Trung thực
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 8: Công cụ sử dụng trong nghề trồng trọt là gì?
- A. Bay
- B. Cần câu
-
C. Cuốc
- D. Cả 3 ý trên
Câu 9: Nghề truyền thống ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội là gì?
- A. Dệt vải
- B. Thêu
-
C. Làm gốm
- D. Làm hương
Câu 10: Đâu là nghề truyền thống của Việt Nam?
- A. Thủ công mỹ nghệ
- B. Làm trống
- C. Làm muối
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 11: Công cụ lao động của nghề đánh bắt cá là gì?
- A. Lưới
- B. Thuyền
- C. Khăn
-
D. A và B đúng
Câu 12: Đâu là nguy hiểm của nghề đánh bắt hải sản?
-
A. Thời tiết khắc nghiệt
- B. Thiếu thốn lương thực
- C. Quá gần bờ
- D. Cả 3 ý trên
Câu 13: Một trong những công việc của nghề trồng trọt là gì?
- A. Nhổ cỏ
- B. Bón phân
- C. Cuốc đất
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 14: Chúng ta sử dụng hình thức nào để trình bày dự án tìm hiểu nghề địa phương?
- A. Trình chiếu
- B. Tiểu phẩm
- C. Sơ đồ
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 15: Mỗi địa phương chỉ có một nghề là đúng hay sai?
- A. Đúng
-
B. Sai