Nội dung bài soạn
Câu 1:
- Đoạn thơ có giọng điệu, lâm li, chan chứa tình cảm, thể hiện nỗi lòng đau đớn, thống thiết đối với đất nước và giống nòi.
- Thể thơ song thất lục bát đã góp phần diễn tả những cảm xúc của tâm hồn, những tâm sự cần mọi người chia sẻ.
Câu 2: Nội dung chính của ba phần là:
- Phần 1: Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ phải xa rời đất nước.
- Phần 2: 20 câu tiếp theo -> Nỗi lòng người cha trong cảnh ngộ nước mất nhà tan.
- Phần 3: Còn lại -> Nỗi lòng người cha dành cho con.
Câu 3:
- Bối cảnh không gian : vùng ải Bắc, mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu,… càng gợi lên nỗi buồn đau.
- Hoàn cảnh éo le và tâm trạng: cha bị áp giải sang Tàu, đi không trở lại, con muốn theo nhưng còn thù nhà nợ nước, cha đành khuyên con ở lại.
- Tâm trạng: đau đớn, xót xa vì chia li và cũng vì thù nhà nợ nước chưa trả.
=> Lời khuyên của người cha khi ấy như những lời trăng trối thiêng liêng, thấm thía vào ý chí tư tưởng người con.
Câu 4:
- Tâm sự yêu nước của tác giả thể hiện qua những tình cảm:
- Lòng tự hào về truyền thống của dân tộc, đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
- Căm phẫn trước tội ác tàn bạo của kẻ thù
- Nỗi đau đớn khi quê hương bị giặc tàn phá
- Sức gợi cảm của đoạn thơ : đoạn thơ sử dụng nhiều biện pháp tu từ, ẩn dụ đặc sắc, nhiều hình ảnh lớn lao, ngôn ngữ và giọng thơ thể hiện nỗi buồn sâu sắc.
Câu 5:
Trong phần cuối đoạn thơ, người cha nói đến cái thế bất lực của mình và sự nghiệp của tổ tông nhằm mục đích khơi dậy trách nhiệm, ý chí gánh vác non sông của người con, khích lệ để người con nối gót tổ tông làm nên nghiệp lớn.
Phần luyện tập
Câu 1:
- Hình ảnh, từ ngữ có tính ước lệ, sáo mòn : mây sầu ảm đạm, gió thảm đìu hiu, tầm tã châu rơi, xương rừng máu sông, thảm vong quốc,...
- Chúng vẫn có sức truyền cảm mạnh vì giọng văn chân thành đề cập đến những vấn đề lớn lao của đất nước.