Câu 1: Nghề nào thường được làm ở vùng núi?
- A. Đốn củi
- B. Hái lượm
- C. Săn bắt
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 2: Ở vùng biển, người dân thường làm nghề gì?
- A. Chế biến hải sản
- B. Đánh cá
- C. Lái tàu
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 3: Những người dân ở đồng bằng có nghề nghiệp địa phương nào?
- A. Trồng lúa
- B. Đánh bắt thủy sản
- C. Chăn nuôi gia súc, gia cầm
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 4: Đâu là cách để tìm hiểu đặc trưng của một số nghề ở địa phương?
- A. Phỏng vấn người lao động thông qua phiếu hỏi
- B. Thử làm một số việc của nghề đó
- C. Quan sát thực tế
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 5: Để thu thập thông tin tìm hiểu đặc trưng của một số nghề ở địa phương hiệu quả chúng ta cần làm gì?
- A. Chỉ cần hỏi người dân
-
B. Lập bảng dự án tìm hiểu đặc trưng của một số nghề ở địa phương
- C. Tìm kiếm công việc
- D. Cả 3 ý trên
Câu 6: Khi tìm hiểu về nghề địa phương qua người lao động, ta sẽ thu được?
- A. Thông tin công việc
- B. Cách thức tiến hành
- C. Kinh nghiệm khi thực hiện công việc
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 7: Bất cứ người làm nghề nào đều cần có phẩm chất gì?
- A. Chăm chỉ
- B. Kiên trì
- C. Trung thực
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 8: Công cụ sử dụng trong nghề trồng trọt là gì?
- A. Cần câu
- B. Bay
-
C. Cuốc
- D. Cả 3 ý trên
Câu 9: Nghề truyền thống ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội là gì?
- A. Dệt vải
- B. Thêu
-
C. Làm gốm
- D. Làm hương
Câu 10: Biểu hiện của phẩm chất trung thực là gì?
- A. Im lặng khi thấy mọi người làm việc xấu
-
B. Phê phán hành vi gian dối
- C. Cả 2 ý trên đúng
- D. Cả 2 ý trên sai
Câu 11: Ưu điểm của bản thân có vai trò gì trong việc chọn lựa nghề nghiệp?
- A. Được làm việc mình thích
-
B. Phát huy được khả năng của bản thân
- C. Cả 2 ý trên đúng
- D. Cả 2 ý trên sai
Câu 12: Lựa chọn nghề nghiệp theo sở thích có lợi ích gì?
-
A. Tạo hứng thú trong công việc
- B. Làm cho bản thân bận rộn hơn
- C. Làm công việc khó khăn hơn
- D. Cả 3 ý trên
Câu 13: Đâu là phẩm chất không nên có trong công việc?
- A. Tự chủ
- B. Tự giác
-
C. Gian dối
- D. Cả 3 ý trên
Câu 14: Đâu là phẩm chất nên có trong công việc?
- A. Tự trọng
- B. Tự nguyện
- C. Kỷ luật
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 15: Anh Hoàng ngày nào cũng đi làm muộn, khi bị nhắc nhở anh luôn tỏ ra khó chịu. Anh đã vi phạm phẩm chất nào trong công việc?
- A. Tự giác
-
B. Chấp hành kỷ luật
- C. Tự nguyện
- D. Cả 3 ý trên
Câu 16: Hoạt động nông nghiệp nào sau đây không làm ô nhiễm môi trường?
- A. Đốt rơm rạ sau khi thu hoạch.
- B. Phun thuốc trừ sâu để phòng sâu bọ phá hoại cây trồng.
-
C. Tưới nước cho cây trồng.
- D. Bón phân tươi cho cây trồng.
Câu 17: Hiệu ứng nhà kính ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu?
- A. Nóng lên toàn cầu
- B. Gây ra thiên tai
- C. Làm khí hậu biến đổi thất thường
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 18: Hiệu ứng nhà kính ảnh hưởng như thế nào tới cảnh quan thiên nhiên?
- A. Nhiều vùng đất bị nhấn chìm do nước dâng cao
- B. Diện đất rừng bị thu hẹp
- C. Băng tan
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 19: Hiệu ứng nhà kính ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe con người?
- A. Hệ miễn dịch của con người suy giảm
- B. Xuất hiện nhiều loại bệnh mới
- C. Làm sức khỏe con người tốt hơn
-
D. A và B đúng
Câu 20: Nguyên nhân nào gây ra hiệu ứng nhà kính?
- A. Do ống dẫn nước vào các tuabin đặt dưới đáy hồ thủy điện
- B. Sử dụng và đốt nhiên liệu hóa thạch
- C. Sự phân hủy các chất hữu cơ trong các bãi rác thải rắn
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 21: Để bảo vệ môi trường giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, ta cần làm gì?
- A. Hiệu ứng nhà kính không có tổn hại gì nên không cần quan tâm
- B. Chỉ cần một mình bảo vệ môi trường là được
-
C. Xây dựng kế hoạch truyền thông kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường
- D. Cả 3 ý trên
Câu 22: Cần làm gì trong buổi tuyên truyền mọi người về vấn đề ô nhiễm môi trường?
- A. Đưa ra giải pháp để định hướng mọi người bảo vệ môi trường
- B. Nêu ra lí do làm môi trường ô nhiễm nặng nề
- C. Thống kê, chứng minh ô nhiễm môi trường rất có hại cho con người và sinh vật trên Trái Đất
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 23: Nếu vận động mọi người bảo vệ môi trường bằng hành động, chúng ta nên tổ chức:
- A. Nhặt rác quanh bãi biển
- B. Ngày không túi nilong ở các siêu thị, chợ
- C. Tái chế chậu cây từ vỏ chai
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 24: Để khắc phục hiệu ứng nhà kính, chúng ta cần:
- A. Trồng nhiều cây xanh
- B. Tiết kiệm điện, tiết kiệm nguồn năng lượng
- C. Sử dụng nguồn năng lượng sạch
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 25: Cảnh quan thiên nhiên có vai trò gì đối với đất nước?
- A. Là di sản mang đậm đà bản sắc văn hóa
- B. Là cảnh đẹp để con người chiêm ngưỡng, gần gũi với thiên nhiên
- C. Tác động tích cực tới môi trường, khí hậu
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 26: Chúng ta nên phải làm gì với cảnh quan thiên nhiên?
- A. Khai thác triệt để để tạo ra giá trị vật chất, của cải
- B. Phá hoại cảnh quan thiên nhiên
- C. Mua bán để sở hữu cảnh quan thiên nhiên
-
D. Bảo vệ vẻ nguyên thủy của cảnh quan thiên nhiên
Câu 27: Em nên làm gì để quảng bá cảnh quan địa phương đến mọi người?
- A. Làm video truyền thông
- B. Tạo những sản phẩm có hình ảnh cảnh quan
- C. Làm bài thơ về cảnh quan
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 28: Chúng ta nên có thái độ như thế nào khi đi tham quan cảnh quan thiên nhiên?
- A. Trân trọng
- B. Yêu quý, tự hào
- C. Ghét bỏ
-
D. A và B đùng
Câu 29: Hành động nào sau đây góp phần bảo tồn cảnh quan thiên nhiên?
- A. Tuyên truyền mọi người không xả rác trên bãi biển
- B. Thu gom rác ở những cảnh quan thiên nhiên
- C. Sử dụng tài nguyên nước hợp lí
-
D. Tất cả những hành động trên.
Câu 30: Hành động nào sau đây là sai, gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên?
- A. Vận động thu gom giấy vụn, vỏ chai lọ để tái chế.
- B. Tổ chức tuyên truyền tại các trường học về ý thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
-
C. Vứt đầu thuốc lá ngay tại chỗ đang đứng.
- D. Tham gia cải tạo vườn trường.
Câu 31: Đâu là hành động thiện nguyện?
- A. Quyên góp cho người dân vùng lũ
- B. Quyên góp quần áo cho trẻ em vùng cao
- C. Quyên góp cho trẻ em nghèo tới trường
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 32: Tham gia thiện nguyện sẽ giúp chúng ta cảm thấy?
- A. Hạnh phúc
- B. Đồng cảm
- C. Thấu hiểu
-
D. B và C đúng
Câu 33: Khi tham gia hoạt động thiện nguyện, cần đáp ứng yêu cầu gì?
- A. Hoạt động phù hợp với hoàn cảnh
- B. Không làm vì lợi ích cá nhân
- C. Làm việc thiện với thái độ vui vẻ
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 34: Những đối tượng nào là người nên được quyên góp để giúp đỡ, hỗ trợ?
- A. Trẻ em vùng sâu có hoàn cảnh khó khăn
- B. Người dân vùng lũ lụt
- C. Các cụ già neo đơn là cha mẹ của liệt sĩ
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 35: Đâu là việc phù hợp với bản thân em để tham gia hoạt động thiện nguyện?
- A. Quyên góp 10 triệu đồng
- B. Quyên góp sách báo cũ
- C. Quyên góp quần áo cũ
-
D. B và C đúng
Câu 36: Nhà trường tổ chức quyên góp tiền hỗ trợ các bạn có hoàn cảnh khó khăn vào đầu năm học. Đâu là việc nên làm:
- A. Trốn tránh không quyên góp
-
B. Dành ra tiền một bữa sáng để quyên góp
- C. Lấy trộm tiền của bố mẹ để quyên góp nhiều và được tuyên dương
- D. Cả 3 ý trên
Câu 37: Hành động nào không thể hiện giao tiếp, ứng xử có văn hóa?
- A. Kì thị màu da, dân tộc
- B. Chê bai người khác
- C. Đánh giá hoàn cảnh của người khác
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 38: Giao tiếp, ứng xử có văn hóa có tác dụng gì?
- A. Gặp gỡ, kết bạn được nhiều người
- B. Xây dựng môi trường văn minh
- C. Được mọi người tôn trọng, yêu mến
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 39: Đâu là hành động thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt trong môi trường lớp học?
- A. Tôn trọng đam mê, sở thích của bạn
- B. Không chia bè kết phái
- C. Không kì thị màu da của bạn bè
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 40: Giao tiếp, ứng xử có văn hóa và tôn trọng sự khác biệt thể hiện một người như thế nào?
- A. Lịch sự
- B. Văn minh
- C. Giả tạo
-
D. A và B đúng