Nội dung bài soạn
Câu 1:
- Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận được miêu tả thông qua những chi tiết:
- Chúa Trịnh cho xây dựng nhiều cung điện đình đài ở khắp nơi
- Những cuộc dạo chơi của chúa được miêu tả tỉ mị; thường xuyên
- Mỗi tháng 3, 4 lần dạo chơi Hồ Tây
- Cướp đoạt những của quý trong thiên hạ về tô điểm phủ chúa.
- Việc thu sản vật, thứ quý...
- Nhận xét: Tác giả kín đáo bộc lộ thái độ chủ quan của mình trước việc ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh khi miêu tả cảnh vườn trong phủ Chúa.
- Cảm nhận của tác giả về cái "triệu bất tường" mang ý nghĩa như sự phê phán, cảnh báo về thói ăn chơi, hưởng lạc sa hoa trên mồ hôi, xương máu của nhân dân sẽ dẫn đến cảnh suy tàn, tan vỡ tang thương.
Câu 2:
- Bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa đã nhũng nhiễu dân bằng những thủ đoạn:
- Ra ngoài doạ dẫm
- Dò xét xem nhà nào có chậu hoa, cây cảnh, chim quý thì biên hai chữ “phụng thủ”
- Đêm đến lẻn ra sai lính đem về, có khi đập tường để đưa cây và đá non bộ đi.
- Buộc gia chủ phải cất giấu vật phụng thủ
- Trong đoạn văn tác giả kể lại một sự việc đã xảy ran gay tại gia đình mình để tăng sức thuyết phục cho những chi tiết chân thực mà tác giả đã ghi chép ở trên, đồng thời cũng làm cho cách viết phong phú, sinh động. Cảm xúc của tác giả được gửi gắm qua sự việc một cách kín đáo.
Câu 3: Sự khác biệt giữa truyện và tùy bút :
- Truyện : có cốt truyện cụ thể, có thể là thật và tưởng tượng, có xây dựng nhân vật với ngoại hình, tính cách, tâm lí...
- Tùy bút : ghi chép tùy hứng, có khi tản mạn những sự việc có thật, không theo một cốt truyện nào.
Phần luyện tập
Câu 1:
Qua bài Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh và bài đọc thêm có thể thấy được một bức tranh hiện thực đất nước ta vào thời vua Lê – chúa Trịnh (cuối thế kỉ XIII). Đó là thời kì chế độ phong kiến mục rỗng, thối nát. Vua chúa chỉ lo ăn chơi hưởng lạc, quan lại vơ vét của cải của dân. Đời sống nhân dân loạn lạc đói kém, vô cùng cơ cực.