Phần luyện tập
Câu 1: Cách giải thích đúng là:
- Hậu quả là kết quả xấu
- Đoạt là chiếm được phần thắng
- Tinh tú là sao trên trời
Câu 2: Nghĩa của các từ là:
từ "tuyệt" | từ "đồng" |
|
|
Câu 3: Sửa các lỗi sai như sau:
a. im lặng ==> vắng lặng
b. thành lập ==> thiết lập
c.cảm xúc ==> cảm động
Câu 4: Tác giả đã bình luận ý kiến :
- Vẻ đẹp tiếng Việt có thể tìm thấy ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân.
- Thời đại mới, khoa học kĩ thuật phát triển, nhiều kinh nghiệm dân gian có thể bị thay thế, nhưng vẻ đẹp của những câu ca dao tục ngữ vẫn luôn còn đó.
Câu 5: Cách để tăng vốn từ là:
- Lắng nghe mọi người xung quanh
- Học hỏi những điều mình chưa biết, khúc mắc
- Đọc nhiều sách, báo, tạp chí thường xuyên
- Ghi chép lại những điều hay lẽ phải.
Câu 6: Điền vào chỗ trống như sau:
a. mục đích cuối cùng, cứu giúp, viện trợ, phương tiện
b. điểm yếu, khuyết điểm, yếu điểm, điểm thiếu sót
c. đề bạt, đề cử, đề xuất
d. láu táu, láu lỉnh, liến láu, liến thoắng
e. hoảng hốt, hoảng hồn, hoảng sợ, hoảng loạn
Câu 7: Phân biệt nghĩa của các từ ngữ:
a. Nhuận bút / Thù lao
- Nhuận bút: tiền trả công cho người viết một tác phẩm. Ví dụ: Tôi vừa nhận nhuận bút của bài thơ đăng trên báo “Văn nghệ” .
- Thù lao :khoản tiền trả công để bù đắp vào sức lao động đã bỏ ra. Ví dụ: Tháng này, tiền thù lao cho công nhân làm việc ca đêm tăng lên.
b. Tay trắng / Trắng tay.
- Tay trắng: không có chút vốn liếng, của cải gì. Ví dụ : Ông ấy đi lên từ hai bàn tay trắng.
- Trắng tay: bị mất sạch hết của cải, tiền bạc, hoàn toàn không còn gì. Ví dụ : Nếu lao vào cờ bạc, có ngày bạn sẽ trắng tay.
c. Kiểm điểm / Kiểm kê.
- Kiểm điểm: xem xét, đánh giá để rút ra nhận xét, kết luận chung. Ví dụ: Chúng ta hãy tự giác kiểm điểm lại những hành vi của mình.
- Kiểm kê: kiểm tra lại từng cái, từng món để xác định số lượng và chất lượng của chúng. Ví dụ : Lớp đang kiểm kê lại tài sản của phòng học.
d. Lược khảo / Lược thuật .
- Lược khảo là “nghiên cứu một cách khái quát về những cái chính, không đi vào chi tiết”. Ví dụ: Đây là công trình lược khảo về lịch sử của Hà Nội.
- Lược thuật là “ kể, trình bày tóm tắt”. Ví dụ: Anh hãy lược thuật lại dự án sắp triển khai.
Câu 8: Từ ghép và từ láy tương tự là:
- Từ ghép: đấu tranh - tranh đấu, thương yêu - yêu thương, tình nghĩa - nghĩa tình, chờ đợi - đợi chờ...
- Từ láy: xác xơ - xơ xác, nhớ nhung - nhung nhớ, thiết tha - tha thiết, đau đớn - đớn đau...
Câu 9: Những từ ghép có chứa yếu tố đó là:
- Bất: bất thành, bất bại, bất đồng, bất diệt, bất biến, bất nghĩa...
- Đa (nhiều): đa nghĩa, đa âm, đa sự, đa cảm, đa tình...
- Bí (kín): bí hiểm, bí mật, bí truyền, bí sử, huyền bí...
- Gia (thêm vào): gia vị, gia hạn, gia tăng, gia tốc...
- Giáo (dạy bảo): giáo dưỡng, giáo dục, giáo lí, giáo huấn...
- Hồi (trở về, trở lại): hồi hương, hồi cư, hồi xuân...
- Khai (mở, khơi): khai hoang, khai trương, khai trường...
- Quảng (rộng, rộng rãi): quảng trường, quảng bá, quảng đại...
- Suy (sút kém): suy tàn, suy sụp, suy yếu, suy kiệt, suy vi...
- Thủ (người, người đứng đầu): thủ lĩnh, thủ khoa, nguyên thủ, thủ tướng...
- Thuần (không pha tạp): thuần hóa, thuần khiết, thuần chủng...
- Thuần (dễ bảo): thuần thục, thuần dưỡng...
- Thuần (thật, chân chất): thuần hậu, thuần phát...
- Thuỷ (nước): thủy mặc, thuỷ triều, thuỷ lợi, thuỷ lực...
- Tư (riêng): tư thực, tư lợi, tư nhân...
- Trữ (chứa, cất): trữ lượng, lưu trữ, tích trữ...
- Trường (dài): trường độ, trường thành, trường tồn...
- Trọng (nặng, coi là quý): trọng vọng, trọng lượng...
- Vô (không): vô tình, vô phúc, vô tâm, vô cớ, vô học...
- Xuất (đưa, cho ra): xuất gia, xuất giá, xuất bản...
- Yếu (quan trọng): yếu điểm, yếu lược, trọng yếu...