Nội dung bài soạn
Câu 1:
- Nhân vật trữ tình hiện ra với một phong thái đường hoàng, tự tin đến ngang tàng, ngạo mạn.
- Với Phan Bội Châu, ông xem ngồi tù chỉ là trạm nghỉ của cuộc mỏi chân. Hoàn cảnh dù có đổi thay, nguy biến có thể ập đến bất cứ lúc nào nhưng chí khí thì chẳng khi nào lay chuyển.
Câu 2:
- Giọng điệu câu 3 - 4 có sự thay đổi, đó là một giọng điệu trầm buồn, như một nỗi đau cố nén chứ không còn hài hước như câu 1 - 2
- Lời tâm sự ở đây có ý nghĩa:
- Thể hiện cuộc đời làm cách mệnh gian nan, khó khăn, phải bôn ba xứ người, xa quê, xa người thân
- Tạo hình ảnh đối lập giữa hai cặp câu nhấn mạnh sự lênh đênh, cuộc đời sóng gió qua đó nổi bật lên hình ảnh người chí sĩ yêu nước kiên cường.
Câu 3:
- Ý nghĩa của cặp câu 5 - 6 là: Thể hiện khẩu khí của bậc anh hùng: cho dù ở bất kì hoàn cảnh nào, vẫn giữ được hoài bão lớn lao, khí phách hiên ngang, vẫn cười ngạo nghễ trước kẻ thù.
- Lối nói khoa trương ở đây có tác dụng:
- Nâng lên sức vóc người anh hùng lên tới mức siêu nhiên, phi thường
- Tạo giọng điệu hào hùng chung cho toàn bài thơ
Câu 4: Đọc hai câu thơ cuối em thấy: Câu thơ như một lời tuyên ngôn đanh thép, rắn rỏi. Bằng giọng điệu hào hùng có sức lôi cuốn mạnh mẽ, bài thơ là bức chân dung tự họa con người tinh thần của Phan Bội Châu với phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù khốc liệt.
Phần luyện tập
Câu 1: Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác thuộc:
- Thể thơ: thất ngôn bát cú đường luật
- Bài gồm có: 8 câu
- Mỗi câu 7 chữ,
- Gieo vần bằng ở câu cuối 1, 2, 4, 6, 8.