Trắc nghiệm HDTN 7 chân trời sáng tạo học kì I (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm HDTN 7 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Tại sao nghề làm muối lại phát triển ở các vùng biển?

  • A. Nguyên liệu sẵn có
  • B. Thời tiết thuận lợi cho quá trình sản xuất
  • C. Người dân có kinh nghiệm làm nghề
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 2: Tại sao nghề trồng cà phê lại phát triển ở vùng núi?

  • A. Chỉ vùng núi mới có cây giống
  • B. Vì vùng núi đất rộng
  • C. Vì chất đất phù hợp với cây trồng
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 3: Nghề nào thường được làm ở vùng núi?

  • A. Săn bắt
  • B. Hái lượm
  • C. Đốn củi
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 4: Ở vùng biển, người dân thường làm nghề gì?

  • A. Lái tàu
  • B. Đánh cá
  • C. Chế biến hải sản
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 5: Những người dân ở đồng bằng có nghề nghiệp địa phương nào?

  • A. Trồng lúa
  • B. Chăn nuôi gia súc, gia cầm
  • C. Đánh bắt thủy sản
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 6: Để đảm bảo an toàn trong lao động, chúng ta cần?

  • A. Sử dụng đồ bảo hộ lao động
  • B. Tuân thủ quy trình làm việc
  • C. Hiểu biết về những sự cố trong công việc
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 7: Bất cứ người làm nghề nào đều cần có phẩm chất gì?

  • A. Chăm chỉ
  • B. Kiên trì
  • C. Trung thực
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 8: Công cụ sử dụng trong nghề trồng trọt là gì?

  • A. Bay
  • B. Cần câu
  • C. Cuốc
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 9: Nghề truyền thống ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội là gì?

  • A. Dệt vải
  • B. Thêu
  • C. Làm gốm
  • D. Làm hương

Câu 10: Đâu là nghề truyền thống của Việt Nam?

  • A. Thủ công mỹ nghệ
  • B. Làm trống
  • C. Làm muối
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 11: Công cụ lao động của nghề đánh bắt cá là gì?

  • A. Lưới
  • B. Thuyền
  • C. Khăn
  • D. A và B đúng

Câu 12: Đâu là nguy hiểm của nghề đánh bắt hải sản?

  • A. Thời tiết khắc nghiệt
  • B. Thiếu thốn lương thực
  • C. Quá gần bờ
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 13: Một trong những công việc của nghề trồng trọt là gì?

  • A. Nhổ cỏ
  • B. Bón phân
  • C. Cuốc đất
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 14: Chúng ta sử dụng hình thức nào để trình bày dự án tìm hiểu nghề địa phương?

  • A. Trình chiếu
  • B. Tiểu phẩm
  • C. Sơ đồ
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 15: Mỗi địa phương chỉ có một nghề là đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 16: Năng lực cần có của người giáo viên là gì?

  • A. Trung thực
  • B. Kiên trì
  • C. Truyền đạt dễ hiểu
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 17: Bác sĩ cần có phẩm chất gì?

  • A. Trách nhiệm
  • B. Trung thực
  • C. Nhân ái
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 18: Ưu điểm của bản thân có vai trò gì trong việc chọn lựa nghề nghiệp?

  • A. Được làm việc mình thích
  • B. Phát huy được khả năng của bản thân
  • C. Cả 2 ý trên đúng
  • D. Cả 2 ý trên sai

Câu 19: Lựa chọn nghề nghiệp theo sở thích có lợi ích gì?

  • A. Tạo hứng thú trong công việc
  • B. Làm cho bản thân bận rộn hơn
  • C. Làm công việc khó khăn hơn
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 20: Đâu là phẩm chất không nên có trong công việc?

  • A. Tự chủ
  • B. Tự giác
  • C. Gian dối
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 21: Đâu là phẩm chất nên có trong công việc?

  • A. Tự trọng
  • B. Tự nguyện
  • C. Kỷ luật
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 22: Anh Hoàng ngày nào cũng đi làm muộn, khi bị nhắc nhở anh luôn tỏ ra khó chịu. Anh đã vi phạm phẩm chất nào trong công việc?

  • A. Tự giác
  • B. Chấp hành kỷ luật
  • C. Tự nguyện
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 23: Yêu cầu phẩm chất, năng lực của nghề công an là gì?

  • A. Trách nhiệm
  • B. Anh dũng, kiên cường
  • C. Ngay thẳng
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 24: Làm gốm cần những phẩm chất, năng lực nào?

  • A. Khéo léo, tỉ mỉ
  • B. Có khả năng võ thuật
  • C. Giao tiếp lưu loát
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 25: Phẩm chất, năng lực cần có của nghề ca hát là gì?

  • A. Năng khiếu ca hát
  • B. Chăm chỉ
  • C. Tự trọng
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 26: Yêu cầu về phẩm chất của người đầu bếp là?

  • A. Trung thực
  • B. Khỏe mạnh
  • C. Nấu ăn ngon
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 27: Nhi là người vui vẻ, thích giao tiếp, sáng tạo, cởi mở thì phù hợp với công việc nào?

  • A. Người dẫn chương trình
  • B. Kỹ sư
  • C. Bác sĩ
  • D. Ca sĩ

Câu 28: Huy là bạn cùng lớp em. Huy rất thông minh, am hiểu công nghệ và tính tập trung cao. Vậy Huy nên lựa chọn công việc nào?

  • A. Thợ xây
  • B. Thợ gốm
  • C. Lập trình viên
  • D. Lái xe

Câu 29: Mai là người có năng khiếu âm nhạc. Bạn có giọng hát nội lực và truyền cảm. Vậy Mai nên lựa chọn công việc?

  • A. Dẫn chương trình
  • B. Ca sĩ
  • C. Nhạc sĩ
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 30: Hùng là người rất cẩn thận, tính toán nhanh, trung thực, nhanh nhẹn và yêu thích con số. Hùng nên lựa chọn công việc nào?

  • A. Kế toán
  • B. Cảnh sát
  • C. Kỹ sư
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 31: Đâu là điểm mạnh trong học tập và cuộc sống?

  • A. Học tốt môn Toán
  • B. Thích đọc sách
  • C. Giao tiếp tốt
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 32: Đâu được xem là điểm yếu trong học tập và cuộc sống?

  • A. Kiên trì
  • B. Cẩn thận
  • C. Ngại phát biểu ý kiến
  • D. A và B đúng

Câu 33: Đâu là phát biểu đúng?

  • A. Chúng ta không nên đề cao ưu điểm
  • B. Điểm yếu của bản thân không bao giờ thay đổi được
  • C. Chúng ta cần phát huy ưu điểm và khắc phục khuyết điểm
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 34: Để khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh chúng ta cần làm gì?

  • A. Lập kế hoạch học tập và thời gian biểu
  • B. Rèn luyện hàng ngày, trau dồi kiến thức
  • C. Theo thời gian điểm mạnh và điểm yếu sẽ tự khắc phục nên không cần làm gì
  • D. A và B đúng

Câu 35: Biểu hiện của tính kiên trì, chăm chỉ là gì?

  • A. Ngại làm bài tập về nhà
  • B. Chăm chỉ làm bài tập về nhà
  • C. Thấy bài tập khó sẽ bỏ qua
  • D. A và C đúng

Câu 36: Để rèn luyện tính chăm chỉ và kiên trì, chúng ta cần làm gì?

  • A. Xây dựng thời gian biểu học tập
  • B. Chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ và nuôi dưỡng động lực học trong quá trình đó
  • C. Luyện tập để phát triển khả năng, sự tự tin trong quá trình rèn luyện
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 37: Tác động của tính kiên trì, chăm chỉ đến hiệu quả công việc là gì?

  • A. Nâng cao năng suất làm việc
  • B. Tạo tính kỉ luật trong công việc
  • C. Cả A, B đều đúng
  • D. Cả A, B đều sai

Câu 38: Một số trường hợp thành công trong cuộc sống nhờ tính kiên trì, chăm chỉ như

  • A. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký
  • B. Nhà bác học Thomas Edison
  • C. Vận động viên Ánh Viên
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 39: Những việc làm để giúp nhà cửa, lớp học gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ là?

  • A. Gấp quần áo và đồ dùng gọn gàng
  • B. Sắp xếp sách vở gọn gàng
  • C. Quét và lau nhà
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 40: Những khó khăn khi chúng ta sắp xếp nhà cửa, lớp học là?

  • A. Khó khăn trong việc di chuyển các đồ vật to, nặng
  • B. Tạo không gian sống thoáng đãng, thoải mái
  • C. Tiết kiệm thời gian tìm kiếm các đồ dùng cần thiết
  • D. Giữ nhà cửa gọn gàng ngăn nắp giúp học tập, làm việc tại nhà hiệu quả hơn

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.