NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Công nghệ chiên chân không là:
- A. Là phương pháp sấy bằng tác nhân không khí rất khô ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sấy thông thường.
- B. Là phương pháp chế biến sử dụng nước tinh khiết ở áp suất cao và nhiệt độ khoảng từ 40C – 100C nhằm làm bất hoại các loại vi khuẩn, vi rút, nấm trong sản phẩm trồng trọt.
-
C. Là công nghệ chiên các loại sản phẩm trồng trọt trong môi trường chân không.
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2: Ưu điểm của phương pháp bảo quản silo được đề cập đến là:
- A. Số lượng lớn và thời gian dài
- B. Tự động hóa trong nhập kho và xuất kho
- C. Ngăn chặn ảnh hưởng của động vật, vi sinh vật và môi trường
- D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 3: Công nghệ xử lí bằng áp suất cao là:
- A. Là phương pháp sấy bằng tác nhân không khí rất khô ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sấy thông thường.
-
B. Là phương pháp chế biến sử dụng nước tinh khiết ở áp suất cao và nhiệt độ khoảng từ 40C – 100C nhằm làm bất hoại các loại vi khuẩn, vi rút, nấm trong sản phẩm trồng trọt.
- C. Là công nghệ chiên các loại sản phẩm trồng trọt trong môi trường chân không.
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4: Đâu không phải là ưu điểm của phương pháp bảo quản silo?
- A. Số lượng lớn và thời gian dài
-
B. Thủ công hóa trong nhập kho và xuất kho
- C. Ngăn chặn ảnh hưởng của động vật, vi sinh vật và môi trường
- D. Tiết kiệm chi phí lao động và diện tích mặt bằng.
Câu 5: Công nghệ chiên chân không là:
- A. Là phương pháp sấy bằng tác nhân không khí rất khô ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sấy thông thường.
- B. Là phương pháp chế biến sử dụng nước tinh khiết ở áp suất cao và nhiệt độ khoảng từ 40C – 100C nhằm làm bất hoại các loại vi khuẩn, vi rút, nấm trong sản phẩm trồng trọt.
-
C. Là công nghệ chiên các loại sản phẩm trồng trọt trong môi trường chân không.
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 6: Ưu điểm nào dưới đây là của phương pháp bảo quản silo?
-
A. Số lượng lớn và thời gian dài
- B. Thủ công hóa trong nhập kho và xuất kho
- C. Gia tăng ảnh hưởng của động vật, vi sinh vật và môi trường
- D. Tăng chi phí lao động và diện tích mặt bằng.
Câu 7: Thách thức mà ngành trồng trọt đang gặp phải là gì?
- A. Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
- B. Quá trình đô thị hóa thu hẹp diện tích đất trồng
- C. Nhu cầu lương thực tăng cao do gia tăng dân số
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 8: Ưu điểm của việc trồng cây con là:
- A. Tránh được điều kiện không thuận lợi của cây trồng.
- B. Rút ngắn thời gian của cây ngoài đồng ruộng
- C. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 9: Thách thức đối với ngành trồng trọt là gì?
- A. Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
- B. Quá trình đô thị hóa thu hẹp diện tích đất trồng
- C. Nhu cầu lương thực tăng cao do gia tăng dân số
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 10: Biện pháp gieo hạt được áp dụng cho loại cây trồng nào?
- A. Cây trồng lấy hạt
- B. Cây rau
-
C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 11: Đâu không phải là thách thức đối với ngành trồng trọt là gì?
- A. Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
-
B. Quá trình đô thị hóa làm tăng diện tích đất trồng
- C. Nhu cầu lương thực tăng cao do gia tăng dân số
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 12: Người ta có cách bón lót nào cho cây trồng?
- A. Bón theo hốc
- B. Bón theo hàng
- C. Bón rải trên mặt ruộng
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 13: Có công nghệ tưới nước tự động nào?
- A. Tưới nhỏ giọt
- B. Tưới phun sương
- C. Tưới phun mưa
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 14: Đâu là quy trình sản xuất nấm trừ sâu, bệnh?
-
A. Sản xuất giống nấm cấp 1 -> Sản xuất giống nấm cấp 2 -> Lên men, tăng sinh khối nấm -> Sấy khô nấm -> Phối trộn cơ chất, phụ gia-> Đóng gói, bảo quản
- B. Sản xuất giống nấm cấp 2 -> Sản xuất giống nấm cấp 1 -> Lên men, tăng sinh khối nấm -> Phối trộn cơ chất, phụ gia -> Đóng gói, bảo quản
- C. Lên men, tăng sinh khối nấm -> Sản xuất giống nấm cấp 1 -> Lên men, tăng sinh khối nấm -> Phối trộn cơ chất, phụ gia -> Đóng gói, bảo quản
- D. Cả ba đáp án trên đều sai
Câu 15: Có công nghệ tưới nước tự động nào?
- A. Tưới nhỏ giọt
- B. Tưới phun sương
- C. Tưới phun mưa
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 16: Đâu không phải quy trình sản xuất nấm trừ sâu, bệnh ?
- A. Sản xuất giống nấm cấp 1 -> Phối trộn cơ chất, phụ gia-> Sản xuất giống nấm cấp 2 -> Lên men, tăng sinh khối nấm -> Sấy khô nấm -> Đóng gói, bảo quản
B. Sản xuất giống nấm cấp 2 -> Sản xuất giống nấm cấp 1 -> Lên men, tăng sinh khối nấm -> Phối trộn cơ chất, phụ gia -> Đóng gói, bảo quản
- C. Lên men, tăng sinh khối nấm -> Sản xuất giống nấm cấp 1 -> Lên men, tăng sinh khối nấm -> Phối trộn cơ chất, phụ gia -> Đóng gói, bảo quản
-
D. Cả ba đáp án trên đều sai
Câu 17: Có phương pháp giống cây trồng nào?
- A. Chọn lọc hỗn hợp
- B. Chọn lọc cá thể
-
C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 18: Có phương pháp tạo giống nào?
- A. Tạo giống bằng phương pháp lai
- B. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến
- C. Tạo giống bằng công nghệ gene
-
D. Cả 3 phương pháp trên
Câu 19: Trồng cây trong nhà kính thông minh áp dụng cho:
- A. Rau
- B. Hoa quả
-
C. Cây trồng
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 20: Tác nhân gây hại của bệnh héo xanh vi khuẩn là gì?
- A. nấm Colletotrichum
- B. vi khuẩn Candidatus Liberibacter asiaticus
- C. nấm Pyricularia oryzae
-
D. vi khuẩn Xanthomonas oryzae
Câu 21: Trồng trọt công nghệ cao có hạn chế nào dưới đây?
- A. Chống thất thoát nước
-
B. Điều kiện khí hậu thời tiết, khí hậu, đất đai chưa thực sự thuận lợi dẫn đến tâm lý sợ rủi ro
- C. Đảm bảo cây có thể phát triển tốt
- D. Có thể điều chỉnh môi trường theo từng giai đoạn phát triển của cây
Câu 22: Tác nhân gây hại của bệnh vàng lá greening là gì?
- A. nấm Colletotrichum
-
B. vi khuẩn Candidatus Liberibacter asiaticus
- C. nấm Pyricularia oryzae
- D. vi khuẩn Xanthomonas oryzae
Câu 23: Hạn chế của trồng trọt công nghệ cao là:
- A. Chi phí đầu tư cao
- B. Thiếu nhân lực
-
C. Cả A và B đều đúng
- D. Đáp án khác
Câu 24: Tác nhân gây hại của bệnh đạo ôn hại lúa là gì?
- A. nấm Colletotrichum
- B. vi khuẩn Candidatus Liberibacter asiaticus
-
C. nấm Pyricularia oryzae
- D. vi khuẩn Xanthomonas oryzae
Câu 25: Tưới phun mưa là:
- A. Tưới tiết kiệm nước và phân bón bằng cách cho phép nước nhỏ giọt từ từ vào rễ hoặc trên bề mặt đất.
- B. Cung cấp nước theo dạng hạt nhỏ đến siêu nhỏ
-
C. Tưới phun với hạt nước tương tự giọt nước mưa.
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 26: Giai đoạn trứng của sâu tơ hại rau họ cải nở sau bao lâu?
- A. 3 - 6 ngày
- B. 2 - 4 ngày
- C. 4 – 6 ngày
-
D. 3 – 4 ngày
Câu 27: Nguyên tắc khi sử dụng phân bón hóa học là:
- A. Đúng loại
- B. Đúng liều lượng
- C. Đúng thời điểm
-
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 28: Giai đoạn sâu non của sâu tơ hại rau họ cải kéo dài trong bao lâu?
- A. 15 – 28 ngày
- B. 6 – 10 ngày
-
C. 11 – 20 ngày
- D. 8 – 12 ngày
Câu 29: Nguyên tắc nào là sai khi sử dụng phân bón hóa học là:
-
A. Khác loại
- B. Đúng liều lượng
- C. Đúng thời điểm
- D. Đúng phương pháp
Câu 30: Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa thường gây hại thành dịch lớn trên nhiều vùng trồng lúa ở nước ta ở mấy giai đoạn?
- A. 1
- B. 2
-
C. 3
- D. 5
Câu 31: Tiền đề quan trọng để phát triển nền nông nghiệp bền vững là gì?
- A. Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ. Phân bón vi sinh
- B. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học
- C. Sử dụng thiên địch
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 32: Thành tựu giống cây trồng ưu thế lai là:
-
A. Giống lúa lai LY006
- B. Giống lạc LDH 10
- C. Giống ngô chuyển gene NK66BT
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 33: Cho biết: Phản ứng của dung dịch đất do yếu tố nào quyết định?
-
A. Nồng độ H+ và OH-
- B. Nồng độ bazơ.
- C. Nồng độ Na+
- D. Nồng độ axit.
Câu 34: Rầy nâu hại lúa trưởng thành có chiều dài khoảng:
- A. 2 mm
-
B. 7 mm
- C. 3 - 5 mm
- D. 6 mm
Câu 35: Xác định: Các chất dinh dưỡng trong đất được giữ lại ở đâu?
- A. Keo đất
-
B. Keo đất và dung dịch đất.
- C. Dung dịch đất.
- D. Tất cả các loại hạt có trong đất.
Câu 36: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về việc sử dụng biện pháp sinh học để phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng?
- A. Có tác dụng trong thời gian ngắn
- B. Nguy hiểm với con người
-
C. Thân thiện với môi trường
- D. Gây hại cho cây trồng
Câu 37: Thực trạng đối với sự phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam là:
- A. Sự quan tâm của Nhà nước về nông nghiệp công nghệ cao.
- B. Sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân
- C. Bước đầu mang lại hiệu quả tích cực
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 38: Nhược điểm của biện pháp hóa học là:
- A. Ô nhiễm môi trường
- B. Giảm đa dạng sinh học
- C. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 39: Xác định đâu không phải là biện pháp ứng dụng công nghệ vi sinh xử lý chất thải trồng trọt?
-
A. Ứng dụng chế phẩm vi sinh để cải tạo và bảo vệ môi trường nước
- B. Ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý phụ phẩm trồng trọt làm thức ăn chăn nuôi
- C. Ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý phụ phẩm trồng trọt làm phân bón cho cây trồng
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 40: Ưu điểm của biện pháp hóa học là:
- A. Dễ sử dụng
- B. Hiệu quả nhanh
-
C. Đáp án A và B đều đúng
- D. Đáp án A và B đều sai