I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc văn bản
- Bài tản văn viết về dì Bảy (Lê Thị Thỏa), một người phụ nữ quê ở Quảng Ngãi, đã chờ đợi chồng suốt cả cuộc chiến tranh. Chồng hi sinh trong chiến đấu, dì thầm lặng sống một mình cho đến lúc già.
- Tác giả sử dụng phương thức biểu đạt tự sự và biểu cảm. Sự biểu cảm thể hiện qua lời người kể chuyện, nhằm bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của tác giả với câu chuyện được kể.
- Vấn đề tác giả nêu lên là vấn đề xuất hiện rất nhiều trong xã hội vào những năm tháng chiến tranh, những người phụ nữ phải chịu cảnh chia li người chống thân yêu của mình.
- Yếu tố ngôi kể đã bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩ của tác giả.
2. Tìm hiểu chung
a) Tác giả
- Tên khai sinh: Huỳnh Như Phương.
- Quê quán: Quảng Ngãi
- Năm sinh: 1955
- Thể loại sáng tác: Phê bình văn học.
- Tác phẩm tiêu biểu: Dẫn vào tác phẩm văn chương (1986); Trường phá thức Nga (2007), Những nguồn cảm hứng trong văn học (2008),…
b) Tác phẩm
- Xuất xứ: Trích trong Thành phố - những thước phim quay chậm, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2018.
- Thể loại: tản văn
- Bố cục:
+ Phần 1: Từ đầu đến “đôi người đôi ngả”: Tình cảnh ly tán “kẻ Bắc người Nam” của những gia đình có người tập kết ra Bắc..
+ Phần 2: Tiếp đến “tìm mộ phần của dượng”: Tình cảnh đáng thương của dì Bảy khi dượng Bảy ra chiến trận.
+ Phần 3: Còn lại: Tấm lòng thủy chung, son sắt của dì.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Sự kiện chính của VB
- Dượng Bảy cùng nhiều người con đất Quảng lên đường ra Bắc tập kết.
- Ra miền Bắc rồi vào lại miền Nam chiến đấu, dượng Bảy vẫn liên lạc với gia đình.
- Dượng Bảy ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, trên đường tiến vào Sài Gòn.
- Ngày hòa bình, đì tôi đã qua tuổi 40. Vẫn có người đàn ông để ý đến dì, nhưng lòng dì không còn rung động.
- Dì Bảy năm nay tròn 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết.
2. Ngôi kể của VB
- Toàn bộ bài tản văn là lời người kể theo ngôi thứ nhất, xưng “tôi”, đó cũng chính là lời tác giả. Đoạn văn nào cũng là lời tác giả.
- Tác giả kể về câu chuyện của dì mình, lời người kể luôn nhỏ nhẹ, luôn thì thầm với người đọc. Cách kể ấy vừa thể hiện được tình cảm và thái độ quý trọng, kính cẩn, thiêng liêng của người cháu, vừa thể hiện được sự hi sinh thầm lặng, sự chịu đựng bền bỉ, âm thầm, lặng lẽ, “biết hi sinh nên chẳng nhiều lời” của những người phụ nữ Việt Nam.
3. Nhân vật trong văn bản
3.1. Nhân vật dì Bảy
a. Hoàn cảnh
- Mới lấy nhau được 1 tháng, dượng Bảy đã phải ra Bắc tập kết và đồi người đôi ngả.
- Cuối năm 1975, gia đình nhận được giấy bảo tử của dượng è dì dượng phải chia ly mãi mãi.
b. Tính cách, phẩm chất
- Dù cho có cô đơn, lẻ loi, dì Bảy vẫn một lòng chung thủy với người chồng đã khuất của mình.
- Dì Bày là người phụ nữ đức hạnh, đại diện cho phẩm chất của những người mẹ, người vợ Việt Nam anh hùng hi sinh tuổi thanh xuân, tuổi trẻ của mình, nén nỗi đau cá nhân vào bên trong, âm thầm góp sức vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
3.2. Nhân vật dượng Bảy
a. Hoàn cảnh
- Dượng mồ côi cha mẹ, đi bộ đội, đóng quân ở làng tôi, thầm yêu dì, rồi đứng ra làm lễ cưới.
- Chỉ một tháng sau khi lấy vợ thì đơn vị chuyển đi, đôi người đôi ngả.
- Dượng hi sinh trong trận đánh ở Xuân Lộc, chỉ mười ngày trước khi chiến tranh ngưng tiếng súng.
b. Tính cách, phẩm chất
- Dượng Bảy đại diện cho những người anh hùng ra đi bỏ lại đằng sau là gia đình, người thân, chiến đấu để giải phóng dân tộc, để nhân dân được bình yên, hạnh phúc. Nhưng lại không có cái may mắn được chứng kiến ngày đất nước được giải phóng.
- Bên cạnh đó, dượng còn là một người luôn nhớ tới gia đình, tới người vợ tần tảo, phải chịu nhiều thiệt thòi, vất vả.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
Bài tùy bút đã đem đến cho người đọc vẻ đẹp bình dị, phù hợp với cảm hứng ca Bài tản văn đã nêu lên được những vấn đề có ý nghĩa xã hội lớn lao: sự hi sinh thầm lặng, phẩm chất thủy chung, kiên định của người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh.
2. Nghệ thuật
- Kể bằng một câu chuyện giản đơn mà rất xúc động.
- Giọng văn nhỏ nhẹ, chất chứa đầy cảm xúc, suy tư và sự thành kính của người viết.
- Miêu tả nhân vật chân thật, sinh độngA