Trắc nghiệm HDTN 7 chân trời sáng tạo học kì II (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm HDTN 7 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Khi nào chúng ta cần lắng nghe người thân trong gia đình?

  • A. Khi người thân gặp khó khăn
  • B. Khi người thân có niềm vui
  • C. Khi người thân có sở thích riêng
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 2: Đâu là việc nên làm khi người thân bị ốm, mệt?

  • A. Cho uống thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ
  • B. Lựa chọn cách chăm sóc phù hợp với từng bệnh
  • C. Không cần uống thuốc chỉ cần ngủ là được
  • D. A và B đúng 

Câu 3: Đâu không phải việc nên làm khi người thân bị ốm sốt?

  • A. Cho uống nước chanh khi bụng đói
  • B. Uống thuốc tùy tiện
  • C. Nghỉ ngơi theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • D. A và B đúng

Câu 4:  Lựa chọn phát biểu đúng nhất:

  • A. Chăm sóc người thân khi ốm, mệt là nghĩa vụ của mỗi người
  • B. Chăm sóc người thân khi ốm, mệt cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ
  • C. Chăm sóc người thân khi ốm, mệt là không cần thiết
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 5: Đâu không phải là hoạt động tại gia đình?

  • A. Lau nhà
  • B. Rửa bát
  • C. Nấu cơm
  • D. Chào cờ

Câu 6: Hoạt động tại gia đình nên được diễn ra vào khi nào để không ảnh hưởng học tập?

  • A. Khi nghỉ ngơi
  • B. Khi làm bài tập
  • C. Khi rảnh rỗi
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 7: Vì gia đình có điều kiện, bố mẹ Hùng đã thuê giúp việc nên Hùng không bao giờ lao động tại nhà. Đó có phải hành động nên làm hay không?

  • A. Có, vì công việc đã có giúp việc làm
  • B. Không, vì lao động mới giúp chúng ta phát triển khỏe mạnh
  • C. Không, vì lao động để rèn luyện đức tính cần thiết cho con người
  • D. Cả B và C đúng

Câu 8: Mai luôn có thành tích rất tốt ở lớp. Vì thế em nghĩ mình không cần làm việc nhà. Thời gian rảnh Mai chỉ dành để xem tivi. Đó có phải hành động nên làm hay không?

  • A. Nên
  • B. Không nên

Câu 9: Bà bị đau bụng, Hương vội lấy thuốc kháng sinh cho bà uống trong khi đợi bố mẹ về để mong bà đỡ đau. Theo em, hành động của Hương có hợp lí hay chưa?

  • A. Hành động hợp lí vì Hương đã quan tâm tới bà
  • B. Hành động chưa hợp lí vì uống thuốc cần sự chỉ dẫn của bác sĩ
  • C. Hành động hợp lí vì Hương đã kịp thời cho bà uống thuốc
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 10: Mấy hôm nay bố Lan giaiar quyết nhiều công việc nên rất mệt. Trưa nay, Lan thấy bố uể oải, ăn không ngon miệng. Nếu là Lan em sẽ?

  • A. Hỏi thăm sức khỏe của bố để chăm sóc
  • B. Đưa bố tới bệnh viện để khám
  • C. Không quan tâm vì đây là tính chất công việc
  • D. A và B đúng

Câu 11: Đâu là biểu hiện của sự lắng nghe?

  • A. Tiếp thu ý kiến
  • B. Không tiếp thu ý kiến
  • C. Bảo thủ
  • D. Tự ái

Câu 12: Tại sao cần lắng nghe tích cực ý kiến người thân trong gia đình?

  • A. Để cải thiện những khuyết điểm
  • B. Để gắn kết gia đình
  • C. Để phá vỡ hạnh phúc
  • D. A và B đúng

Câu 13: Để lắng nghe tích cực ý kiến người thân trong gia đình, chúng ta cần?

  • A. Nghĩ rằng người thân muốn tốt và tin tưởng vào mình
  • B. Đặt mình vào vị trí người thân để thấu hiểu
  • C. Nhìn và theo dõi cảm xúc của người thân
  • D. Cả 3 ý trên 

Câu 14:  Hùng dạo này rất hay đi chơi với bạn bè và bỏ bê học tập. Bố mẹ có khuyên cậu hãy tập trung học hành hơn. Hùng tỏ ra khó chịu và nói rằng bố mẹ thật phiền phức. Em có nhận xét gì về thái độ của Hùng?

  • A. Thái độ của Hùng chưa đúng
  • B. Hùng đúng vì bố mẹ không nên can thiệp quá sâu vào việc của Hùng
  • C. Thái độ của Hùng thể hiện sự thiếu lắng nghe
  • D. A và C đúng

Câu 15: Bà nội ốm phải vào viện nhưng Thảo không quan tâm, bố mẹ có góp ý rằng cuối tuần Thảo hãy vào thăm bà. Thảo đã tỏ ra khó chịu vì thấy bố mẹ đi thăm là được rồi. Đâu là nhận xét gì về hành động của Thảo?

  • A. Thảo không biết lắng nghe
  • B. Thảo làm như vậy là đúng
  • C. Thảo nên nghe theo bố mẹ vì bố mẹ lúc nào cũng đúng
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 16: Khi em đang phát biểu thì bị các bạn chế nhạo vì phát biết sai. Em sẽ làm gì?

  • A. Quay qua tranh cãi với bạn
  • B. Phớt lờ đi để tỏ ra không quan tâm
  • C. Nói nhẹ nhàng để bạn hiểu cần tôn trọng ý kiến người khác
  • D. Cả 3 ý trâu 

Câu 17: Hoa đã dạy em trai rất tận tình nhưng em trai Hoa vẫn làm bài sai, trong trường hợp này Hoa cần làm gì?

  • A. Hỏi lại em trai xem còn chưa hiểu vấn đề gì để giảng lại
  • B. Mắng em trai vì tức giận
  • C. Không dạy em nữa
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 18: Đâu là cách kiểm soát cảm xúc?

  • A. Bình tĩnh và hít thở sâu
  • B. Tự nhìn nhận lại mức độ cảm xúc của bản thân
  • C. Suy nghĩ tích cực
  • D. Cả 3 ý trên 

Câu 19: Trong lúc thảo luận nhóm, Kim đã mất tập trung khiến cho cả nhóm bị điểm kém nhất lớp. Huy đã lớn tiếng với Kim khiến bạn khóc rất nhiều. Theo em, ai là người không biết kiềm chế cảm xúc?

  • A. Kim
  • B. Huy
  • C. Cô giáo
  • D. Huy và Kim

Câu 20: Cách để giải tỏa cảm xúc tiêu cực?

  • A. Tâm sự với bạn bè, người thân
  • B. Nhảy một điệu nhảy vui nhộn
  • C. Đi dạo hoặc chơi môn thể thao yêu thích
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 21: Kĩ năng kiểm soát cảm xúc giúp con người điều gì?

  • A. Công việc diễn ra thuận lợi, được mọi người ủng hộ
  • B. Khiến chúng ta thấy hạnh phúc, tránh phiền muộn, lo âu
  • C. Có mối quan hệ gắn kết, thuận hòa với mọi người
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 22: Đâu không phải biết hiện của việc biết kiểm soát cảm xúc tốt?

  • A. Thân thiện, hòa đồng với mọi người
  • B. Tự tin trước đám đông
  • C. Giận dữ tức thì khi chưa hiểu rõ câu chuyện
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 23: Không biết kiểm soát cảm xúc trong cuộc sống sẽ khiến chúng ta như thế nào?

  • A. Mọi người dần dần xa lánh
  • B. Luôn trong trạng thái có lỗi vì đã hành xử không đúng đắn trong khoảnh khắc nào đó
  • C. Tổn hại sức khỏe tinh thần
  • D Cả 3 ý trên

Câu 24: Cách để vượt qua một môn học khó trong học tập đó là?

  • A. Xác định được nguyên nhân vì sao bản thân chưa học tốt môn học đó
  • B. Suy nghĩ tích cực và tìm kiếm sự hỗ trợ
  • C. Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập môn học đó
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 24: Một số cách vượt qua khó khăn trong cuộc sống là?

  • A. Xem khó khăn như là thử thách giúp cá nhân rèn luyện sự kiên trì, chăm chỉ và tôi luyện ý chí
  • B. Thường xuyên trải nghiệm kiểm soát cảm xúc, quan sát và tự rút ra bài học kinh nghiệm
  • C. Hãy luôn nghĩ mình có thể làm được, mình có thể thay đổi, có thể tiến bộ
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 26: Đâu là nhận định đúng?

  • A. Khó khăn trong cuộc sống làm người ta lười biếng
  • B. Khó khăn trong cuộc sống làm người ta mạnh mẽ hơn
  • C. Khó khăn trong cuộc sống không có lợi ích gì
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 27: Nếu có nguy cơ bị xâm hại tình dục, chúng ta có thể tự bảo vệ bản thân bằng cách

  • A. Chạy đến chỗ đông người
  • B. Gọi cho số điện thoại 111
  • C. Báo ngay sự việc với người thân, người có trách nhiệm
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 28: Cách tự bảo vệ trong tình huống bị bạn bè bắt nạt đó là?

  • A. Không nên tỏ ra yếu thế mà dũng cảm đứng lên để ngăn cản hành vi của những bạn bắt nạt mình. 
  • B. Chạy nhanh đến chỗ đông người hoặc nhà người dân ở gần đó và nhờ sự giúp đỡ của mọi người trên đường
  • C. Cả hai phương án trên đều đúng
  • D. Cả hai phương án trên đều sai

Câu 29: Cách tự bảo vệ trong tình huống đi ngoài đường trời mưa, có sấm sét đó là?

  • A. Nhờ sự giúp đỡ các bạn khác và thầy cô giáo
  • B. Chạy nhanh đến chỗ đông người hoặc nhà người dân ở gần đó và nhờ sự giúp đỡ của mọi người trên đường
  • C. Nhanh chóng chạy về nhà nếu gần hoặc vào một cửa hàng gần đó xin trú nhờ để tránh mưa và khả năng bị sấm sét đánh
  • D. Đáp án khác

Câu 30:  Cách tự bảo vệ trong tình huống bị người lạ bám theo đó là?

  • A. Quay lại chửi và đuổi theo kẻ bám đuôi
  • B. Cứ đi cho tới khi về nhà
  • C. Chạy vào nhà người dân gần đó xin giúp đỡ
  • D. Đáp án khác

Câu 31: Một số cách để tiết kiệm tiền là?

  • A. So sánh giá để tìm được sản phẩm phù hợp với số tiền mình có
  • B. Loại bỏ những đồ chưa thực sự cần dùng và mong muốn
  • C. Thiết lập danh sách những thứ thực sự cần thiết phải mua
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 32: Cách kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền là?

  • A. Liệt kê những đồ dùng cần thiết trước khi mua đồ
  • B. Có kế hoạch chi tiêu rõ ràng
  • C. Có một khoản tiết kiệm thường ngày để không mua nhiều đồ không dùng tới
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 33: Để lập kế hoạch tổ chức một sự kiện, chúng ta cần làm những việc gì?

  • A. Xác định thời gian, địa điểm tổ chức sự kiện
  • B. Dự kiến các khoản cần chi tiêu, số người tham gia và số tiền cần chi
  • C. Lên kế hoạch tiết kiệm và lập danh mục chi tiêu
  • D. Cả A, B, C

Câu 34: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quản lí chi tiêu?

  • A. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối và chắt bóp
  • B. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối và tằn tiện
  • C. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho hiệu quả và hợp lí
  • D. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối và có nhiều lợi ích nhất

Câu 35: Bảng kế hoạch chi tiêu gồm mấy nội dung?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6

Câu 36: Tại sao trong bản kế hoạch phải có nội dung các khoản chi?

  • A. Để chi tiêu hợp lí, hiệu quả, đúng kế hoạch
  • B. Để có thể tiêu ít tiền hơn dự tính
  • C. Để có thể tiêu nhiều hơn dự tính
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 37: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Quản lý chi tiêu là dùng tiền để mua nhiều đồ hiệu, xa xỉ
  • B. Quản lý chi tiêu là tiêu hết số tiền mà mình đang có
  • C. Quản lý chi tiêu là hà tiện, giảm tối đa mức độ chi tiêu
  • D. Quản lý chi tiêu là biết sử dụng tiền một cách hợp lí

Câu 38: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề tiết kiệm?

  • A. Đã mua đồ thì phải mua đồ hiệu để thể hiện đẳng cấp
  • B. Chỉ những người chi tiêu quá nhiều tiền mới cần tiết kiệm
  • C. Quản lí tiền hiệu quả sẽ tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ
  • D. Cứ mua những gì mình thích vì “đời có mấy tí, sao phải nghĩ”

Câu 39: Đâu là hành động thể hiện sự tiết kiệm chi tiêu hợp lí?

  • A. Tuấn đòi mẹ mua thêm một cái cặp vì thấy đẹp, mặc dù trước đó Tuấn vừa mua cặp mới
  • B. Hà không đòi mẹ mua thêm áo dù rất thích chiếc áo màu đỏ vì mẹ em mới mua áo mới cho em
  • C. Dù nhà nghèo nhưng Huy vẫn bắt mẹ phải mua đồ hiệu cho mình
  • D. Dù đã có đồ ăn trưa nhưng Hằng vẫn mua thêm đồ ăn khác vì không thích món kia nữa

Câu 40: Mẹ đưa cho Tùng 100 000 đồng đi chợ mua thức ăn. Vừa ra đến chợ, Tùng gặp cô hàng xóm ngồi bán cá và mời em mua mớ cá tươi với giá 90 000 đồng, Tùng muốn mua ủng hộ cô nhưng mẹ dặn Tùng phải mua cả rau và mắm, muối. Nếu em là Tùng, em sẽ làm gì?

  • A. Em sẽ không mua cả 90 000 đồng tiền cá mà nên chia nhỏ ra cho cả cá, rau và mắm, muối. Em chỉ mua 45 000 đồng tiền cá còn lại để mua rau 10 000 đồng và 25 000 đồng mua mắm và 10 000 đồng mua muối
  • B. Em sẽ không mua cả 90 000 đồng tiền cá mà nên chia nhỏ ra cho cả cá, rau và mắm, muối. Em chỉ mua 80 000 đồng tiền cá còn lại để 10 000 đồng mua mắm và 10 000 đồng mua muối.
  • C. Em sẽ mua 90 000 đồng tiền cá để ủng hộ cô hàng xóm.
  • D. Đáp án khác

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.