Giải bài 23 Thiên nhiên châu Nam Cực

Giải bài 23: Thiên nhiên châu Nam Cực - Sách lịch sử và địa lí 7 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

1. Đặc điểm tự nhiên

Câu hỏi 1: Dựa vào hình 23.1, hình 23.2 và thông tin trong bài, em hãy cho biết đặc điểm nổi bật của địa hình bề mặt châu Nam Cực.

Giải bài 23 Thiên nhiên châu Nam CựcGiải bài 23 Thiên nhiên châu Nam Cực

 Câu trả lời: 

Đặc điểm nổi bật của địa hình bề mặt châu Nam Cực:

- Gần như toàn bộ địa hình châu Nam Cực được bao phủ bởi lớp băng dày. Lớp phủ băng làm cho bề mặt châu lục trở nên bằng phẳng, tạo thành các cao nguyên băng rộng lớn, có dạng như những chiếc khiên khổng lồ: ở phần trung tâm địa hình cao, càng đi ra ngoài rìa càng thấp dần.

- Ngoài ra, ở Nam Cực còn có các băng thềm lục địa, hình thành chủ yếu trong các vịnh biển và các vùng bờ biển nông.

Câu hỏi 2: Dựa vào hình 23.3, hình 23.4 và thông tin trong bài, em hãy:

- Nhận xét lượng mưa hằng năm và sự phân bố lượng mưa ở châu Nam Cực.

- Nhận xét nhiệt độ trung bình năm tại các trạm. Cho biết sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm như thế nào?

Giải bài 23 Thiên nhiên châu Nam CựcGiải bài 23 Thiên nhiên châu Nam Cực

Câu trả lời:

Lượng mưa hằng năm và sự phân bố lượng mưa ở châu Nam Cực:

- Lượng mưa hằng năm ở châu Nam Cực rất thấp, trung bình chỉ khoảng 166 mm/năm.

- Sự phân bố lượng mưa ở châu Nam Cực:

+ Mưa chủ yếu xảy ra vào mùa hè ở các khu vực ven biển và các đảo xung quanh, vùng nội địa gần như không có mưa.

+ Phần lớn mưa ở châu Nam Cực dưới dạng tuyết rơi.

Nhiệt độ trung bình năm tại các trạm và sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm:

- Trạm Bai-đơ: 

+ Nhiệt độ trung bình năm rất thấp: -27,9oC

+ Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm: nhiệt độ có sự chênh lệch lớn giữa các tháng mùa đông và mùa hè (chênh lệch 22,2oC).

  • Mùa đông tháng lạnh nhất là tháng 9 (-36,6oC)
  • Mùa hè tháng ấm nhất là tháng 12 (-14,4oC)

- Trạm Mai-xơn:

+ Nhiệt độ trung bình năm thấp: -11,9oC

+ Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm: nhiệt độ có sự chênh lệch lớn giữa các tháng mùa đông và mùa hè (chênh lệch 17,5oC).

  • Mùa đông tháng lạnh nhất là tháng 9 (-18,2oC)
  • Mùa hè tháng ấm nhất là tháng 1 (-0,7oC)

=> Khí hậu châu Nam Cực giá buốt với nhiệt độ thấp (không bao giờ vượt quá 0°C) và ổn định kéo dài trong suốt năm. Nhiệt độ trung bình trong năm có sự dao động lớn giữa các tháng mùa đông và các tháng mùa hè. 

Câu hỏi 3: Dựa vào hình 23.5 và thông tin trong bài, em hãy:

- Kể tên một số loài sinh vật chính ở châu Nam Cực.

- Cho biết tại sao các sinh vật tồn tại được trong điều kiện môi trường khắc nghiệt ở châu Nam Cực?

Giải bài 23 Thiên nhiên châu Nam Cực

Câu trả lời:

- Một số loài sinh vật chính ở châu Nam Cực: 

+ Thực vật: như rêu, địa y, tảo, nấm

+ Động vật như thú chân vịt, chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo, các loài chim biển,...

- Các sinh vật tồn tại được trong điều kiện môi trường khắc nghiệt ở châu Nam Cực vì các loài động vật ở Châu Nam Cực có lớp mỡ dày, lớp lông rậm không thấm nước, đặc điểm cơ thể thích nghi với nhiệt độ khoảng -40oC đến -50oC. Đồng thời chúng có nguồn thức ăn dồi dào do vùng ven bờ và các đảo có nhiệt độ tương đối ấm nên thuận lợi cho các loài động vật sinh sống.

Câu hỏi 4: Dựa vào hình 23.1 và thông tin trong bài, em hãy:

- Kể tên các loại khoáng sản ở châu Nam Cực.

- Cho biết dầu mỏ và khí tự nhiên phân bố chủ yếu ở đâu?

Giải bài 23 Thiên nhiên châu Nam Cực

Câu trả lời:

- Các loại khoáng sản ở châu Nam Cực: than đá, sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên.

- Dầu mỏ và khí tự nhiên phân bố chủ yếu ở biển Rớt.

2. Kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu

Câu hỏi: Quan sát hình 23.6 và dựa vào thông tin trong bài, em hãy viết kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu.

Giải bài 23 Thiên nhiên châu Nam Cực

 Câu trả lời:

Kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu:

- Nhiệt độ trung bình toàn cầu vào cuối thế kỉ XXI tăng 1,1°C  - 2,6°C  (dao động đến 2,6°C - 4,8°C) so với trung bình thời kì 1986 - 2005.

- Mực nước biển toàn cầu tiếp tục tăng lượng mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan cũng gia tăng.

- Nhiệt độ Trái Đất tăng lên dẫn đến lớp băng ở Nam Cực tan chảy ngày càng nhiều hơn. Lớp băng có xu hướng di chuyển từ vùng trung tâm ra xung quanh, khi đến bờ, băng bị vỡ ra, cùng với các khối băng thềm lục địa tạo thành các núi băng trôi trên biển, rất nguy hiểm cho tàu thuyền qua lại.

- Băng tan làm thu hẹp địa bàn sinh sống của loài chim cánh cụt, làm giảm số lượng loài chim này ở châu Nam Cực. Ngoài ra, băng tan còn làm thay đổi độ mặn của nước biển, làm giảm sút khối lượng các sinh vật phù du, các loài nhuyễn thể vốn là thức ăn của cá voi, hải cẩu, chim cánh cụt.

- Điều kiện khí hậu ấm lên cũng làm các loài tảo, rêu, địa y phát triển, dẫn đến cảnh quan môi trường bị thay đổi. Hơn nữa, các loài thực vật này hấp thụ ánh nắng mặt trời, làm nhiệt độ xung quanh tăng lên khiến băng tan nhanh hơn.

Bài tập & Lời giải

Câu hỏi phần luyện tập

Câu hỏi 1: Lập sơ đồ tóm tắt những đặc điểm chính của thiên nhiên châu Nam Cực.

Câu hỏi 2: Giải thích vì sao châu Nam Cực được gọi là hoang mạc lạnh của thế giới?

Xem lời giải

Câu hỏi phần vận dụng

Câu hỏi 3: Đặc điểm nào về tự nhiên của châu Nam Cực làm em ấn tượng nhất? Hãy thu thập thêm thông tin về đặc điểm ấy.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải lịch sử và địa lí 7 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài Giải lịch sử và địa lí 7 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.