BÀI 8: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN
1. TÌM HIỂU VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
- Lãnh thổ Ấn Độ thuộc khu vực Nam Á với diện tích rộng hơn 3 triệu km$^{2}$.
- Địa hình đa dạng:
+ Ba mặt (đông, tây, nam) giáp biển.
-
Hoạt độn thương mại phát triển.
+ Phía tây, bắc là đồng bằng màu mỡ do phù sa của sông Ấn, sông Hằng bồi đắp.
-
Thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
+ Cao nguyên Đê-can và hai dãy núi Gát Tây, Gát Đông ở phía nam có nhiều khu rừng nguyên sinh.
-
Phát triền nguồn lâm sản, hương liệu quý.
- Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu có sự khác biệt giữa các vùng.
2. TÌM HIỂU VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA VƯƠNG TRIỀU: GÚP-TA, HỒI GIÁO ĐÊ-LI, MÔ-GÔN
Nội dung |
Vương triều Gúp-ta |
Vương triều Hồi giáo Đê-li |
Vương triều Mô-gôn |
Sự ra đời |
- Do San-đra Gúp-ta I sáng lập năm 319. - Gúp-ta I có vai trò tổ chức, chống lại sự xâm lấn của các tộc người Trung Á vào Ấn Độ, thống nhất miền Bắc, sau đó tấn công chiếm cao nguyên Đê-can, làm chủ miền Trung Ấn Độ. - Năm 467, Vương triều Gúp-ta sụp đổ, Ấn Độ rơi vào phân tán, loạn lạc kéo dài. |
Ra đời năm 1206, gắn liền với cuộc chinh chiến, xâm lược của người Tuốc (theo Hồi giáo) vào miền Bắc Ấn Độ. |
- Ra đời năm 1526, gắn liền với các cuộc xâm lược của một bộ phận người Mông Cổ (theo Hồi giáo). Sau khi đánh chiếm Đê-li, họ lập ra Vương triều Mô-gôn. - Giữa thế kỉ XIX, đế quốc Anh xâm lược và lật đổ vương triều Mô-gôn. |
Thời gian tồn tại |
319 - 467 |
1206 - 1526 |
1526 – giữa thế kỉ XIX |
3. TÌM HIỂU VỀ TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ
- Đặc điểm chung: theo chế độ quân chủ chuyên chế
+ Bộ máy nhà nước ở Ấn Độ do vua đứng đầu, có quyền lực tuyệt đối, theo hình thức cha truyền con nối. Giúp việc cho vua là các quan lại, quý tộc và tướng lĩnh.
+ Để cai trị đất nước, mỗi vị vua có chính sách riêng. Nhưng do tồn tại chế độ đẳng cấp và mâu thuẫn dân tộc, nên tình hình chính trị Ấn Độ thường bất ổn.
- Một số chính sách của các vương triều:
+ Vương triều Gúp-ta: mở rộng thế lực, thống nhất phần lớn lãnh thổ Ấn Độ. Tạo điều kiện cho sự phát triển về kinh tế, truyền bá văn hóa
+ Vương triều Hồi giáo Đê-li: xác lập sự thống trị của Hồi giáo, phân biệt sắc tộc
+ Vương triều Mô-gôn: thi hành nhiều chính sách tích cực để hòa hợp tôn giáo và dân tộc.
4. TÌM HIỂU VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ
- Về nông nghiệp:
+ Là ngành kinh tế chủ đạo của Ấn Độ.
+ Chế độ sở hữu ruộng đất có nhiều loại hình.
+ Ngoài trồng lúa, người dân còn trồng nhiều loại cây khác và nuôi nhiều gia súc, gia cầm.
+ Thời kì Gúp-ta: Công cụ lao động băng sắt được sử dụng phổ biến.
+ Thời kì Đê-li: người dân trông hàng chục giống lúa, canh tác đạt năng suất cao.
+ Thời kì Mô-gôn:
-
Kinh tế nông nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh.
-
Vua A-cơ-ba cho đo đạc ruộng đất, định mức thuế hợp lí với nông dân.
- Về thủ công nghiệp và thương nghiệp:
+ Có bước phát triển mới. Các nghề thủ công như dệt, chế tác đồ trang sức, luyện kim, đóng thuyền,... được mở rộng, với nhiều sản phẩm phong phú và tinh xảo.
+ Thời kì Gúp-ta: thông qua “con đường Tơ lụa”, thương nhân Ba Tư, Ả Rập, Trung Quốc,...đến để trao đổi các loại hàng hoá nổi tiếng như tơ lụa, vàng, bạc, gia vị,…
+ Thời kì Đê-li:
-
Nghề thủ công truyền thông tiếp tục phát triển và có sự phân hoá mạnh.
-
Vải in có hoa văn đẹp, đồ sứ tráng men, đô trang sức,... là những sản phẩm tiêu biểu của thời kì này.
+ Thời kì Mô-gôn:
-
Sự phát triển của thủ công nghiệp gắn liền với các thành thị, trung tâm tôn giáo, bến cảng.
-
Sản phẩm được người dân Ấn Độ và thương nhân nước ngoài trao đổi chủ yếu là hàng thủ công, hương liệu, gia vị,...
5. TÌM HIỂU VỀ TÌNH HÌNH XÃ HỘI
1. Những nét chính về sự phân chia đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ từ chế độ Vác-na sang chế độ Cax-ta |
||||||
|
||||||
2. Sự phân hóa đẳng cấp và giai cấp trong xã hội Ấn Độ thời phong kiến là rào cản đối với sự phát triển của đất nước. - Sự phân chia xã hội hết sức hà khắc, khắt khe, bất công (người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau,...) đã tạo ra vết rạn nứt sâu sắc trong xã hội Ấn Độ cổ đại. - Việc phân chia xã hội theo đẳng cấp đã tạo thành những tập đoàn khép kín, biệt lập, làm xã hội Ấn Độ cổ đại thêm chia cắt, phức tạp và nó còn tồn tại dai dẳng tới tận ngày nay. |