Phần luyện tập
Câu 1:
- Sự nhầm lần dùng từ trong lá thư mời là: “Ngày mai, chúng ta làm lễ thành hôn, mời thầy đến dự”.
- Vì: Theo cách nói của các ngôn ngữ Ấn – Âu, cô sinh viên không phân biệt chúng ta (bao gồm cả người nghe) với chúng tôi (không bao gồm người nghe) trong khi người Việt Nam lại có sự phân biệt này.
Câu 2: Trong các văn bản khoa học, nhiều khi tác giả của văn bản chỉ là một người nhưng vẫn xưng chúng tôi chứ không xưng tôi vì người viết muốn thể hiện tính khách quan các luận điểm và thái độ khiêm tốn của tác giả.
Câu 3:
- Với mẹ: Gọi người sinh ra mình là "mẹ" => Cách gọi thông thường
- Với sứ giả: "Ông - ta" - biểu hiện về một cậu bé có dấu hiệu kì lạ, khác thường.
Câu 4: Cách dùng từ xưng hô và thái độ của người nói trong câu chuyện:
- Vị tướng: xưng "con" - hô (gọi) "thầy" -> kính trọng, biết ơn thầy
- Thầy: Gọi vị tướng là "ngài" -> tôn trọng cương vị hiện tại của vị tướng.
=> Cả hai người đều thể hiện cách đối nhân xử thế thấu tình đạt lí -> Phương châm xưng khiêm hô tốn.
Câu 5: “Tôi” – “đồng bào” :Tạo cho người nghe cảm giác gần gũi thân thiết ,không có khoảng cách , đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ giữa lãnh tụ và nhân dân =>thể hiện quan hệ dân chủ trong chế độ mới.
Câu 6:
- Đoạn đầu, cách xưng hô ở lời nói của cai lệ nói với anh Dậu, chị Dậu: thằng kia, ông, mày, chị… thể hiện rõ sự cách biệt về địa vị và hoàn cảnh giữa các nhân vật.
- Chị Dậu, người dân thấp cổ bé họng, lại đang thiếu sưu nên phải hạ mình, nhịn nhục: xưng hô cháu, nhà cháu – ông;
- Cai lệ, người nhà lí trưởng trái lại cậy quyền, cậy thế nên hống hách, thể hiện sự hống hách, trich thượng.: xưng hô ông – thằng kia, mày.
- Sang đoạn sau, cách xưng hô thay đổi. Chị Dậu chuyển sang tôi – ông rồi sang bà – mày. Đó là hành vi thể hiện sự "tức nước – vỡ bờ", sự tự vệ cần thiết để bảo vệ chồng của chị.