I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc văn bản
- Thể loại: Thơ văn xuôi
- Phương thức biểu đạt: Kết hợp biểu cảm với tự sự và miêu tả.
- Bố cục: 2 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến “bầu trời xanh thẳm”: Lời mời gọi của người trên mây.
+ Phần 2: Còn lại: Lời mời gọi của người trong sóng.
=> So sánh hai phần:
- Giống nhau: về trình tự tường thuật: thuật lại lời từ chối và lí do từ chối và lí do từ chối; nêu lên trò chơi do em bé sáng tạo.
- Khác nhau:
+ Phần (1) có cụm từ “Mẹ ơi” đứng ở đầu dòng thơ thứ nhất
+ Hình ảnh và từ ngữ giữa hai phần khác nhau.
2. Tìm hiểu chung
a) Tác giả
- Tên đầy đủ: Rabindranath Tagore.
- Quê quán: Ấn Độ.
- Năm sinh – năm mất: 1861 – 1941.
- Thể loại sáng tác: Truyện ngắn, thơ ca, kịch, tiểu thuyết.
- Phong cách sáng tác: Thơ ca chan chứa tình yêu đất nước, con người và cuộc sống.
- Tác phẩm thơ tiêu biểu: Thơ dâng (1912), Trăng non (1909), Bài thơ số 28,…
b) Tác phẩm
- Xuất xứ: Viết năm 1909, in trong tập “Trăng non”.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Lời mời gọi của những người “trên mây” và “trong sóng”
Phiếu học tập
Cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” hấp dẫn ở chỗ nào?
|
Mây |
Sóng |
Lời mời gọi |
Chơi từ khi thức dây cho đến lúc chiều tà,... chơi với bình minh vàng, với vầng trăng bạc. |
Ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn, ngao du từ nơi này đến nơi nọ mà không biết từng đến nơi nào |
Cách hòa nhập |
Đưa tay lên trời -> Nhấc bổng lên tận tầng mây. |
Đến rìa biển, nhắm nghiền mắt lại -> Làn sóng nâng lên. |
Em có nhận xét gì về những lời mời gọi ấy?
Thế giới mà mây và sóng mời em bé đến chơi vô cùng hấp dẫn, đúng với tâm lí ham chơi, dễ bị lôi cuốn bởi những điều mới mẻ của trẻ em
2. Lời từ chối của em bé
- Sự lưỡng lự ở những câu hỏi đầu tiên:
+ Nhưng làm thế nào mình lên đó được?
+ Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?
-> Em bé vừa có những khao khát khám phá thế giới bên ngoài nhưng vừa muốn ở nhà với mẹ.
- Lời từ chối của em bé:
+ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?
+ Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?
-> Em bé không tham gia vì không muốn rời xa mẹ, không muốn mẹ phải lo buồn, điều này thể hiện tình thương yêu mẹ của em bé.
3. Trò chơi của em bé
- Con là mây, mẹ là trăng, con lấy hai tay trùm lên người mẹ.
- Con là sóng, mẹ là bờ biển, con sẽ lăn, lăn, lăn và vỗ vào gối mẹ.
- Tình cảm mẹ con sâu sắc:
* Tình cảm em bé dành cho mẹ:
+ Luôn muốn ở bên và tạo ra những trò chơi thú vị để mẹ có thể chơi cùng.
+ Trò chơi vừa thỏa ước mong làm mây, làm sóng, tinh nghịch, bay cao, phiêu du khắp chốn; lại vừa được quấn quýt bên mẹ - như mây quấn quýt bên vầng trăng, sóng vui đùa bên bờ biển.
* Tình cảm mẹ dành cho em bé:
+ Mẹ luôn muốn ở bên để chăm sóc, chở che, vỗ về.
+ Mẹ giống như ánh trăng dịu hiền soi sáng từng bước con đi, như bờ biển bao dung ôm ấp, vỗ về.
+ Không ai biết mẹ con ta ở chốn nào?: Tình mẫu tử hòa quyện, lan tỏa và thâm nhập khắp vũ trụ mênh mông.
4. Những hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ
- Những tưởng tượng của em bé trong đoạn thơ đầu tiên:
+ Em bé tưởng tượng đám mây trên bầu trời đang nói chuyện cùng em và em cùng trò chuyện với mây.
+ Hình ảnh đẹp: Bình minh vàng, vầng trăng bạc.
- Những hình ảnh thiên nhiên được nhắc đến trong toàn bộ bài thơ là mây và sóng.
- Những hình ảnh thiên nhiên được nhắc tới trong các trò tới trong các trò chơi của em bé vô cùng thơ mộng. Những hình ảnh đó được em bé tưởng tượng ra nên càng đẹp đẽ, lung linh, kì ảo. Song, chúng cũng rất chân thực và hài hoà với nhau.
-> Nhà thơ muốn nhấn mạnh trí tưởng tượng phong phú và sự ngây thơ, hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc của em bé.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
- Bài thơ thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt, giản dị mà lớn lao, mang ý nghĩa tượng trưng cao cả.
- Qua đó, mỗi người chúng ta nhận ra tình yêu thương mẫu tử và đó là điểm tựa vững chắc trong cuộc sống mỗi người.
2. Nghệ thuật
- Xây dựng hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng: mây và sóng.
- Đối thoại lồng trong lời kể, tác giả hóa thân vào nhân vật trữ tình.
- Giàu trí tưởng tượng, bay bổng phóng khoáng.