Câu 1: Khi nào chúng ta cần lắng nghe người thân trong gia đình?
- A. Khi người thân gặp khó khăn
- B. Khi người thân có niềm vui
- C. Khi người thân có sở thích riêng
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 2: Đâu là việc nên làm khi người thân bị ốm, mệt?
- A. Cho uống thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ
- B. Lựa chọn cách chăm sóc phù hợp với từng bệnh
- C. Không cần uống thuốc chỉ cần ngủ là được
-
D. A và B đúng
Câu 3: Đâu không phải việc nên làm khi người thân bị ốm sốt?
- A. Cho uống nước chanh khi bụng đói
- B. Uống thuốc tùy tiện
- C. Nghỉ ngơi theo chỉ dẫn của bác sĩ
-
D. A và B đúng
Câu 4: Lựa chọn phát biểu đúng nhất:
- A. Chăm sóc người thân khi ốm, mệt là nghĩa vụ của mỗi người
-
B. Chăm sóc người thân khi ốm, mệt cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ
- C. Chăm sóc người thân khi ốm, mệt là không cần thiết
- D. Cả 3 ý trên
Câu 5: Đâu không phải là hoạt động tại gia đình?
- A. Lau nhà
- B. Rửa bát
- C. Nấu cơm
-
D. Chào cờ
Câu 6: Hoạt động tại gia đình nên được diễn ra vào khi nào để không ảnh hưởng học tập?
- A. Khi nghỉ ngơi
- B. Khi làm bài tập
-
C. Khi rảnh rỗi
- D. Cả 3 ý trên
Câu 7: Vì gia đình có điều kiện, bố mẹ Hùng đã thuê giúp việc nên Hùng không bao giờ lao động tại nhà. Đó có phải hành động nên làm hay không?
- A. Có, vì công việc đã có giúp việc làm
- B. Không, vì lao động mới giúp chúng ta phát triển khỏe mạnh
- C. Không, vì lao động để rèn luyện đức tính cần thiết cho con người
-
D. Cả B và C đúng
Câu 8: Mai luôn có thành tích rất tốt ở lớp. Vì thế em nghĩ mình không cần làm việc nhà. Thời gian rảnh Mai chỉ dành để xem tivi. Đó có phải hành động nên làm hay không?
- A. Nên
-
B. Không nên
Câu 9: Bà bị đau bụng, Hương vội lấy thuốc kháng sinh cho bà uống trong khi đợi bố mẹ về để mong bà đỡ đau. Theo em, hành động của Hương có hợp lí hay chưa?
- A. Hành động hợp lí vì Hương đã quan tâm tới bà
-
B. Hành động chưa hợp lí vì uống thuốc cần sự chỉ dẫn của bác sĩ
- C. Hành động hợp lí vì Hương đã kịp thời cho bà uống thuốc
- D. Cả 3 ý trên
Câu 10: Mấy hôm nay bố Lan giaiar quyết nhiều công việc nên rất mệt. Trưa nay, Lan thấy bố uể oải, ăn không ngon miệng. Nếu là Lan em sẽ?
- A. Hỏi thăm sức khỏe của bố để chăm sóc
- B. Đưa bố tới bệnh viện để khám
- C. Không quan tâm vì đây là tính chất công việc
-
D. A và B đúng
Câu 11: Đâu là biểu hiện của sự lắng nghe?
-
A. Tiếp thu ý kiến
- B. Không tiếp thu ý kiến
- C. Bảo thủ
- D. Tự ái
Câu 12: Tại sao cần lắng nghe tích cực ý kiến người thân trong gia đình?
- A. Để cải thiện những khuyết điểm
- B. Để gắn kết gia đình
- C. Để phá vỡ hạnh phúc
-
D. A và B đúng
Câu 13: Để lắng nghe tích cực ý kiến người thân trong gia đình, chúng ta cần?
- A. Nghĩ rằng người thân muốn tốt và tin tưởng vào mình
- B. Đặt mình vào vị trí người thân để thấu hiểu
- C. Nhìn và theo dõi cảm xúc của người thân
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 14: Hùng dạo này rất hay đi chơi với bạn bè và bỏ bê học tập. Bố mẹ có khuyên cậu hãy tập trung học hành hơn. Hùng tỏ ra khó chịu và nói rằng bố mẹ thật phiền phức. Em có nhận xét gì về thái độ của Hùng?
- A. Thái độ của Hùng chưa đúng
- B. Hùng đúng vì bố mẹ không nên can thiệp quá sâu vào việc của Hùng
- C. Thái độ của Hùng thể hiện sự thiếu lắng nghe
-
D. A và C đúng
Câu 15: Bà nội ốm phải vào viện nhưng Thảo không quan tâm, bố mẹ có góp ý rằng cuối tuần Thảo hãy vào thăm bà. Thảo đã tỏ ra khó chịu vì thấy bố mẹ đi thăm là được rồi. Đâu là nhận xét gì về hành động của Thảo?
-
A. Thảo không biết lắng nghe
- B. Thảo làm như vậy là đúng
- C. Thảo nên nghe theo bố mẹ vì bố mẹ lúc nào cũng đúng
- D. Cả 3 ý trên
Câu 16: Những việc nào cần sự hợp tác?
- A. Làm việc nhóm
- B. Biểu diễn văn nghệ
- C. Nghiên cứu theo nhóm
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 17: Biểu hiện của việc hợp tác là gì?
-
A. Biết cách lắng nghe
- B. Bảo thủ
- C. Vị kỷ
- D. Cả 3 ý trên
Câu 18: Lợi ích của việc hợp tác cùng mọi người là gì?
- A. Công việc hoàn thành nhanh chóng
- B. Tạo mối quan hệ gắn kết với mọi người
- C. Vụ lợi cá nhân
-
D. A và B đúng
Câu 19: Hợp tác lẫn nhau thể hiện tinh thần gì?
-
A. Đoàn kết
- B. Dũng cảm
- C. Bất khuất
- D. Cả 3 ý trên
Câu 20: Có mấy bước để hợp tác thực hiện nhiệm vụ?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
-
D. 4
Câu 21: Bước đầu tiên của hợp tác, cần những kỹ năng gì?
- A. Trình bày ý kiến của bản thân
- B. Tôn trọng ý kiến của người khác
- C. Tôn trọng sự khác biệt
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 22: Bước thứ hai của hợp tác, cần những kỹ năng gì?
-
A. Lắng nghe tích cực nguyện vọng của các thành viên
- B. Ai thích việc nào nhận việc đấy
- C. Làm đơn lẻ
- D. Cả 3 ý trên
Câu 23: Bước thứ ba của hợp tác, cần những kỹ năng gì?
- A. Hỗ trợ nhau trong công việc
- B. Soi mói bắt lỗi lẫn nhau
- C. Xử lí tình huống phát sinh
-
D. A và C đúng
Câu 24: Tuần tới, lớp em có buổi hoạt động trải nghiệm ngoài trời. Cô giáo giao cho tổ em lên kế hoạch để thực hiện buổi trải nghiệm đó. Đâu là những bước nên làm cho bản kế hoạch:
- A. Lấy ý kiến các thành viên
- B. Lựa chọn công việc phù hợp để phân công cho các thành viên
- C. Dự tính tình huống phát sinh và cách giải quyết
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 25: Biểu hiện nào thể hiện sự hợp tác của học sinh với thầy cô?
-
A. Phản hồi thầy cô bằng lời nói, hành vi, cảm xúc phù hợp
- B. Lớn tiếng với thầy cô khi có lỗi sai bị kiểm điểm
- C. Cả 2 ý trên đúng
- D. Cả 2 ý trên sai
Câu 26: Thầy giáo chia lớp thành các nhóm để chia lớp làm các sản phẩm thuyết trình. Đến buổi học hôm sau, chúng ta nên có thái độ thế nào?
-
A. Sẵn sàng cho công việc đã được giao sẵn
- B. Đùn đẩy trách nhiệm cho các bạn khác trong nhóm
- C. Từ chối yêu cầu của thầy
- D. Cả 3 ý trên
Câu 27: Trong buổi học, bút em hết mực mà không còn chiếc nào thay thế. Em thấy Hùng có 2 bút và muốn mượn của Hùng. Em sẽ làm gì để mượn bút?
- A. Bắt bạn cho mình mượn
- B. Năn nỉ bạn phải cho mình mượn
-
C. Hỏi mượn một cách lịch sự
- D. Cả A và B đúng
Câu 28: Hợp tác và phát triển mối quan hệ sẽ giúp em?
- A. Tiến bộ, học hỏi nhanh hơn
- B. Có kỹ năng làm việc nhóm
- C. Phát triển khả năng lãnh đạo
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 29: Hợp tác và phát triển mối quan hệ sẽ rèn luyện điều gì ở mỗi người?
- A. Tính trách nhiệm
- B. Tính cởi mở
- C. Tính trung thực
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 30: H, K, T được phân công cùng làm một dự án Nghiên cứu khoa học. Tới khi nộp sản phẩm, K bảo với mọi người rằng mình quên chưa làm. Điều này sẽ ảnh hưởng tới kết quả của mọi người. Đâu là nhận xét đúng về K?
- A. K là người thiếu trách nhiệm
- B. K chưa hợp tác với mọi người
-
C. Cả 2 ý trên đúng
- D. Cả 2 ý trên sai
Câu 31: Một số cách để tiết kiệm tiền là?
- A. So sánh giá để tìm được sản phẩm phù hợp với số tiền mình có
- B. Loại bỏ những đồ chưa thực sự cần dùng và mong muốn
- C. Thiết lập danh sách những thứ thực sự cần thiết phải mua
-
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 32: Cách kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền là?
- A. Liệt kê những đồ dùng cần thiết trước khi mua đồ
- B. Có kế hoạch chi tiêu rõ ràng
- C. Có một khoản tiết kiệm thường ngày để không mua nhiều đồ không dùng tới
-
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 33: Để lập kế hoạch tổ chức một sự kiện, chúng ta cần làm những việc gì?
- A. Xác định thời gian, địa điểm tổ chức sự kiện
- B. Dự kiến các khoản cần chi tiêu, số người tham gia và số tiền cần chi
- C. Lên kế hoạch tiết kiệm và lập danh mục chi tiêu
-
D. Cả A, B, C
Câu 34: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quản lí chi tiêu?
- A. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối và chắt bóp
- B. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối và tằn tiện
-
C. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho hiệu quả và hợp lí
- D. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối và có nhiều lợi ích nhất
Câu 35: Bảng kế hoạch chi tiêu gồm mấy nội dung?
- A. 3
-
B. 4
- C. 5
- D. 6
Câu 36: Tại sao trong bản kế hoạch phải có nội dung các khoản chi?
-
A. Để chi tiêu hợp lí, hiệu quả, đúng kế hoạch
- B. Để có thể tiêu ít tiền hơn dự tính
- C. Để có thể tiêu nhiều hơn dự tính
- D. Cả 3 ý trên
Câu 37: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Quản lý chi tiêu là dùng tiền để mua nhiều đồ hiệu, xa xỉ
- B. Quản lý chi tiêu là tiêu hết số tiền mà mình đang có
- C. Quản lý chi tiêu là hà tiện, giảm tối đa mức độ chi tiêu
-
D. Quản lý chi tiêu là biết sử dụng tiền một cách hợp lí
Câu 38: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề tiết kiệm?
- A. Đã mua đồ thì phải mua đồ hiệu để thể hiện đẳng cấp
- B. Chỉ những người chi tiêu quá nhiều tiền mới cần tiết kiệm
-
C. Quản lí tiền hiệu quả sẽ tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ
- D. Cứ mua những gì mình thích vì “đời có mấy tí, sao phải nghĩ”
Câu 39: Đâu là hành động thể hiện sự tiết kiệm chi tiêu hợp lí?
- A. Tuấn đòi mẹ mua thêm một cái cặp vì thấy đẹp, mặc dù trước đó Tuấn vừa mua cặp mới
-
B. Hà không đòi mẹ mua thêm áo dù rất thích chiếc áo màu đỏ vì mẹ em mới mua áo mới cho em
- C. Dù nhà nghèo nhưng Huy vẫn bắt mẹ phải mua đồ hiệu cho mình
- D. Dù đã có đồ ăn trưa nhưng Hằng vẫn mua thêm đồ ăn khác vì không thích món kia nữa
Câu 40: Mẹ đưa cho Tùng 100 000 đồng đi chợ mua thức ăn. Vừa ra đến chợ, Tùng gặp cô hàng xóm ngồi bán cá và mời em mua mớ cá tươi với giá 90 000 đồng, Tùng muốn mua ủng hộ cô nhưng mẹ dặn Tùng phải mua cả rau và mắm, muối. Nếu em là Tùng, em sẽ làm gì?
-
A. Em sẽ không mua cả 90 000 đồng tiền cá mà nên chia nhỏ ra cho cả cá, rau và mắm, muối. Em chỉ mua 45 000 đồng tiền cá còn lại để mua rau 10 000 đồng và 25 000 đồng mua mắm và 10 000 đồng mua muối
- B. Em sẽ không mua cả 90 000 đồng tiền cá mà nên chia nhỏ ra cho cả cá, rau và mắm, muối. Em chỉ mua 80 000 đồng tiền cá còn lại để 10 000 đồng mua mắm và 10 000 đồng mua muối.
- C. Em sẽ mua 90 000 đồng tiền cá để ủng hộ cô hàng xóm.
- D. Đáp án khác