ÔN TẬP CHƯƠNG 1. VẼ KĨ THUẬT
(PHẦN 1)
Câu 1: Hình chiếu của một vật thể là:
-
A. Phần thấy của vật đối với mặt phẳng hình chiếu.
- B. Phần thấy của vật đối với người quan sát.
- C. Phần thấy của vật đối với mặt phẳng bản vẽ.
- D. Cả ba đáp án trên đều sai.
Câu 2: Khi chiếu một vật thể lên một mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là:
-
A. hình chiếu.
- B. vật chiếu.
- C. mặt phẳng chiếu.
- D. vật thể.
Câu 3: Để diễn tả chính xác hình dạng vật thể, ta chiếu vuông góc vật thể theo:
- A. Một hướng.
- B. Hai hướng.
-
C. Ba hướng.
- D. Bốn hướng.
Câu 4: Tại sao cần phải có tiêu chuẩn về bản vẽ kĩ thuật?
- A. Cần quy định rõ để người sử dụng bản vẽ không hiểu sai.
- B. Cần biểu diễn chính xác các vật thể bằng hình biểu diễn.
- C. Cần thống nhất để người sử dụng bản vẽ không hiểu sai.
-
D. Đáp án A và C đúng.
Câu 5: Một cạnh của vật thể dài 40mm. Nếu vẽ tỉ lệ 2 : 1 thì kích thước ghi trên bản vẽ là:
-
A. 20 mm.
- B. 40 mm.
- C. 60 mm.
- D. 20 cm.
Câu 6: Khổ giấy A4 là khổ giấy có kích thước:
- A. 841 x 594.
- B. 594 × 420.
- C. 420 x 297.
-
D. 297 × 210.
Câu 7: Quy định về chiều rộng lề bên phải, bên trên, bên dưới trong khung bản vẽ là bao nhiêu?
-
A. 10 mm
- B. 20 mm
- C. 30 mm
- D. 40 mm
Câu 8: Đâu là hình dạng của nét liền mảnh?
- A.
- B.
-
C.
- D.
Câu 9: Theo phương pháp chiếu góc thứ nhất, hình chiếu đứng có vị trí như thế nào so với hình chiếu bằng?
-
A. Đặt phía trên.
- B. Đặt phía dưới.
- C. Đặt bên phải.
- D. Đặt bên trái.
Câu 10: Phương pháp hình chiếu vuông góc là phương pháp:
-
A. Dùng các hình chiếu vuông góc để biểu diễn hình dạng và kích thước của vật thể trên 3 mặt phẳng.
- B. Dùng các hình chiếu song song để biểu diễn hình dạng và kích thước của vật thể trên cùng một mặt phẳng.
- C. Dùng các hình chiếu vuông góc để biểu diễn hình dạng và kích thước của vật thể trên cùng một mặt phẳng.
- D. Dùng các hình chiếu song song để biểu diễn hình dạng và kích thước của vật thể trên 3 mặt phẳng.
Câu 11: Hình nào sau đây thuộc hình các khối tròn xoay?
- A. Hình trụ, hình tròn và hình nón.
-
B. Hình trụ, hình nón và hình cầu.
- C. Hình chóp, hình trụ và hình tròn.
- D. Hình chóp, hình tròn và hình nón.
Câu 12: Hình biểu diễn của bản vẽ chi tiết gồm:
- A. Hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh.
- B. Hình chiếu đứng và hình chiếu bằng.
- C. Hình cắt và hình chiếu bằng.
-
D. Hình cắt và hình chiếu.
Câu 13: Nội dung phần yêu cầu kĩ thuật gồm:
- A. Chỉ dẫn về gia công.
- B. Chỉ dẫn về xử lí bề mặt.
-
C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều sai.
Câu 14: Trình tự đọc bản vẽ chi tiết gồm mấy bước?
- A. 2
- B. 3
-
C. 4
- D. 5
Câu 15: Kích thước chung của chi tiết nằm trong trình tự nào khi đọc bản vẽ?
- A. Khung tên.
-
B. Hình biểu diễn.
- C. Kích thước.
- D. Yêu cầu kĩ thuật.
Câu 16: Trong bản vẽ lắp thể hiện mấy nội dung?
- A. 2
- B. 3
-
C. 4
-
D. 5.
Câu 17: Kích thước trên bản vẽ lắp là:
- A. Kích thước chung
- B. Kích thước lắp
-
C. Cả A và B đều đúng
- D. Đáp án khác
Câu 18: Bản vẽ kĩ thuật được dùng trong quá trình nào?
- A. Chế tạo.
- B. Lắp ráp.
- C. Vận hành và sửa chữa.
-
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 19: Đây là loại mối ghép nào?
- A. Mối ghép đinh tán.
- B. Mối ghép bằng chốt.
-
C. Mối ghép bu lông, đai ốc.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 20: Mặt cắt biểu diễn các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo:
- A. Chiều dài.
- B. Chiều rộng.
-
C. Chiều cao.
- D. Đáp án khác.
Câu 21: Chi tiết ở bản vẽ trong hình dưới đây được làm bằng vật liệu gì?
-
A. Thép.
- B. Đồng.
- C. Kẽm.
- D. Nhựa.
Câu 22: Trong các đồ vật sau, đồ vật nào có dạng tròn xoay?
- A. Bát.
- B. Đĩa.
- C. Chai.
-
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 23: Đối với khối đa diện đều và khối tròn xoay, người ta thường biểu diễn bằng bao nhiêu hình chiếu?
- A. Bằng một hình chiếu vuông góc.
-
B. Bằng hai hình chiếu vuông góc.
- C. Bằng ba hình chiếu vuông góc.
- D. Bằng bốn hình chiếu vuông góc.
Câu 24: Hình chiếu tương ứng của vật thể sau là:
- A.
- B.
-
C.
-
D.
Câu 25: Vật thể sau được ghép bởi những khối nào?
-
A. Hình nón cụt, hình trụ.
- B. Hình hộp, hình cầu.
- C. Hình nón, hình trụ.
- D. Hình lăng trụ, hình trụ.