NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Thế nào là sâu hại cây trồng?
-
A. Là các loài côn trùng gây hại các bộ phận của cây trồng như thân, lá, hoa, quả, rễ,
- B. Là các loài nấm, vi khuẩn, vi rút, … gây hại đến chức năng sinh lí, cấu tạo mô của cây trồng, làm cây phát triển không bình thường
- C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 2: Chọn lọc hỗn hợp áp dụng với loại cây nào?
- A. Cây tự thụ phấn
- B. Cây giao phấn
-
C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 3: Thế nào là bệnh hại cây trồng?
- A. Là các loài côn trùng gây hại các bộ phận của cây trồng như thân, lá, hoa, quả, rễ,
-
B. Là các loài nấm, vi khuẩn, vi rút, … gây hại đến chức năng sinh lí, cấu tạo mô của cây trồng, làm cây phát triển không bình thường
- C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 4: Chọn ý đúng: Thuốc hóa học bảo vệ thực vật nếu không sử dụng hợp lí sẽ ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?
- A. Ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng
- B. Làm xuất hiện quần thể kháng thuốc
- C. Phá vỡ cân bằng sinh thái
-
D. Gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí
Câu 5: Xác định: Cần làm gì để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật?
- A. Chỉ sử dụng thuốc khi sâu bệnh mới phát sinh
-
B. Chỉ sử dụng thuốc khi sâu bệnh phát sinh thành dịch
- C. Sử dụng thuốc có thời gian cách li dài
- D. Sử dụng thuốc có phổ tác dụng rộng với một đối tượng sâu bệnh hại
Câu 6: Vai trò của việc sử dụng chất thải trồng trọt để sản xuất phân bón hữu cơ:
- A. Bảo vệ môi trường
- B. Tạo ra phân bón phục vụ trồng trọt
-
C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 7: Xác định: Các chất dinh dưỡng trong đất được giữ lại ở đâu?
- A. Keo đất
-
B. Keo đất và dung dịch đất.
- C. Dung dịch đất.
- D. Tất cả các loại hạt có trong đất.
Câu 8: Vai trò của công nghệ vi sinh đối với môi trường là gì?
- A. Xử lí môi trường
- B. Bảo vệ môi trường
-
C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 9: Sâu tơ hại rau có tên khoa học là gì?
-
A. Plutella xylostella
- B. Nilaparvata lugens
- C. Spodoptera frugiperda
- D. Bactrocera dorsalis
Câu 10: Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đối tượng nào?
- A. Con người
- B. Vật nuôi
- C. Cây trồng
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 11: Rầy nâu hại lúa có tên khoa học là gì?
- A. Plutella xylostella
-
B. Nilaparvata lugens
- C. Spodoptera frugiperda
- D. Bactrocera dorsalis
Câu 12: Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi về:
- A. Tính chất vật lí
- B. Tính chất hóa học
- C. Tính chất sinh học
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 13: Xác định: Các sinh vật gây bệnh cho cây trồng?
- A. nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng.
- B. nấm, vi khuẩn, virus, sâu
- C. nấm, vi khuẩn
-
D. vi khuẩn, virus, tuyến trùng.
Câu 14: Vai trò của đất trồng đối với cây trồng?
- A. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây
- B. Cung cấp nước cho cây
- C. Giúp cây đứng vững
-
D. Cả A và B đều đúng
Câu 15: Cho biết: Biện pháp là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất?
-
A. Biện pháp kỹ thuật
- B. Biện pháp hóa học
- C. Biện pháp cơ giới vật lý
- D. Biện pháp sinh học
Câu 16: Cây trồng không dùng đất sẽ thay thế đất bằng:
- A. Dung dịch dinh dưỡng
- B. Giá thể
-
C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 17: Ổ dịch là gì?
-
A. Nơi xuất phát của sâu, bệnh để phát triển rộng ra đồng ruộng.
- B. Nơi có nhiều sâu, bệnh hại.
- C. Nơi cư trú của sâu, bệnh hại.
- D. Có sẵn trên đồng ruộng.
Câu 18: Em hãy cho biết, có hình thức trồng cây không dùng đất nào?
- A. Khí canh
- B. Thủy canh
-
C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 19: Xác định khi nói về ảnh hưởng của độ ẩm, lượng mưa đến sâu hại ý nào sai?
-
A. Lượng nước trong cơ thể côn trùng không thay đổi theo độ ẩm không khí và lượng mưa.
- B. Lượng nước trong cơ thể côn trùng thay đổi theo độ ẩm không khí và lượng mưa.
- C. Lượng nước trong cơ thể côn trùng giảm khi độ ẩm không khí và lượng mưa giảm.
- D. Lượng nước trong cơ thể côn trùng tăng khi độ ẩm không khí và lượng mưa tăng.
Câu 20: Có mấy hình thức trồng cây không dùng đất?
- A. 1
-
B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 21: Chất thải trồng trọt gây ô nhiễm môi trường gì?
- A. Đất
- B. Nước
- C. Không khí
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 22: Thành tựu giống cây trồng bằng phương pháp gây đột biến là:
- A. Giống lúa lai LY006
-
B. Giống lạc LDH 10
- C. Giống ngô chuyển gene NK66BT
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 23: Có kiểu chọn lọc hỗn hợp nào?
- A. Chọn lọc hỗn hợp một lần
- B. Chọn lọc hỗn hợp nhiều lần
-
C. Cả A và B đều đúng
- D. Đáp án khác
Câu 24: Đâu không phải đặc điểm của nhà kính đơn giản?
-
A. Vật liệu phức tạp
- B. Chủ yếu tránh mưa, gió
- C. Thời gian sử dụng từ 5 đến 10 năm
- D. Tránh nhiệt độ thấp
Câu 25: Nhược điểm của chọn lọc cá thể là:
- A. Tiến hành công phu
- B. Tốn kém
- C. Diện tích gieo trồng lớn
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 26: Nhược điểm của nhà kính đơn giản là gì?
- A. Khó điều chỉnh nhiệt độ mùa hè
- B. Khó sử dụng với cây ăn quả
-
C. Cả A và B đều đúng
- D. Chi phí cao
Câu 27: Khi tiến hành chăm sóc cây trồng có những công việc nào?
- A. + Tưới nước + Bón thúc + Xới xáo, làm cỏ, vun gốc + Làm giàn.
- B. + Cắt tỉa + Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng
- C. + Tưới nước + Làm giàn. + Cắt tỉa + Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 28: Ưu điểm của nhà kính đơn giản là gì?
- A. Dễ thi công, tháo lắp
- B. Dễ sử dụng cho nhiều vùng canh tác nông nghiệp
- C. Sử dụng hiệu quả với những khu vực khí hậu ôn hòa
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 29: Quá trình chăm sóc cây trồng được thực hiện qua bao nhiêu công việc?
-
A. 6
- B. 5
- C. 3
- D. 4
Câu 30: Đâu là dụng cụ của mô hình trồng rau ăn lá thuỷ canh màng mỏng dinh dưỡng tuần hoàn?
- A. Nhà mái che với các thiết bị cảm biến, điều khiển các yếu tố nhiệt độ, cường độ chiếu sáng, độ ẩm không khí.
- B. Hệ thống thuỷ canh màng mỏng dinh dưỡng NFT
-
C. Cả A và B đúng
- D. Đáp án khác
Câu 31: Đâu không là công việc trong quá trình chăm sóc cây trồng?
- A. Tưới nước
- B. Bón thúc
-
C. Bón lót
- D. Làm giàn
Câu 32: Đâu là phạm vi áp dụng của mô hình trồng rau ăn quả trên giá thể tưới nhỏ giọt?
- A. Trồng rau ăn lá như xà lách, cải ngọt, rau muống, rau thơm
-
B. Trồng các loại rau ăn quả như dưa chuột, dưa lưới, cà chua,ớt ngọt...
- C. Trồng cà rốt, ớt
- D. Trồng các loại cây ăn quả
Câu 33: Bón vãi là bón như thế nào?
-
A. phân bón đều trên mặt luống. Trộn đều phân với đất trên mặt luống và san phẳng đất.
- B. rạch hàng trên mặt luống và rải phân vào rạch. Trộn đều phân với đất trong rạch và san phẳng đất.
- C. bổ hốc trên mặt luống theo đúng khoảng cách trồng. Bón phân vào hốc, trộn đều phân với đất trong hốc và san phẳng đất.
- D. Trộn đều phân bón với đất và lấp đầy hố.
Câu 34: Xác định NFT là tên của mô hình trồng trọt công nghệ cao nào?
-
A. Mô hình trồng rau ăn lá thuỷ canh màng mỏng dinh dưỡng tuần hoàn
- B. Mô hình trồng rau ăn quả trên giá thể tưới nhỏ giọt
- C. Mô hình trồng cà rốt ứng dụng công nghệ cơ giới hoá và tự động hoá
- D. Không có đáp án đúng
Câu 35: Cho biết: Các công nghệ cao như tự động hoá, cảm biến, robot và trí tuệ nhân tạo.... được ứng dụng trong hoạt động nào?
- A. Thu hoạch, sơ chế
- B. Phân loại và bao gói sản phẩm trồng trọt.
-
C. Cả A và B đúng
- D. Đáp án khác
Câu 36: Đâu không phải là phương pháp chế biến sản phẩm trồng trọt thông thường ?
-
A. Để trong môi trưởng ẩm ướt
- B. Nghiền bột mịn hay tinh bột
- C. Muối chua
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 37: Cho biết: Công nghệ MAP nghĩa là công nghệ gì?
-
A. Công nghệ bảo quản trong điều kiện khí quyển biến đổi
- B. Công nghệ bảo quản trong điều kiện khí quyển được kiểm soát
- C. Công nghệ bảo quản lạnh sống tế bào
- D. Công nghệ lạnh đông làm sống tế bào
Câu 38: Đâu là phương pháp chế biến sản phẩm trồng trọt thông thường?
- A. Sấy khô
- B. Nghiền bột mịn hay tinh bột
- C. Muối chua
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 39: Trong công nghệ sấy thăng hoa sản phẩm được cấp đông nhanh ở nhiệt độ nào?
- A. 0°C đến - 10°C
- B. - 30°C đến - 50°C
-
C. 30°C đến - 50°C
- D. 5°C đến - 15°C
Câu 40: Có mấy phương pháp chế biến sản phẩm trồng trọt thông thường?
- A. 1
- B. 2
-
C. 3
- D. 4