NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trong chăn nuôi có mấy ngành nghề phổ biến?
-
A. 1
-
B. 2
-
C. 3
-
D. 4
Câu 2: Công việc cần làm khi nuôi dưỡng vật nuôi non là gì?
-
A. Cho vật nuôi non bú sữa đầu
-
B. Tập ăn sớm các loại thức ăn đủ chất dinh dưỡng
-
C. Cả A và B đều đúng
-
D. Cả A và B đều sai
Câu 3: Nguyên nhân nào gây bệnh ở vật nuôi?
-
A. Tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể động vật.
-
B. Động vật có sức đề kháng thấp
-
C. Môi trường bất lợi cho động vật và thuận lợi cho tác nhân gây bệnh
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4: Thực phẩm từ nuôi trồng thủy sản có chứa:
-
A. Đạm
-
B. Acid béo omega - 3
-
C. Cả A và B đều đúng
-
D. Cả A và B đều sai
Câu 5: Bước đầu tiên của quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao là:
-
A. Chuẩn bị ao nuôi
-
B. Thả cá giống
-
C. Chăm sóc, quản lí cá sau khi thả
-
D. Thu hoạch
Câu 6: Tại sao phải quản lí môi trường ao nuôi?
-
A. Làm giảm nguy cơ các bệnh do môi trường
-
B. Tăng sức khỏe
-
C. Tránh gây sốc cho động vật thủy sản
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 7: Ý nào dưới đây không phải là tiềm năng phát triển chăn nuôi ở nước ta?
-
A. Nhu cầu trong nước và thế giới về sản phẩm chăn nuôi ngày càng tăng.
-
B. Liên kết doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng mở rộng
-
C. Công nghệ cao trong chăn nuôi được đầu tư và áp dụng ngày càng nhiều.
-
D. Diện tích đất dành cho chăn nuôi ngày càng mở rộng.
Câu 8: Sữa đầu là sữa của gia súc mẹ tiết ra trong khoảng thời gian nào?
-
A. Vài tháng đầu sau khi đẻ.
-
B. Vài ngày đầu sau khi đẻ.
-
C. Ở lứa đẻ đầu tiên.
-
D. Một tuần ngay trước khi đẻ.
Câu 9: Ý nào dưới đây là phù hợp nhất để mô tả một trong những biểu hiện thường thấy khi vật nuôi bị bệnh?
-
A. Lớn nhanh, đẻ nhiều
-
B. Ăn khỏe, ngủ khỏe
-
C. Mệt mỏi, ủ rũ
-
D. Nhanh nhẹn, hoạt bát.
Câu 10: Dầu cá được sản xuất từ nguyên liệu nào?
-
A. Xương cá
-
B. Thịt cá
-
C. Da cá
-
D. Mỡ cá, gan cá
Câu 11: Thức ăn tự nhiên của cá chép là gì?
-
A. Ốc
-
B. Cây thủy sinh
-
C. Thực vật phù du
-
D. Mùn bã hữu cơ
Câu 12: Có mấy yếu tố gây bệnh trên động vật thủy sản?
-
A. 1
-
B. 2
-
C. 3
-
D. 4
Câu 13: Những nguyên nhân nào gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và nguồn lợi thủy sản?
-
A. Cải tiến công nghệ, cải tiến con giống, nâng cao năng suất nuôi thủy sản.
-
B. Xây dựng các công trình thủy lợi, cung cấp nước cho nuôi thủy sản.
-
C. Phá hoại rừng đầu nguồn, đánh bắt hủy diệt, nuôi không đúng kĩ thuật.
-
D. Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người nuôi thủy sản.
Câu 14: Nội dung của biện pháp sử dụng hóa chất
-
A. Sử dụng một số loại vi sinh vật có lợi phân hủy chất thải rắn trong ao nuôi.
-
B. Sử dụng chlorine 2% để diệt khuẩn.
-
C. Các tạp chất được lắng đọng dưới đáy ao, phần nước sạch ở phía trên được sử dụng để nuôi thủy sản.
-
D. Sử dụng các vi khuẩn có lợi để chuyển hóa dạng nitrogen độc sang dạng không độc.
Câu 15: Loài thủy sản nào sau đây ưa nhiệt độ ấm áp?
-
A. Cá hồi vân
-
B. Cá tra
-
C. Cá chép
-
D. Cá tầm
Câu 16: Yếu tố nào gây bệnh trên động vật thủy sản?
-
A. Môi trường có những biến đổi gây bất lợi
-
B. Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể chủ
-
C. Vật chủ có sức đề kháng suy giảm
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 17: Trong nuôi cá thương phẩm, hằng ngày nên cho cá ăn hai lần vào thời gian nào sau đây?
-
A. 6 - 7 giờ sáng và 1 - 2 giờ chiều.
-
B. 7 - 8 giờ sáng và 2 - 3 giờ chiều.
-
C. 8 - 9 giờ sáng và 3 - 4 giờ chiều.
-
D. 9 - 10 giờ sáng và 4 - 5 giờ chiều.
Câu 18: Sắp xếp thứ tự các bước của hoạt động cải tạo ao nuôi
- Phơi đáy ao khoảng 2 – 3 ngày
- Làm cạn nước trong ao
- Lấy nước qua túi lọc vào ao khoảng 30 – 50 cm
- Làm vệ sinh xung quanh ao, lấp các hang hốc, tu sửa cống, lưới chắn
- Bón vôi
- Vét bớt bùn đáy ao
-
A. 1 - 4 - 3 - 5 - 2 - 6
-
B. 1 - 2 - 6 - 5 - 3 - 4
-
C. 5 - 1 - 6 - 2 - 4 - 3
-
D. 5 - 4 - 1 - 6 - 2 - 3
Câu 19: Ngành thủy sản có bao nhiêu vai trò với đời sống và nền kinh tế Việt Nam?
-
A. 3
-
B. 4
-
C. 5
-
D. 6
Câu 20: Khoanh tròn vào các đáp án không đúng về phụ phẩm trong chế biến thủy sản.
-
A. Đầu cá
-
B. Da cá
-
C. Mỡ cá
-
D. Phi lê thịt cá
Câu 21: Tác nhân nào gây ra bệnh truyền nhiễm cho vật nuôi?
-
A. Vi sinh vật
-
B. Tác nhân lí học
-
C. Tác nhân hóa học
-
D. Tác nhân cơ học
Câu 22: Ý nào dưới đây không phải là tác nhân lí học gây bệnh cho vật nuôi?
-
A. Nhiệt độ quá cao
-
B. Nhiệt độ quá thấp
-
C. Tai nạn giao thông
-
D. Dòng điện
Câu 23: Quá trình chăm sóc vật nuôi cái sinh sản trải qua mấy giai đoạn?
-
A. 2 giai đoạn.
-
B. 3 giai đoạn.
-
C. 4 giai đoạn.
-
D. 5 giai đoạn.
Câu 24: Ý nào dưới đây là không phù hợp để mô tả đặc điểm sinh lí của vật nuôi non?
-
A. Chức năng của cơ quan tiêu hóa chưa hoàn thiện.
-
B. Có sức đề kháng cao nên ít có nguy cơ mắc bệnh.
-
C. Cường độ sinh trưởng lớn.
-
D. Khả năng điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh.
Câu 25: Trong các sản phẩm chăn nuôi sau đây, sản phẩm nào không phải của bò?
-
A. Trứng.
-
B. Thịt.
-
C. Sữa.
-
D. Da.
Câu 26: Nuôi gà có thể cung cấp những sản phẩm nào sau đây?
1. Sữa |
2. Trứng |
3. Thịt |
4. Sức kéo |
5. Phân hữu cơ |
6. Lông vũ. |
-
A. 1, 2, 3, 5.
-
B. 2, 3, 5, 6.
-
C. 2, 3, 4, 5.
-
D. 1, 2, 5, 6.
Câu 27: Bệnh ở vật nuôi sẽ xảy ra khi tồn tại đồng thời bao nhiêu yếu tố gây bệnh?
-
A. 1
-
B. 2
-
C. 3
-
D. 4
Câu 28: Ý nào dưới đây phù hợp để mô tả việc vệ sinh thân thể vật nuôi?
-
A. Cho vật nuôi tắm, chải và vận động hợp lí
-
B. Cho con vật ăn thức ăn sạch và đủ chất
-
C. Tiêm vaccine đầy đủ
-
D. Dọn chuồng nuôi hằng ngày
Câu 29: Khu vực nào ở nước ta nuôi cá tra để xuất khẩu?
-
A. Đồng bằng sông Hồng
-
B. Đồng bằng sông Cửu Long
-
C. Đồng bằng Nam Trung Bộ
-
D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 30: Sinh vật nào có tính ăn lọc các chất hữu cơ lơ lửng?
-
A. Vẹm
-
B. Hàu
-
C. Cả A và B đều đúng
-
D. Đáp án khác
Câu 31: Tại sao phải cải tạo ao nuôi?
-
A. Hạn chế mầm bệnh
-
B. Hạn chế địch hạ
-
C. Tạo điều kiện môi trường tốt nhất cho cá phát triển
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 32: Thức ăn tự nhiên của cá trôi là gì?
-
A. Ốc
-
B. Cây thủy sinh
-
C. Thực vật phù du
-
D. Mùn bã hữu cơ
Câu 33: Môi trường nước ao nuôi thủy sản có bao nhiêu đặc tính?
-
A. 1
-
B. 2
-
C. 3
-
D. 4
Câu 34: Thường xuyên tạo sự chuyển động của nước trong ao, đầm nuôi tôm có ảnh hưởng đến tính chất nào của nước?
-
A. Độ trong của nước
-
B. Lượng khí oxygen hòa tan trong nước
-
C. Nhiệt độ của nước
-
D. Muối hòa tan trong nước
Câu 35: Có mấy biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản?
-
A. 1
-
B. 3
-
C. 5
-
D. 7
Câu 36: Đâu không phải nguồn gây ô nhiễm môi trường nuôi trồng thủy sản
-
A. Chất thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp
-
B. Chất thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp
-
C. Nước thải sinh hoạt
-
D. Nước thải đã được xử lí đạt chuẩn từ nhà máy chế biến thủy sản.
Câu 37: Biện pháp nào dưới đây không làm giảm bớt sự nguy hại cho thủy sản và cho con người?
-
A. Mở rộng khu nuôi để giảm nồng độ ô nhiễm
-
B. Ngăn cấm các hành động hủy hoại các loài sinh cảnh đặc trưng.
-
C. Quy định nồng độ tối đa các hóa chất, chất độc có trong môi trường thủy sản.
-
D. Sử dụng phân hữu cơ đã ủ, phân vi sinh, thuốc trừ sâu hợp lí.
Câu 38: Khu vực được phép khai thác thủy sản là?
-
A. Bãi ương giống các loài thủy sản.
-
B. Ngư trường khai thác cá.
-
C. Bãi đẻ các loài thủy sản.
-
D. Khu bảo tồn biển.
Câu 39: Biện pháp kĩ thuật nào dưới đây không phù hợp với việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi cái sinh sản?
-
A. Cho ăn vừa đủ về số lượng và chất lượng.
-
B. Cho con vật vận động càng nhiều càng tốt.
-
C. Đảm bảo chuồng nuôi sạch sẽ, thoáng khí.
-
D. Giữ vệ sinh thân thể và cho uống đủ nước.
Câu 40: Việc bổ sung các viên sỏi nhỏ vào thức ăn cho gà con từ tuần tuổi thứ hai trở đi nhằm mục đích gì?
-
A. Cung cấp một số chất khoáng cho con vật.
-
B. làm cho thức ăn nhìn hấp dẫn hơn.
-
C. Làm tăng khối lượng thức ăn
-
D. Giúp quá trình nghiền thức ăn trong dạ dày tốt hơn, làm tăng tỉ lệ tiêu hóa.