Nội dung bài soạn
Câu 1: Tác dụng cách lặp, cách ngắt nhịp :
- Tạo nhịp điệu dìu dặt, tha thiết, tạo tiết tấu nhẹ nhàng như lời hát ru.
- Thể hiện tình mẹ con thắm thiết, nhất là tình cảm của người mẹ cho con.
Câu 2: Hình ảnh người mẹ Tà - ôi trong bài thơ:
- Người mẹ tảo tần, lam lũ : những công việc quen thuộc hằng ngày (giã gạo, địu con, trỉa bắp) với bao vất vả, lo toan.
- Người mẹ kháng chiến : tham gia kháng chiến, tình cảm của người mẹ không chỉ dành cho A-kay mà còn dành cho anh bộ đội, cho làng, cho đất nước.
Câu 3: Hai câu thơ: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi / Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” có nghĩa:
Hai câu thơ có ý so sánh hai mặt trời. Mặt trời của bắp là mặt trời tự nhiên. Còn em cu Tai là mặt trời của mẹ. Mặt trời tự nhiên đem ánh sáng, sức sống đến cho cây cỏ. Em cu Tai là mặt trời của mẹ, em cũng đem cho mẹ ánh sáng, hi vọng và niềm tin. Mặt trời của tự nhiên, của bắp thì trên cao và xa. Còn em cu Tai, mặt trời của mẹ thì gần gũi, ngay trên lưng mẹ. Tình cảm của mẹ đối với con là vô bờ. Mẹ mang mặt trời bé con trên lưng và làm tất cả để cho mặt trời đó mãi mãi rạng rỡ.
Câu 4:
- Qua khúc hát ru, ta có thể cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến mẹ dành cho con, những tâm sự của mẹ gửi gắm qua lời ru. Người mẹ luôn hi vọng vào tương lai tốt đẹp của người con, mong cho con trưởng thành, mạnh mẽ, có sức mạnh để có thể tiếp tục sự nghiệp to lớn của đất nước, trở thành những người công dân có ích.
- Lời ru với công việc của mẹ : theo sự trưởng thành khôn lớn của con và khát khao cho con được tự do.
- Mẹ giã gạo : Mẹ mơ con sau này lớn lên sẽ “vung chày lún sân”.
- Mẹ trỉa bắp trên nương : mong ước mai sau có thể phát nương cho mẹ.
- Mẹ chiến đấu : Em cu Tai cũng vào Trường Sơn theo mẹ, “Em mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ”, mơ cho đất nước thống nhất.
Câu 5:
- Tình yêu con của người mẹ Tà - ôi gắn với tình thương anh bộ đội, buôn làng và cao hơn nữa là sự gắn bó với tình yêu quê hương đất nước.
- Ta thấy được tình yêu thương con dạt dào, nồng thắm, lòng yêu nước sâu sắc, ý chí chiến đấu mãnh liệt của những bà mẹ Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Phần luyện tập
Câu 1: Bài thơ Khúc hát ru những em hé lớn trên lưng mẹ là một hài thơ trữ tình có những yếu tố tự sự. Những yếu tố tự sự miêu tả chân thực cuộc sống của người dân ở chiến khu miền tây Thừa Thiên trong thời kháng chiến chống Mĩ. Thể hiện tâm hồn trong sáng của người mẹ Tà-ôi, qua những ước mơ gửi gắm ở người con.