Soạn văn 8 bài cô bé bán diêm giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính.
Nội dung bài soạn
Câu 1:
- Ba phần của tác giả là:
- Phần 1: ( từ đầu… cứng đờ ra): Hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm
- Phần 2: (tiếp… chầu Thượng đế): Những lần quẹt diêm những mơ ước giản dị hiện ra
- Phần 3: ( còn lại) Cái chết của cô bé bán diêm và thái độ của mọi người.
- Căn cứ vào những lần quẹt diêm của cô bé để xác định những đoạn nhỏ.
- Ba lần quẹt đầu tiên ước mơ về lò sưởi, đồ chơi, thức ăn hiện ra.
- Lần thứ 4, người bà hiện lên hiền hậu
- Lần thứ 5 cô bé quẹt hết số diêm trong hộp để níu giữ hình ảnh người bà.
Câu 2:
- Gia cảnh của cô bé bán diêm: bà chết, gia sản tiêu tan, ở với cha trên gác sát mái nhà, suốt ngày bị mắng chửi,...
- Thời gian xảy ra câu chuyện: đêm giao thừa, ngoài đường phố lạnh lẽo, mọi nhà đều sáng rực đèn, trong phố sực mùi ngỗng quay.
- Những hình ảnh tương phản được sử dụng trong phần này nhằm khắc hoạ nỗi khổ cực của cô bé là:
- Quá khứ yên vui, sum họp > < Hiện tại sa sút, chia lìa.
- Phố sá tưng bừng, tấp nập > < em bé lang thang cô đơn nghèo khó.
- Mộng ảo huy hoàng > < thực tế tối tăm, khắt nghiệt.
Câu 3:
- Những mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm diễn ra hoàn toàn hợp lí.
- Lần 1: vì rét, em mơ thấy một lò sưởi để sưởi ấm
- Lần 2: vì đói, em mơ thấy một bàn ăn thịnh soạn
- Lần 3: vì giao thừa, em mơ có cây thông trang trí lộng lẫy
- Lần 4: vì nhớ đến bà, bà xuất hiện mỉm cười với em
- Lần 5: vì muốn níu bà lại, em thấy hai bà cháu bay đi
- Mộng tưởng gắn với thực tế: lò sưởi, ngỗng quay, cây thông. Mộng tưởng thuần túy là mộng tưởng: gặp lại người bà.
Câu 4: Những cảm nghĩ của em về truyện Cô bé bán diêm nói chung và về đoạn kết của truyện nói riêng: TẠI ĐÂY