I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Truyện ngụ ngôn:
- Truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần.
- Có ngụ ý.
- Mục đích: mượn chuyện loài vật để kín đáo nói chuyện con người → khuyên nhủ, răn dạy những bài học cho con người trong cuộc sống.
2. Tác phẩm
- Đọc và tóm tắt
- Xác định bố cục văn bản: 2 phần
+ Phần 1: Từ đầu ... chúa tể -> Cuộc sống của ếch khi ở trong giếng.
+ Phần 2: Còn lại -> Cuộc sống của ếch khi ra khỏi giếng
- Thể loại: truyện ngụ ngôn.
- Nhân vật chính: con ếch luôn kiêu ngạo, xem thường mọi vật và tự cho mình là một vị chúa tể.
- Ngôi kể thứ ba.
- Thứ tự: kể xuôi
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Câu chuyện của ếch
a. Ếch ở trong giếng:
- Hoàn cảnh sống: xung quanh ếch chỉ có vài con cua, ốc, nhái ...
- Môi trường sống nhỏ bé, hạn hẹp.
- Hành động: Hàng ngày, ếch cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng khiến các con vật nhỏ bé hoảng sợ.
- Tính cách: Ếch cứ tưởng bầu trời chỉ bé bằng cái vung còn nó thì oai như một vị chúa tể.
=> Tầm nhìn, sự hiểu biết hạn chế và nông cạn.
=> Thái độ chủ quan, kiêu ngạo ...
b. Khi ra khỏi giếng
+ Môi trường sống thay đổi sau một trận mưa to: rộng lớn, nhiều thứ mới lạ.
+ Thái độ của ếch: nhâng nháo, không thèm để ý đến xung quanh, nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu Ồm ộp; bị một con trâu đi qua dẫm bẹp. Như vậy, vì chủ quan, kiêu ngạo nên ếch phải trả giá bằng cả tính mạng.
=> Bối cảnh câu chuyện đã giúp nhân vật bộc lộ tính cách kiêu ngạo, huênh hoang, xem thường mọi vật; có suy nghĩ thiển cận, cái nhìn phiến diện, không chịu mở mang hiểu biết của bản thân. Từ đó, làm nổi bật ý nghĩa của truyện nhằm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại tự cao tự đại, huênh hoang; đồng thời, khuyên nhủ mọi người phải nỗ lực mở rộng tầm hiểu biết của bản thân, không được chủ quan, kiêu ngạo.
c. Kết quả:
- Nó đi lại nghênh ngang đi lại khắp nơi, chả thèm để ý đến xung quanh và bị trâu giẫm bẹp.
d. Nguyên nhân dẫn đến cái chết của ếch:
- Nguyên nhân khách quan: trời mưa to... con trâu đi qua...
- Nguyên nhân chủ quan: kiêu ngạo nên chủ quan.
=> Đó là kết quả của lối sống kiêu căng, hợm hĩnh nhưng hết sức ngu dốt, ngớ ngẩn.
2. Bài học nhận thức
- Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường những đối tượng xung quanh. Sự thiếu hiểu biết kết hợp với thói kiêu ngạo, huênh hoang không chỉ gây rạn nứt những mối quan hệ tốt đẹp mà còn dễ dẫn đến thất bại cho bản thân, thậm chí có thể phải trả bằng cả tính mạng.
- Nếu không biết tường tận, thấu đáo về một sự vật, hiện tượng hay một vấn đề nào đó thì không nên đưa ra những đánh giá chủ quan, hồ đồ.
- Thế giới vốn rất rộng lớn, phong phú và có những bí ẩn mà dù cả đời người cũng chưa chắc tìm hiểu, khám phá được hết. Do đó, để mở mang vốn hiểu biết của bản thân, chúng ta cần khiêm tốn, học hỏi không ngừng.
=> Bài học chính của câu chuyện là khuyên mọi người không nên chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác, cố chấp, suy nghĩ thiển cận, không chịu mở rộng, nâng cao hiểu biết của bản thân.
III. TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật
- Cách kể chuyện ngắn gọn, tình huống bất ngờ hài hước kín đáo.
- Miêu tả phù hợp với thực tế, xây dựng hình tượng nhân vật gần gũi với đời sống.
- Phép nhân hóa, ẩn dụ tượng trưng; Cách nói bằng ngụ ngôn, giáo huấn tự nhiên đặc sắc.
2. Nội dung
- Truyện kể về cuộc sống của một chú ếch kiêu ngạo khi ở trong giếng chỉ coi trời bằng vung, đến khi ra ngoài không thèm để ý xung quanh nên bị con trâu giẫm bẹp.
- Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà huênh hoang.
- Khuyên chúng ta cần cố gắng mở rộng tầm hiểu biết. Không được chủ quan, kiêu ngạo.