NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nếu như đang nuôi tôm, cá mà môi trường nước bị ô nhiễm thì phải xử lí như thế nào?
-
A. Ngừng cho ăn, tăng cường sục khí
-
B. Tháo nước cũ, thay bằng nước sạch
-
C. Cả A và B đều đúng
-
D. Cả A và B đều sai
Câu 2: Nguyên nhân làm cho màu nước ao nuôi thủy sản có màu vàng cam?
-
A. Chứa nhiều tảo lục, tảo silic (có giá trị dinh dưỡng cao)
-
B. Chứa nhiều tảo lam (gây hại cho tôm cá)
-
C. Nước nhiễm phèn
-
D. Chứa nhiều chất hữu cơ phân hủy, thức ăn dư thừa, nhiều khí độc
Câu 3: Nếu độ trong của nước ao lớn hơn 50 cm, nhận định nào sau đây là đúng?
-
A. Thực vật phù du trong ao phát triển quá mạnh.
-
B. Ao giàu chất dinh dưỡng (phú dưỡng).
-
C. Ao nghèo dinh dưỡng, ít thực vật phù du.
-
D. Nước ao bị đục.
Câu 4: Thường xuyên tạo sự chuyển động của nước trong ao, đầm nuôi tôm có ảnh hưởng đến tính chất nào của nước?
-
A. Độ trong của nước
-
B. Lượng khí oxygen hòa tan trong nước
-
C. Nhiệt độ của nước
-
D. Muối hòa tan trong nước
Câu 5: Cho tôm, cá ăn như thế nào để tránh lãng phí thức ăn và không gây ô nhiễm môi trường nuôi?
-
A. Cho lượng thức ăn ít
-
B. Cho lượng thức ăn nhiều
-
C. Cho lượng thức ăn vừa đủ, cho ăn nhiều lần và theo quy định.
-
D. Phối hợp nhiều loại thức ăn và phối hợp bón phân hữu cơ vào ao.
Câu 6: Chất dinh dưỡng hòa tan trong nước là thức ăn cho
-
A. Thức vật phù du
-
B. Vi khuẩn
-
C. Thực vật bậc cao
-
D. Tất cả đều đúng
Câu 7: Thực vật đáy, thực vật bậc cao là thức ăn cho
-
A. Động vật đáy
-
B. Chất vẩn
-
C. Tôm, cá
-
D. Vi khuẩn
Câu 8: Khu vực được phép khai thác thủy sản là?
-
A. Bãi ương giống các loài thủy sản.
-
B. Ngư trường khai thác cá.
-
C. Bãi đẻ các loài thủy sản.
-
D. Khu bảo tồn biển.
Câu 9: Hình thức khai thác thủy sản nào sau đây là đúng quy định?
-
A. Sử dụng thuốc nổ.
-
B. Sử dụng kích điện.
-
C. Khai thác trong mùa sinh sản.
-
D. Sử dụng lưới có kích cỡ mắt lưới cho phép.
Câu 10: Những nguyên nhân nào gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và nguồn lợi thủy sản?
-
A. Cải tiến công nghệ, cải tiến con giống, nâng cao năng suất nuôi thủy sản.
-
B. Xây dựng các công trình thủy lợi, cung cấp nước cho nuôi thủy sản.
-
C. Phá hoại rừng đầu nguồn, đánh bắt hủy diệt, nuôi không đúng kĩ thuật.
-
D. Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người nuôi thủy sản.
Câu 11: Biện pháp nào dưới đây không làm giảm bớt sự nguy hại cho thủy sản và cho con người?
-
A. Mở rộng khu nuôi để giảm nồng độ ô nhiễm
-
B. Ngăn cấm các hành động hủy hoại các loài sinh cảnh đặc trưng.
-
C. Quy định nồng độ tối đa các hóa chất, chất độc có trong môi trường thủy sản.
-
D. Sử dụng phân hữu cơ đã ủ, phân vi sinh, thuốc trừ sâu hợp lí.
Câu 12: Phương pháp lắng (lọc) thường phải để thời gian bao lâu để các tạp chất lắng đọng?
-
A. 12 – 24 giờ
-
B. 1 – 2 ngày
-
C. 2 – 3 ngày
-
D. 3 – 5 ngày
Câu 13: Các hóa chất thường được dùng để diệt khuẩn môi trường nước là gì?
-
A. Clo 0,2 – 0,4 mg/l
-
B. CaO〖Cl〗_2 2%
-
C. Formon 3%
-
D. Tất cả đều đúng
Câu 14: Nồng độ tối đa của amôniac trong môi trường nuôi thủy sản là bao nhiêu
-
A. 0,05 – 0,1 mg/l
-
B. 0,1 – 0,2 mg/l
-
C. 0,2 – 0,3 mg/l
-
D. 0,3 – 0,4 mg/l
Câu 15: Phương hướng khai thác nguồn lợi hải sản vừa vó hiệu quả, vừa góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa nước ta là
-
A. đánh bắt xa bờ.
-
B. đánh bắt ven bờ.
-
C. trang bị vũ khí quân sự.
-
D. đẩy mạnh chế biến tại chỗ.
Câu 16: Các tài nguyên biển và hải đảo nước ta phải được khai thác tổng hợp vì
-
A. Nhằm khai thác triệt để các nguồn lợi biển và hải đảo làm cơ sở cho sự phát triển các ngành kinh tế biến.
-
B. Đảm bảo việc khai thác hợp lí, có hiệu quả đối với các nguồn tài nguyên biển và hải đảo.
-
C. Môi trường biển và hải đảo đang bị suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng.
-
D. Để giải quyết việc làm, tăng nguồn thu nhập cho lực lượng lao động trong cả nước.
Câu 17: Đâu không phải sản phẩm của ngành chăn nuôi?
-
A. Thịt gà
-
B. Thịt bò
-
C. Sữa đậu nành
-
D. Trứng vịt
Câu 18: Nuôi gà có thể cung cấp những sản phẩm nào sau đây?
1. Sữa |
2. Trứng |
3. Thịt |
4. Sức kéo |
5. Phân hữu cơ |
6. Lông vũ. |
-
A. 1, 2, 3, 5.
-
B. 2, 3, 5, 6.
-
C. 2, 3, 4, 5.
-
D. 1, 2, 5, 6.
Câu 19: Chăm sóc vật nuôi đực giống cần thực hiện công việc nào sau đây?
-
A. Cho vật nuôi vận động
-
B. Tiêm vắc xin và vệ sinh phòng bệnh
-
C. Kiểm tra thể trọng và tinh dịch
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 20: Gia cầm mái sinh sản cần phải trải qua giai đoạn nào?
-
A. Giai đoạn hậu bị → Giai đoạn mang thai → Giai đoạn đẻ trứng.
-
B. Giai đoạn hậu bị → Giai đoạn đẻ trứng.
-
C. Giai đoạn mang thai → Giai đoạn đẻ trứng.
-
D. Giai đoạn mang thai → Giai đoạn hậu bị.
Câu 21: Trong nuôi dưỡng vật nuôi cái sinh sản phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng nào dưới đây, trừ:
-
A. Lipit.
-
B. Protein.
-
C. Chất khoáng.
-
D. Vitamin.
Câu 22: Muốn chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản có kết quả tốt phải chú ý đến giai đoạn nào?
-
A. Giai đoạn trước khi mang thai.
-
B. Giai đoạn mang thai.
-
C. Giai đoạn nuôi con.
-
D. Cả B và C đều đúng.
Câu 23: Quá trình chăm sóc vật nuôi cái sinh sản trải qua mấy giai đoạn?
-
A. 2 giai đoạn.
-
B. 3 giai đoạn.
-
C. 4 giai đoạn.
-
D. 5 giai đoạn.
Câu 24: Ý nào dưới đây là không phù hợp để mô tả đặc điểm sinh lí của vật nuôi non?
-
A. Chức năng của cơ quan tiêu hóa chưa hoàn thiện.
-
B. Có sức đề kháng cao nên ít có nguy cơ mắc bệnh.
-
C. Cường độ sinh trưởng lớn.
-
D. Khả năng điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh.
Câu 25: Chuồng và dụng cụ chăn nuôi cần được làm sạch với tần suất như thế nào?
-
A. Hằng tháng
-
B. Hằng tuần
-
C. Hằng ngày
-
D. Sau mỗi lứa nuôi
Câu 26: Thế nào là một chuồng nuôi hợp vệ sinh?
-
A. Có điều kiện tiểu khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, độ chiếu sáng, …) phù hợp
-
B. Có sàn bằng bê tông
-
C. Có mái lợp bằng tôn
-
D. Có tường bao quanh
Câu 27: Môi trường, đặc điểm sống của tôm thẻ chân trắng là?
-
A. nước ngọt
-
B. nước mặn
-
C. nước lợ và nước mặn
-
D. nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn
Câu 28: Loại tôm nào là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta?
-
A. Tôm thẻ chân trắng
-
B. Tôm hùm
-
C. Tôm càng xanh
-
D. Tôm đồng
Câu 29: Ở Việt Nam có mấy giống tôm được nuôi nhiều?
-
A. 1
-
B. 2
-
C. 3
-
D. 4
Câu 30: Tôm sú nuôi ở:
-
A. Vùng ao
-
B. Đầm ven biển
-
C. Bãi bồi
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 31: Tôm hùm nuôi ở địa phương nào?
-
A. Khánh Hòa
-
B. Phú Yên
-
C. Ninh Thuận
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 32: Loại cá nào dưới đây là cá da trơn?
-
A. Cá chép
-
B. Cá chẽm
-
C. Cá tra
-
D. Cá trắm cỏ
Câu 33: Loại cá nào sau đây sống trong môi trường nước ngọt?
-
A. Cá chép
-
B. Cá song
-
C. Cá giò
-
D. Cá cam
Câu 34: Trong các loài cá sau đây, cá nào có vảy cứng sáng bóng?
-
A. Cá tra
-
B. Cá rô phi
-
C. Cá chẽm
-
D. Cá chép
Câu 35: Cá rô phi đạt chuẩn thực phẩm nặng:
-
A. 0,2 kg/con.
-
B. 0,1 kg/con.
-
C. 0,8 – 1,5 kg/con.
-
D. 0,03 – 0,075 kg/con.
Câu 36: Loài thủy sản nào sau đây có khả năng chịu lạnh tốt?
-
A. Cá tra
-
B. Cá rô phi
-
C. Cá tầm
-
D. Tôm sú
Câu 37: Loài thủy sản nào sau đây ưa nhiệt độ ấm áp?
-
A. Cá hồi vân
-
B. Cá tra
-
C. Cá chép
-
D. Cá tầm
Câu 38: Yếu tố nào gây bệnh trên động vật thủy sản?
-
A. Môi trường có những biến đổi gây bất lợi
-
B. Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể chủ
-
C. Vật chủ có sức đề kháng suy giảm
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 39: Người ta cho cá ăn vào thời gian nào sau đây?
-
A. 8 – 9 giờ sáng
-
B. 3 – 4 giờ chiều
-
C. Cả A và B đều đúng
-
D. Đáp án khác
Câu 40: Cá giống đem thả phải:
-
A. Khỏe
-
B. Đều
-
C. Không mang mầm bệnh
-
D. Cả 3 đáp án trên