Trắc nghiệm HDTN 7 chân trời sáng tạo học kì II (P5)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm HDTN 7 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Tại sao nghề làm muối lại phát triển ở các vùng biển?

  • A. Nguyên liệu sẵn có
  • B. Thời tiết thuận lợi cho quá trình sản xuất
  • C. Người dân có kinh nghiệm làm nghề
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 2: Tại sao nghề trồng cà phê lại phát triển ở vùng núi?

  • A. Chỉ vùng núi mới có cây giống
  • B. Vì vùng núi đất rộng
  • C. Vì chất đất phù hợp với cây trồng
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 3: Nghề nào thường được làm ở vùng núi?

  • A. Săn bắt
  • B. Hái lượm
  • C. Đốn củi
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 4: Ở vùng biển, người dân thường làm nghề gì?

  • A. Lái tàu
  • B. Đánh cá
  • C. Chế biến hải sản
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 5: Những người dân ở đồng bằng có nghề nghiệp địa phương nào?

  • A. Trồng lúa
  • B. Chăn nuôi gia súc, gia cầm
  • C. Đánh bắt thủy sản
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 6: Để đảm bảo an toàn trong lao động, chúng ta cần?

  • A. Sử dụng đồ bảo hộ lao động
  • B. Tuân thủ quy trình làm việc
  • C. Hiểu biết về những sự cố trong công việc
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 7: Bất cứ người làm nghề nào đều cần có phẩm chất gì?

  • A. Chăm chỉ
  • B. Kiên trì
  • C. Trung thực
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 8: Công cụ sử dụng trong nghề trồng trọt là gì?

  • A. Bay
  • B. Cần câu
  • C. Cuốc
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 9: Nghề truyền thống ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội là gì?

  • A. Dệt vải
  • B. Thêu
  • C. Làm gốm
  • D. Làm hương

Câu 10: Đâu là nghề truyền thống của Việt Nam?

  • A. Thủ công mỹ nghệ
  • B. Làm trống
  • C. Làm muối
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 11: Công cụ lao động của nghề đánh bắt cá là gì?

  • A. Lưới
  • B. Thuyền
  • C. Khăn
  • D. A và B đúng

Câu 12: Đâu là nguy hiểm của nghề đánh bắt hải sản?

  • A. Thời tiết khắc nghiệt
  • B. Thiếu thốn lương thực
  • C. Quá gần bờ
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 13: Một trong những công việc của nghề trồng trọt là gì?

  • A. Nhổ cỏ
  • B. Bón phân
  • C. Cuốc đất
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 14: Chúng ta sử dụng hình thức nào để trình bày dự án tìm hiểu nghề địa phương?

  • A. Trình chiếu
  • B. Tiểu phẩm
  • C. Sơ đồ
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 15: Mỗi địa phương chỉ có một nghề là đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 16: Đâu là hành động thiện nguyện?

  • A. Quyên góp cho người dân vùng lũ
  • B. Quyên góp quần áo cho trẻ em vùng cao
  • C. Quyên góp cho trẻ em nghèo tới trường
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 17: Tham gia thiện nguyện sẽ giúp chúng ta cảm thấy?

  • A. Hạnh phúc
  • B. Đồng cảm
  • C. Thấu hiểu
  • D. B và C đúng

Câu 18: Khi tham gia hoạt động thiện nguyện, cần đáp ứng yêu cầu gì?

  • A. Hoạt động phù hợp với hoàn cảnh
  • B. Không làm vì lợi ích cá nhân
  • C. Làm việc thiện với thái độ vui vẻ
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 19: Những đối tượng nào là người nên được quyên góp để giúp đỡ, hỗ trợ?

  • A. Trẻ em vùng sâu có hoàn cảnh khó khăn
  • B. Người dân vùng lũ lụt
  • C. Các cụ già neo đơn là cha mẹ của liệt sĩ
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 20: Đâu là việc phù hợp với bản thân em để tham gia hoạt động thiện nguyện?

  • A. Quyên góp 10 triệu đồng
  • B. Quyên góp sách báo cũ
  • C. Quyên góp quần áo cũ
  • D. B và C đúng

Câu 21: Nhà trường tổ chức quyên góp tiền hỗ trợ các bạn có hoàn cảnh khó khăn vào đầu năm học. Đâu là việc nên làm:

  • A. Trốn tránh không quyên góp
  • B. Dành ra tiền một bữa sáng để quyên góp
  • C. Lấy trộm tiền của bố mẹ để quyên góp nhiều và được tuyên dương
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 22: Hành động nào không thể hiện giao tiếp, ứng xử có văn hóa?

  • A. Kì thị màu da, dân tộc
  • B. Chê bai người khác
  • C. Đánh giá hoàn cảnh của người khác
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 23: Giao tiếp, ứng xử có văn hóa có tác dụng gì?

  • A. Gặp gỡ, kết bạn được nhiều người
  • B. Xây dựng môi trường văn minh
  • C. Được mọi người tôn trọng, yêu mến
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 24: Đâu là hành động thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt trong môi trường lớp học?

  • A. Tôn trọng đam mê, sở thích của bạn
  • B. Không chia bè kết phái
  • C. Không kì thị màu da của bạn bè
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 25: Giao tiếp, ứng xử có văn hóa và tôn trọng sự khác biệt thể hiện một người như thế nào?

  • A. Lịch sự
  • B. Văn minh
  • C. Giả tạo
  • D. A và B đúng

Câu 26: Tại sao cần tôn trọng sự khác biệt?

  • A. Vì mỗi người đều có điểm khác nhau
  • B. Vì ai cũng cần được tôn trọng
  • C. Vì mỗi dân tộc sẽ có những truyền thống, lối sống khác nhau
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 27: Đâu là phát biểu đúng?

  • A. Người lớn không cần tôn trọng sự khác biệt của trẻ em
  • B. Trẻ con không cần giao tiếp, ứng xử có văn hóa vì còn nhỏ
  • C. Bất cứ ai cũng cần học cách tôn trọng sự khác biệt
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 28: Truyền thống quê hương là gì?

  • A. Những phong tục cổ hủ, lạc hậu
  • B. Những giá trị tốt đẹp của vùng miền được khẳng định qua thời gian
  • C. Những đặc điểm khác lạ, bí ẩn của vùng miền
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 29: Đâu là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?

  • A. Giỗ tổ Hùng vương
  • B. Bánh chưng, bánh dày
  • C. Áo dài
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 30: Vì sao cần giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của đất nước?

  • A. Làm phong phú văn hóa, bản sắc dân tộc
  • B. Thể hiện đạo lí "Uống nước nhớ nguồn"
  • C. Góp phần hoàn thiện con người cá nhân
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 31: Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí?

  • A. Carbon dioxide
  • B. Hydrogen
  • C. Oxygen
  • D. Nitrogen

Câu 32: Thành phần nào của không khí là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính?

  • A. Nitrogen
  • B. Carbon dioxide
  • C. Oxygen
  • D. Hydrogen

Câu 33: Thành phần nào sau đây không được sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch?

  • A. Chất bụi
  • B. Nitrogen
  • C. Oxygen
  • D. Carbon dioxide

Câu 34: Hoạt động nông nghiệp nào sau đây không làm ô nhiễm môi trường?

  • A. Đốt rơm rạ sau khi thu hoạch.
  • B. Tưới nước cho cây trồng.
  • C. Phun thuốc trừ sâu để phòng sâu bọ phá hoại cây trồng.
  • D. Bón phân tươi cho cây trồng.

Câu 35: Hiệu ứng nhà kính ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu?

  • A. Gây ra thiên tai
  • B. Nóng lên toàn cầu
  • C. Làm khí hậu biến đổi thất thường
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 36: Hiệu ứng nhà kính ảnh hưởng như thế nào tới cảnh quan thiên nhiên?

  • A. Nhiều vùng đất bị nhấn chìm do nước dâng cao
  • B. Băng tan
  • C. Diện đất rừng bị thu hẹp
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 37: Hiệu ứng nhà kính ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe con người?

  • A. Hệ miễn dịch của con người suy giảm 
  • B. Làm sức khỏe con người tốt hơn
  • C. Xuất hiện nhiều loại bệnh mới
  • D. A và B đúng

Câu 38: Nguyên nhân nào gây ra hiệu ứng nhà kính?

  • A. Sử dụng và đốt nhiên liệu hóa thạch
  • B. Do ống dẫn nước vào các tuabin đặt dưới đáy hồ thủy điện
  • C. Sự phân hủy các chất hữu cơ trong các bãi rác thải rắn
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 39: Để bảo vệ môi trường giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, ta cần làm gì?

  • A. Chỉ cần một mình bảo vệ môi trường là được
  • B. Hiệu ứng nhà kính không có tổn hại gì nên không cần quan tâm
  • C. Xây dựng kế hoạch truyền thông kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 40: Cần làm gì trong buổi tuyên truyền mọi người về vấn đề ô nhiễm môi trường?

  • A. Nêu ra lí do làm môi trường ô nhiễm nặng nề
  • B. Đưa ra giải pháp để định hướng mọi người bảo vệ môi trường
  • C. Thống kê, chứng minh ô nhiễm môi trường rất có hại cho con người và sinh vật trên Trái Đất
  • D. Cả 3 ý trên

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.