Phần luyện tập
Câu 1: Các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt” trong văn bản "Trong lòng mẹ" là: Thầy, mẹ, cô, mợ, cậu, bác, chú, thím.
Câu 2: Có thể đặt tên cho các trường từ vựng cho các dãy như sau:
a. Dụng cụ đánh bắt thủy sản
b. Dụng cụ để đựng
c. Hoạt động của chân
d. Trạng thái tâm lí
e. Tính cách
f. Dụng cụ để viết
Câu 3: Các từ in đậm: hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, thương yêu, kính mến, rắp tâm -> Thuộc trường từ vựng chỉ thái độ con người.
Câu 4: Sắp xếp như sau:
- Khứu giác: mùi, miệng, điếc, thính, thơm.
- Thính giác: tai, điếc, rõ, thính, nghe.
Câu 5: Trường từ vựng của các từ: lưới, lạnh, tấn công
Lưới:
- Dụng cụ đánh bắt thủy sản (lưới)
- Đồ dùng cho chiến sĩ (lưới chắn đạn)
- Hoạt động săn bắt (lưới).
Lạnh:
- Thời tiết và nhiệt độ (lạnh)
- Tính chất thực phẩm (thịt ướp lạnh)
- Tính chất tâm lí tình cảm con người (mặt lạnh)
Tấn công
- Chiến tranh (tấn công tiêu diệt)
- Bệnh tật (virut tấn công)
Câu 6: Trong đoạn thơ tác giả đã chuyển những từ in đậm từ trường "quân sự" sang trường "nông nghiệp".
Câu 7: Viết một đoạn văn có ít nhất năm từ cùng trường từ vựng “trường học”.
Ví dụ tham khảo:
Ngôi trường Phan Chu Trinh thân yêu của em nằm trên đồi thông ở đường Hùng Vương. Mỗi buổi học, gió thổi vào các phòng học thoáng đãng, mát mẻ. Cô giáo chủ nhiệm luôn dạy bảo chúng em phải yêu trường, giữ gìn trường lớp ngày càng sạch đẹp. Mỗi sáng thứ Hai chào cờ, thầy Hiệu trưởng và cô Tổng phụ trách Đội thường nhắc nhở các em về nội quy trường lớp.