Câu 1: Một số cách để tiết kiệm tiền là?
- A. So sánh giá để tìm được sản phẩm phù hợp với số tiền mình có
- B. Loại bỏ những đồ chưa thực sự cần dùng và mong muốn
- C. Thiết lập danh sách những thứ thực sự cần thiết phải mua
-
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 2: Cách kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền là?
- A. Liệt kê những đồ dùng cần thiết trước khi mua đồ
- B. Có kế hoạch chi tiêu rõ ràng
- C. Có một khoản tiết kiệm thường ngày để không mua nhiều đồ không dùng tới
-
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 3: Để lập kế hoạch tổ chức một sự kiện, chúng ta cần làm những việc gì?
- A. Xác định thời gian, địa điểm tổ chức sự kiện
- B. Dự kiến các khoản cần chi tiêu, số người tham gia và số tiền cần chi
- C. Lên kế hoạch tiết kiệm và lập danh mục chi tiêu
-
D. Cả A, B, C
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quản lí chi tiêu?
- A. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối và chắt bóp
- B. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối và tằn tiện
-
C. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho hiệu quả và hợp lí
- D. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối và có nhiều lợi ích nhất
Câu 5: Bảng kế hoạch chi tiêu gồm mấy nội dung?
- A. 3
-
B. 4
- C. 5
- D. 6
Câu 6: Tại sao trong bản kế hoạch phải có nội dung các khoản chi?
-
A. Để chi tiêu hợp lí, hiệu quả, đúng kế hoạch
- B. Để có thể tiêu ít tiền hơn dự tính
- C. Để có thể tiêu nhiều hơn dự tính
- D. Cả 3 ý trên
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Quản lý chi tiêu là dùng tiền để mua nhiều đồ hiệu, xa xỉ
- B. Quản lý chi tiêu là tiêu hết số tiền mà mình đang có
- C. Quản lý chi tiêu là hà tiện, giảm tối đa mức độ chi tiêu
-
D. Quản lý chi tiêu là biết sử dụng tiền một cách hợp lí
Câu 8: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề tiết kiệm?
- A. Đã mua đồ thì phải mua đồ hiệu để thể hiện đẳng cấp
- B. Chỉ những người chi tiêu quá nhiều tiền mới cần tiết kiệm
-
C. Quản lí tiền hiệu quả sẽ tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ
- D. Cứ mua những gì mình thích vì “đời có mấy tí, sao phải nghĩ”
Câu 9: Đâu là hành động thể hiện sự tiết kiệm chi tiêu hợp lí?
- A. Tuấn đòi mẹ mua thêm một cái cặp vì thấy đẹp, mặc dù trước đó Tuấn vừa mua cặp mới
-
B. Hà không đòi mẹ mua thêm áo dù rất thích chiếc áo màu đỏ vì mẹ em mới mua áo mới cho em
- C. Dù nhà nghèo nhưng Huy vẫn bắt mẹ phải mua đồ hiệu cho mình
- D. Dù đã có đồ ăn trưa nhưng Hằng vẫn mua thêm đồ ăn khác vì không thích món kia nữa
Câu 10: Mẹ đưa cho Tùng 100 000 đồng đi chợ mua thức ăn. Vừa ra đến chợ, Tùng gặp cô hàng xóm ngồi bán cá và mời em mua mớ cá tươi với giá 90 000 đồng, Tùng muốn mua ủng hộ cô nhưng mẹ dặn Tùng phải mua cả rau và mắm, muối. Nếu em là Tùng, em sẽ làm gì?
-
A. Em sẽ không mua cả 90 000 đồng tiền cá mà nên chia nhỏ ra cho cả cá, rau và mắm, muối. Em chỉ mua 45 000 đồng tiền cá còn lại để mua rau 10 000 đồng và 25 000 đồng mua mắm và 10 000 đồng mua muối
- B. Em sẽ không mua cả 90 000 đồng tiền cá mà nên chia nhỏ ra cho cả cá, rau và mắm, muối. Em chỉ mua 80 000 đồng tiền cá còn lại để 10 000 đồng mua mắm và 10 000 đồng mua muối.
- C. Em sẽ mua 90 000 đồng tiền cá để ủng hộ cô hàng xóm.
- D. Đáp án khác
Câu 11: Hằng có 300 000 đồng tiền mừng tuổi. Em dự định dùng số tiền này để mua một chiếc áo ấm vì chiếc áo đã cũ và hơi ngắn nhưng vẫn tạm mặc được. Tuy nhiên, đợt này công việc của bố Hằng gặp nhiều khó khăn nên chi phí sinh hoạt trong gia đình cũng hạn hẹp. Nếu em là Hằng, em sẽ xử lí như thế nào?
-
A. Hằng tạm thời chưa nên mua áo mới vì chiếc áo cũ vẫn mặc tạm được và 300 000 có thể để dành cho các hoạt động cần thiết hơn (học tập, sinh hoạt) trong cuộc sống khi gia đình đang có khó khăn.
- B. Hằng có thể mua chiếc áo mới vì chiếc áo cũ đã ngắn và đây là khoản chi cần thiết, chính đáng
- C. Cả A, B đều đúng
- D. Cả A, B đều sai
Câu 12: Hằng tháng, Hoan được bố mẹ cho một khoản tiền mua những thứ cần thiết cho việc học tập, sinh hoạt hằng ngày và phòng khi xe bị hỏng dọc đường. Vậy mà, thỉnh thoảng xem quảng cáo bán hàng online trên mạng, thấy cái gì hay hay, vừa túi tiền, Hoan liền đặt mua ngay, mặc dù đã có những thứ đó. Em nhận xét gì về cách chi tiêu của Hoan?
- A. Bạn Hoan không nên chi tiêu bừa bãi như vậy, bạn chỉ nên mua những thứ thực sự cần thiết.
- B. Ban Hoan nên suy nghĩ, tính toán trước khi mua để xem đồ vật đó có thực sự cần thiết
-
C. Cả A, B đều đúng
- D. Cả A, B đều sai
Câu 13: Em làm gì với các món đồ cũ?
-
A. Tái chế, tận dụng đồ dùng
- B. Loại bỏ những món đồ vô ích không cần thiết
- C. Cả A, B đều đúng
- D. Cả A, B đều sai
Câu 14: Năm nay bố mẹ cho phép Hằng tự tổ chức sinh nhật của mình và mời nhóm bạn thân đến dự. Bố mẹ Hằng đều là công nhân, hôm đó phải tăng ca đến đêm muộn nên không kịp về dự sinh nhật con. Mẹ đã cho Hằng 300 000 đồng để tổ chức sinh nhật. Hằng dự định mua bánh sinh nhật, nến, hoa và một phông nền thật đẹp. Tuy nhiên nếu đặt làm phông nền thì rất đặt và số tiền mẹ cho sẽ không đủ. Hằng đã quyết định chỉ mua phụ kiện về để tự trang trí, như vậy vừa theo ý mình, không vượt quá số tiền mẹ cho, thậm chí có thể tiết kiệm được khoảng 50 000 đồng. Trong buổi sinh nhật, các bạn đề nghị dùng thêm trà sữa. Hằng thoáng giật mình khi nghĩ đến số tiền có thể tiết kiệm, nhưng hôm nay là sinh nhật của em, các bạn đang rất vui vẻ nên Hằng đã gật đầu đồng ý. Theo em, cách chi tiêu đó có phù hợp không? Bạn Hằng có kiểm soát được các khoản chi tiêu của mình không? Vì sao?
- A. Bạn Hằng khi mua đồ tổ chức sinh nhật chi tiêu khá hợp lý. Đối với việc đồng ý mua thêm trà sữa, khoản chi tiêu này có thể chấp nhận được vì hôm nay là ngày sinh nhật của Hằng.
-
B. Bạn Hằng đã kiểm soát tốt các khoản chi tiêu khi mua đồ tổ chức nhưng hành động gật đầu đồng ý dùng thêm trà sữa là hành động chưa kiểm soát tốt chi tiêu. Vì dùng trà sữa => Phát sinh quá chi phí
- C. Cả A, B đều đúng
- D. Cả A, B đều sai
Câu 15: Em hãy đọc cách tiết kiệm của bạn Khánh trong tình huống dưới đây và cảm thấy bạn đã có cách tiết kiệm hợp lý, rõ ràng chưa?
Khánh chia sẻ với các bạn cách tiết kiệm tiền của mình như sau
(1) Liệt kê các khoản cần chi như mua đồ dùng học tập, mua quà sinh nhật
(2) Cân nhắc trước khi chi tiết như việc quan trọng, cấp thiết mới chi
(3) Để dành từ 1.000 đồng đến 5.000 đồng mỗi tuần, cho vào Hộp tiết kiệm
- A. Bạn Khánh có cách tiết kiệm quá mức và không thiết thực
- B. Bạn Khánh có cách tiết kiệm khá hà tiện và chưa phù hợp với cách tiết kiệm của lứa tuổi học sinh.
-
C. Bạn Khánh có cách tiết kiệm hợp lý, rõ ràng và thiết thực, phù hợp với cách tiết kiệm của lứa tuổi học sinh.
- D. Đáp án khác
Câu 16: Đâu là hoạt động vì cộng đồng?
- A. Chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ
- B. Từ thiện
- C. Kêu gọi quyên góp
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 17: Đâu là hoạt động văn hóa?
- A. Lễ hội đền Hùng
- B. Lễ kỉ niệm
- C. Biểu diễn văn nghệ
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 18: Đâu là hành vi có văn hóa khi tham gia hoạt động cộng đồng?
-
A. Lễ phép với người lớn
- B. Làm ồn nơi công cộng
- C. Mặc trang phục không phù hợp
- D. Cả 3 ý trên
Câu 19: Đâu là hành vi không có văn hóa khi tham gia hoạt động cộng đồng?
- A. Phá hoại của công
- B. Chen lấn xô đẩy
- C. Không biết nói lời xin lỗi và cảm ơn
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 20: Nguyên tắc khi tham gia các hoạt động cộng đồng là gì?
- A. Hiểu về văn hóa cộng đồng
- B. Tuân thủ quy định và văn hóa cộng đồng
- C. Không chấp nhận sự khác biệt
-
D. A và B đúng
Câu 21: Uyên và nhóm bạn ở lớp đều là nhà có điều kiện nên đã lập hội chơi riêng. Trong một lần đi du lịch với lớp, Uyên và nhóm bạn đã tỏ ý xem thường và không muốn ngồi cạnh Huyền và gia đình Huyền rất nghèo. Nhận xét nào đúng về hành động của Uyên và nhóm bạn?
- A. Cách ứng xử của Uyên và nhóm bạn rất đúng
- B. Uyên và nhóm bạn có quyền như vậy vì gia đình họ khá giả
-
C. Uyên và nhóm bạn không biết tôn trọng người khác
- D. Cả 3 ý trên
Câu 22: Trong mùa lũ vừa qua, miền Trung đã chịu sự ảnh hưởng nặng nề. Em rất muốn quyên góp để hỗ trợ đồng bào. Đâu là việc em nên làm:
- A. Thấy bài nào đăng trên mạng xã hội kêu gọi quyên góp đều tin và làm theo
-
B. Tìm một tổ chức từ thiện uy tín và quyên góp vật dụng phù hợp
- C. Cả 2 đáp án đều đúng
- D. Cả 2 đáp án đều sai
Câu 23: Đâu là hành động thiện nguyện?
- A. Quyên góp cho người dân vùng lũ
- B. Quyên góp cho trẻ em nghèo tới trường
- C. Quyên góp quần áo cho trẻ em vùng cao
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 24: Tham gia thiện nguyện sẽ giúp chúng ta cảm thấy?
- A. Đồng cảm
- B. Hạnh phúc
- C. Thấu hiểu
-
D. B và C đúng
Câu 25: Đâu là phát biểu đúng?
- A. Người lớn không cần tôn trọng sự khác biệt của trẻ em
-
B. Bất cứ ai cũng cần học cách tôn trọng sự khác biệt
- C. Trẻ con không cần giao tiếp, ứng xử có văn hóa vì còn nhỏ
- D. Cả 3 ý trên
Câu 26: Truyền thống quê hương là gì?
- A. Những đặc điểm khác lạ, bí ẩn của vùng miền
-
B. Những giá trị tốt đẹp của vùng miền được khẳng định qua thời gian
- C. Những phong tục cổ hủ, lạc hậu
- D. Cả 3 ý trên
Câu 27: Đâu là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?
- A. Áo dài
- B. Tết Nguyên Đán
- C. Bánh chưng, bánh dày
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 28: Vì sao cần giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của đất nước?
- A. Góp phần hoàn thiện con người cá nhân
- B. Làm phong phú văn hóa, bản sắc dân tộc
- C. Thể hiện đạo lí "Uống nước nhớ nguồn"
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 29: Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua
- A. lối sống
- B. định kiến
-
C. thời gian
- D. quan niệm
Câu 30: Làm gốm Bát Tràng là nét đẹp nghề truyền thống của tỉnh thành nào sau đây?
- A. Hưng Yên
-
B. Hà Nội
- C. Ninh Bình
- D. Thái Bình
Câu 31: Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí?
- A. Carbon dioxide
- B. Hydrogen
- C. Oxygen
-
D. Nitrogen
Câu 32: Thành phần nào của không khí là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính?
- A. Nitrogen
-
B. Carbon dioxide
- C. Oxygen
- D. Hydrogen
Câu 33: Thành phần nào sau đây không được sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch?
- A. Chất bụi
- B. Nitrogen
-
C. Oxygen
- D. Carbon dioxide
Câu 34: Hoạt động nông nghiệp nào sau đây không làm ô nhiễm môi trường?
- A. Đốt rơm rạ sau khi thu hoạch.
-
B. Tưới nước cho cây trồng.
- C. Phun thuốc trừ sâu để phòng sâu bọ phá hoại cây trồng.
- D. Bón phân tươi cho cây trồng.
Câu 35: Hiệu ứng nhà kính ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu?
- A. Gây ra thiên tai
- B. Nóng lên toàn cầu
- C. Làm khí hậu biến đổi thất thường
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 36: Hiệu ứng nhà kính ảnh hưởng như thế nào tới cảnh quan thiên nhiên?
- A. Nhiều vùng đất bị nhấn chìm do nước dâng cao
- B. Băng tan
- C. Diện đất rừng bị thu hẹp
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 37: Hiệu ứng nhà kính ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe con người?
- A. Hệ miễn dịch của con người suy giảm
- B. Làm sức khỏe con người tốt hơn
- C. Xuất hiện nhiều loại bệnh mới
-
D. A và B đúng
Câu 38: Nguyên nhân nào gây ra hiệu ứng nhà kính?
- A. Sử dụng và đốt nhiên liệu hóa thạch
- B. Do ống dẫn nước vào các tuabin đặt dưới đáy hồ thủy điện
- C. Sự phân hủy các chất hữu cơ trong các bãi rác thải rắn
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 39: Để bảo vệ môi trường giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, ta cần làm gì?
- A. Chỉ cần một mình bảo vệ môi trường là được
- B. Hiệu ứng nhà kính không có tổn hại gì nên không cần quan tâm
-
C. Xây dựng kế hoạch truyền thông kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường
- D. Cả 3 ý trên
Câu 40: Cần làm gì trong buổi tuyên truyền mọi người về vấn đề ô nhiễm môi trường?
- A. Nêu ra lí do làm môi trường ô nhiễm nặng nề
- B. Đưa ra giải pháp để định hướng mọi người bảo vệ môi trường
- C. Thống kê, chứng minh ô nhiễm môi trường rất có hại cho con người và sinh vật trên Trái Đất
-
D. Cả 3 ý trên