NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Bón vôi cho đất phèn có tác dụng
- A. Tăng chất dinh dưỡng cho đất
- B. Bổ sung chất hữu cơ cho đất
-
C. Khử chua và làm giảm độc hại của nhôm
- D. Khử mặn
Câu 2: Ở Việt Nam, đất mặn được hình thành ở ........... và cây trồng phát thích hợp trên đất mặn là ..........
-
A. vùng đồng bằng ven biển; cây Cói
- B. vùng đồng bằng Bắc Bộ; cây Súng, Sen
- C. vùng đồng bằng sông Hồng; cây Vẹt
- D. vùng trung du miền núi; cây Bạch đàn, cây Keo
Câu 3: Lợi ích đem lại của việc sử dụng phân bón hợp lí là:
- A. Giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
- B. Nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.
- C. Làm tăng thu nhập và lợi nhận cho người sản xuất.
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4: Đất mặn chứa nhiều ion Na+ sử dụng biện pháp nào là quan trọng nhất?
- A. Trồng cây chịu mặn
- B. Bón vôi, rửa mặn
-
C. A và B
- D. Xây dựng hệ thống thủy lợi
Câu 5: Đất mặn có thành phần cơ giới nặng, có tỉ lệ sét
- A. 45% - 50%
- B. 40% - 50%
-
C. 50% - 60%
- D. 30% - 40%
Câu 6: Bón vôi cho đất mặn có tác dụng
- A. Làm cho đất tơi xốp
- B. Làm giảm độ chua
- C. Tăng cường chất hữu cơ cho đất
-
D. Đẩy Na+ ra khỏi bề mặt keo đất
Câu 7: Khái niệm phân bón hóa học:
-
A. Là loại phân bón được sản xuất theo quy trình công nghiệp.
- B. Là các chất hữu cơ được vùi vào đất, dùng trong nông nghiệp nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và cải tạo đất.
- C. Là loại phân bón có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật sống.
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 8: Đất chua có trị số pH dao động trong khoảng nào?
- A. pH = 3 - 9
-
B. pH < 6,5
- C. pH = 6,6 - 7,5
- D. pH >7,5
Câu 9: Phương pháp ủ, bảo quản để đống, thoáng khí, phân giải trong điều kiện hiếu khí là phương pháo bảo quản nào sau đây?
-
A. Ủ nóng
- B. Ủ nguội
- C. Ủ hỗn hợp
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 10: Độ chua hoạt tính của đất là do sự có mặt của ion nào gây nên?
- A. OH-
- B. Al3+ và H+
- C. Al3+
-
D. H+
Câu 11: Phương pháp ủ, bảo quản phân bón hữu cơ trong điều kiện kị khí là phương pháo bảo quản nào sau đây?
- A. Ủ nóng
-
B. Ủ nguội
- C. Ủ hỗn hợp
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 12: Hãy cho biết, giá thể nào sau đây không phải là giá thể trơ cứng?
-
A. Xơ dừa
- B. Gốm
- C. Perlite
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 13: Phương pháp kết hợp ủ nóng trước, ủ nguội sau là phương pháo bảo quản nào sau đây?
- A. Ủ nóng
- B. Ủ nguội
-
C. Ủ hỗn hợp
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 14: Ở Việt Nam, đất mặn được hình thành ở...........và cây trồng phát thích hợp trên đất mặn là..........:
-
A. vùng đồng bằng ven biển ; cây Cói.
- B. vùng đồng bằng Bắc Bộ; cây Súng, Sen.
- C. vùng đồng bằng sông Hồng; cây Vẹt.
- D. vùng trung du miền núi; cây Bạch đàn, cây Keo.
Câu 15: Hãy xác định đâu là vai trò của phân bón trong trồng trọt?
- A. Phân bón là yếu tố không thể thiếu trong trồng trọt.
- B. Phân bón cải thiện tính chất của đất trồng: làm tăng độ phì nhiêu, tơi xốp; tăng khả năng giữ nước, thoát nước; tăng khả năng giữ chất dinh dưỡng của đất.
- C. Phân bón còn cải thiện hệ vi sinh vật có lợi, ngăn ngừa các vi sinh vật có hại trong đất, bảo vệ đất trồng.
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 16: Có mấy biện pháp cải tạo đất chua?
- A. 1
- B. 2
-
C. 3
- D. 4
Câu 17: Xác định đâu không là ưu điểm của phân hữu cơ vi sinh?
-
A. An toàn với con người, ảnh hưởng với môi trường và chưa thích hợp với trồng trọt hữu cơ.
- B. Chuyển hoá chất dinh dưỡng trong đất thành dạng dễ hấp thụ cho cây trồng.
- C. Làm tăng lượng mùn, làm tăng độ phì nhiêu và giúp cân bằng pH của đất; đồng thời tăng cường khả năng chống chịu cho cây trồng.
- D. An toàn với con người, thân thiện với môi trường và thích hợp với trồng trọt hữu cơ.
Câu 18: Đất mặn có đặc điểm
-
A. Phản ứng trung tính, hơi kiềm
- B. Phản ứng chua
- C. Phản ứng kiềm
- D. Phản ứng vừa chua vừa mặn
Câu 19: Hãy xác định: Phân vi sinh vật cố định đạm là gì?
- A. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.
-
B. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật cố định nitơ tự do sống cộng sinh hoặc hội sinh.
- C. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật chuyển hóa lân hữu cơ thành vô cơ.
- D. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật chuyển hóa lân khó tan thành dễ tan.
Câu 20: Lựa chọn cây trồng phù hợp với từng loại đất giúp:
- A. Cây sinh trưởng tốt
- B. Cây phát triển tốt
- C. Cho năng suất cao
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 21: Giống cây trồng là một quần thể cây trồng có thể phân biệt được với quần thể cây trồng khác thông qua sự biểu hiện nào?
- A. Một đặc tính và di truyền được cho đời sau
- B. Đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kì nhân giống
- C. Có giá trị canh tác, giá trị sử dụng;
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 22: Phần khí của đất trồng:
- A. Có thành phần chủ yếu là nước
- B. Là thành phần chủ yếu của đất trồng, gồm chất vô cơ và hữu cơ
-
C. Là không khí trong các khe hở của đất
- D. Gồm côn trùng, giun, nguyên sinh động vật, các loại tảo và các vi sinh vật
Câu 23: Đặc điểm của giống lúa và ngô được chọn tạo trong những năm gần đây?
- A. Tán lá đê gọn tăng mật độ trồng nên tăng năng suất trên một đơn vị diện tích
- B. Lá phía trên ít che mất ánh sáng của lá phía dưới
- C. Lá đứng để các lá đều nhận được nhiều ánh sáng
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 24: Phần rắn của đất trồng:
- A. Có thành phần chủ yếu là nước
-
B. Là thành phần chủ yếu của đất trồng, gồm chất vô cơ và hữu cơ
- C. Là không khí trong các khe hở của đất
- D. Gồm côn trùng, giun, nguyên sinh động vật, các loại tảo và các vi sinh vật
Câu 25: Tính trạng của cây trồng được hình thành qua sự tác động của yếu tố nào?
- A. Gen
- B. Tính trạng
-
C. Cả A và B
- D. khí hậu
Câu 26: Phần lỏng của đất trồng:
-
A. Có thành phần chủ yếu là nước
- B. Là thành phần chủ yếu của đất trồng, gồm chất vô cơ và hữu cơ
- C. Là không khí trong các khe hở của đất
- D. Gồm côn trùng, giun, nguyên sinh động vật, các loại tảo và các vi sinh vật
Câu 27: Tiêu chí của giống cây trồng tốt gồm
- A. Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương.
- B. Có chất lượng tốt.
- C. Có năng suất cao và ổn định.
-
D. Tất cả đều đúng
Câu 28: Nhóm cây ôn đới:
-
A. Có nguồn gốc từ những vùng có khí hậu ôn đới
- B. Có nguồn gốc từ những vùng có khí hậu nhiệt đới
- C. Được trồng ở những nơi có màu đông lạnh và mùa hè nóng ẩm.
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 29: Có kiểu chọn lọc hỗn hợp nào?
- A. Chọn lọc hỗn hợp một lần
- B. Chọn lọc hỗn hợp nhiều lần
-
C. Cả A và B đều đúng
- D. Đáp án khác
Câu 30: Em hãy cho biết, theo nguồn gốc, cây trồng được chia thành nhóm nào sau đây?
- A. Nhóm cây ôn đới
- B. Nhóm cây nhiệt đới
- C. Nhóm cây á nhiệt đới
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 31: Nhược điểm của chọn lọc cá thể là:
- A. Tiến hành công phu
- B. Tốn kém
- C. Diện tích gieo trồng lớn
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 32: Có phương pháp tạo giống nào?
- A. Tạo giống bằng phương pháp lai
- B. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến
- C. Tạo giống bằng công nghệ gene
-
D. Cả 3 phương pháp trên
Câu 33: Có phương pháp giống cây trồng nào?
- A. Chọn lọc hỗn hợp
- B. Chọn lọc cá thể
-
C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 34: Kĩ sư chọn giống cây trồng:
- A. Là người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt, nghiên cứu cải tiến và ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào trồng trọt.
- B. Là người làm nhiệm vụ nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng.
-
C. Là người làm nhiệm vụ bảo tồn và phát triển các giống cây trồng hiện có, nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng mới.
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 35: Đất mặn áp suất thẩm thấu dung dịch cao vì chứa nhiều
- A. Chất hữu cơ
- B. Bazơ
- C. H2SO4
-
D. NaCl, Na2SO4
Câu 36: Ngành trồng trọt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 có triển vọng gì?
- A. Phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao là xu hướng tất yếu.
- B. Hướng tới nền nông nghiệp 4.0
-
C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 37: Thế nào là sâu hại cây trồng?
-
A. Là các loài côn trùng gây hại các bộ phận của cây trồng như thân, lá, hoa, quả, rễ,
- B. Là các loài nấm, vi khuẩn, vi rút, … gây hại đến chức năng sinh lí, cấu tạo mô của cây trồng, làm cây phát triển không bình thường
- C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 38: Biện pháp canh tác là gì?
-
A. Là áp dụng các kĩ thuật trồng trọt như vệ sinh đồng ruộng, làm đất, bón phân, tưới nước, luân canh, xen canh cây trồng nhằm loại bỏ mầm sâu, bệnh.
- B. Là dùng sức người, dụng cụ, máy móc, bẫy để ngăn chặn, bắt, tiêu diệt, loại bỏ sâu, bệnh hại.
- C. Là sử dụng sinh vật có ích hoặc sản phẩm của chúng để tiêu diệt sâu, bệnh hại cây trồng
- D. Là sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu, bệnh hại
Câu 39: Đâu là thành phần của đất trồng?
- A. Phần lỏng
- B. Phần lỏng, phần rắn
- C. Phần lỏng, phần rắn, phần khí
-
D. Phần lỏng, phần rắn, phần khí, sinh vật đất
Câu 40: Đất có loại phản ứng dung dịch nào sau đây?
- A. Phản ứng chua
- B. Phản ứng kiềm
- C. Phản ứng trung tính
-
D. Cả 3 đáp án trên