Phần luyện tập
Câu 1: Lập bảng thông kê, ghi những kiến thức cần thiết vào từng cột theo mẫu: Xem TẠI ĐÂY
Câu 2: Vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và qua các đoạn trích Truyện Kiều.
Vẻ đẹp người phụ nữ :
- Nhan sắc, tài năng : chị em Thúy Kiều nghiêng nước nghiêng thành, Kiều thì tài giỏi. Vũ Nương tư dung tốt đẹp.
- Tâm hồn, tình cảm:
- Hiếu thảo, thủy chung : Thúy Kiều hiếu thảo với cha mẹ, luôn nhớ về Kim Trọng. Vũ Nương thủy chung với chồng, hiếu thảo với mẹ chồng.
- Khát vọng tự do, chính nghĩa: Thúy Kiều báo ân, báo oán phân minh. Vũ Nương lấy cái chết bày tỏ trong sạch.
Bi kịch số phận :
- Chịu đau khổ, oan khuất: Vũ Nương bị nghi oan, không minh oan được. Kiều phải trải qua bao dâu bể cuộc đời.
- Tình yêu tan vỡ : Tình yêu Thúy Kiều với Kim Trọng tan vỡ, Vũ Nương với Phan Lang cũng chia xa.
- Nhân phẩm bị chà đạp: Vũ Nương bị chồng nghi oan.Thúy Kiều bị coi như một món hàng đem ra mua bán.
Câu 3: Xã hội phong kiến Việt Nam thế kỉ XVIII bước vào sự khủng hoảng trầm trọng, bộc lộ tất cả những xấu xa, tồi tệ:
- Xa hoa, truỵ lạc, bóc lột dân chúng (Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh)
- Hèn nhát, xu nịnh ngoại bang (Hoàng Lê nhất thống chí).
- Giả dối, bất nhân, vì tiền mà táng tận lương tâm (Truyện Kiều).
Câu 4: Hình tượng Nguyễn Huệ và Lục Vân Tiên:
Nguyễn Huệ:
- Cưỡi voi, mặc áo bài, thống lĩnh mũi tiên phong chỉ huy năm cánh quân xung trận.
- Qủa cảm, mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dụng binh như thần.
- Người tổ chức và linh hồn của công cuộc kháng Thanh vĩ đại.
Lục Vân Tiên:
- Một trang anh hùng hảo hán: có tài vũ dũng, có khí phách anh hùng, có tâm lòng vì nghĩa quên thân.
- Sẵn sàng làm việc nghĩa, làm việc vô tư không màng danh lợi.
- Một Nho sinh trọng nghĩa khinh tài, đôn hậu bao dung, ân cần...
Câu 5:
- Những nét chính về thời đại, gia đình và cuộc đời Nguyễn Du:
-
Thời đại: nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX, thời chế độ phong kiến suy tàn, rối ren, khủng hoảng.
- Gia đình: đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.
- Cuộc đời: Sống phiêu bạt nhiều nơi, có vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú.
- Tóm tắt truyện Kiều:
Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái lớn của một gia đình họ Vương lương thiện. Trong Tết thanh minh, Kiều cùng hai em là Thúy Vân và Vương Quan đi du xuân. Kiều gặp Kim Trọng, cả hai đã chớm nở tình ý ban đầu. Kim Trọng đến ở trọ cạnh nhà Kiều và tìm cơ hội gặp nhau. Cả hai đã chủ động, tự do đính ước với nhau.
Trong khi Kim Trọng về quê thọ tang chú thì gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều trao duyên lại cho Thúy Vân, còn mình thì bán mình chuộc cha. Nàng bị bọn Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt làm gái lầu xanh. Sau đó, nàng được Thúc Sinh chuộc thân cưới về làm thiếp nhưng bị vợ lớn của Thúc Sinh là Hoạn Thư ghen tuông, đày đọa phải trốn vào chùa.
Sư Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà, nàng lại rơi vào lầu xanh lần thứ hai. Tại đây, Kiều gặp người anh hùng Từ Hải, đã lấy nàng và giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc mưu của Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết, Kiều bị ép gả cho viên thổ quan. Đau đớn và tủi nhục, Kiều trầm mình ở sông Tiền Đường và được sư Giác Duyên cứu về ở trong chùa.
Sau khi chịu tang chú xong, Kim Trọng trở lại tìm Kiều và hay tin mọi việc. Chàng vô cùng đau đớn và quyết tâm đi tìm Kiều. Nhờ gặp sư Giác Duyên, gia đình Kiều được đoàn tụ. Chiều ý mọi người, Kiều nối lại duyên với KimTrọng nhưng cả hai chỉ xem nhau là bạn.
Câu 6: Giá trị nhân đạo của truyện Kiều là:
- Ngợi ca vẻ đẹp ngoại hình, phẩm chất tốt đẹp của con người
- Cảm thông cho những nỗi đau khổ, bất hạnh của con người
- Lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo đã chà đạp lên con người
Câu 7: Những thành công nghệ thuật của Truyện Kiều:
- Nghệ thuật sử dụng ngôn từ hết sức điêu luyện, đạt đến đỉnh cao rực rỡ. Ngôn ngữ trong sáng, chuẩn mực, giàu sức gợi cảm...
- Nghệ thuật cả cảnh thiên nhiên bằng bút pháp ước lệ, tả cảnh để ngụ tình.
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật: Nhân vật có tính điển hình cao bằng nghệ thuật ước lệ, miêu tả đời sống nội tâm ấn tượng